Câu chuyện của người sống sót cuối cùng sau thảm kịch Titanic: Lên tàu khi mới 9 tuần tuổi, từ chối xem phim vì lý do đau lòng
Trong những thảm họa hàng hải thảm khốc nhất lịch sử, vụ chìm tàu Titanic xảy ra vào tháng 4 năm 1912 có lẽ là một trong những sự kiện được nhiều người biết đến nhất, đặc biệt là sau khi nó được tái hiện lại trong bộ phim “Titanic” của đạo diễn James Cameron.
Không chỉ hình ảnh con tàu to lớn, xa hoa bị chìm dưới đại dương bao la hay nhiều sinh mạng bị bỏ lại trong cái lạnh mà ngay cả những người may mắn sống sót đều trở thành đề tài được quan tâm.
Trong đó, câu chuyện của hành khách nhỏ nhất và cũng là người cuối cùng sống sót từng trải qua thảm họa Titanic, bà Millvina Dean, cũng nhận được nhiều sự quan tâm dù đã hơn 1 thế kỷ trôi qua kể từ thảm kịch ngày nào.
Vụ chìm tàu Titanic vào năm 1912 gây chấn động cả thế giới
Chuyến tàu định mệnh
Được biết, Millvina Dean (1912 – 2009) cùng cả gia đình đặt chân lên con tàu định mệnh khi bà mới được 9 tuần tuổi. Theo Los Angeles Times, gia đình Dean được cho là sẽ vượt Đại Tây Dương trên một con tàu khác của White Star Line, nhưng một cuộc đình công đã khiến chuyến đi ban đầu của họ bị hủy bỏ. Thay vào đó, White Star Line đã cung cấp cho họ vé hạng ba trên tàu Titanic.
Ngày 14 tháng 4 năm 1912, tàu Titanic đâm phải một tảng băng trôi và sau đó bị chìm. Millvina, mẹ bà và em trai 2 tuổi may mắn sống sót nhưng cha bà cùng nhiều người đàn ông khác ở khoang hạng ba đều không kịp lên thuyền cứu sinh.
Bà Millvina nằm trong lòng mẹ (trái) và con tàu cứu sinh số 10 chở mẹ con bà vào đất liền sau khi Titanic chìm (phải)
“Tôi nghĩ chính cha tôi đã cứu chúng tôi. Rất nhiều người khác nghĩ rằng Titanic sẽ không bao giờ chìm, và họ không bận tâm” - bà chia sẻ.
Video đang HOT
May mắn sống sót sau vụ chìm tàu, ba mẹ con bà Millvina Dean lưu lại Mỹ trong vài tuần rồi được lên tàu trở về Anh. Câu chuyện về hành khách nhỏ tuổi nhất của Titanic cũng nhận được không ít sự chú ý từ truyền thông vào thời điểm đó. Thậm chí, khi đặt chân trở lại Anh, đã có không ít người chờ đón họ đến mức cảnh sát phải can thiệp.
“Mọi người biết những gì gia đình này đã trải qua nên đã xếp hàng để bế em bé Millvina, người trẻ nhất sống sót trên tàu Titanic. Để giữ trật tự, một sĩ quan của con tàu đã ra lệnh rằng không ai có thể ôm em bé quá 10 phút” – tờ The Los Angeles đăng tải.
Bà là hành khách trẻ nhất trên chuyến tàu Titanic khi thảm kịch xảy ra
Không bao giờ xem “Titanic”
Đáng chú ý, bà Millvina không hề có nhiều ký ức về thảm kịch mà chính mình từng trải qua cho tới khi được mẹ mình kể lại vào năm lên 8 tuổi. Bà cũng không lên tiếng chia sẻ điều gì nhiều về vụ đắm tàu Titanic cho tới khi xác của con tàu được tìm thấy dưới đáy đại dương hồi năm 1985 cùng một vài kỷ vật của gia đình bà.
“Không ai biết về tôi và Titanic, thành thật mà nói, không ai quan tâm. Nhưng sau đó họ tìm thấy xác tàu và sau khi tìm thấy xác tàu, họ tìm thấy tôi” – Millvina Dean nói.
Trong nhiều thập kỷ sau đó, Millvina đã tham dự nhiều cuộc triển lãm, hội nghị và sự kiện liên quan đến Titanic. Cô cũng đi đến nhiều trường học khác nhau để kể câu chuyện cuộc đời mình.
Bà chưa một lần xem bộ phim huyền thoại Titanic
Năm 2006, bà Millvina bắt đầu sống trong viện dưỡng lão. Để giúp trang trải chi phí, một số món đồ được gia đình bà sử dụng trên tàu Titanic đã được bà bán đấu giá và thu về 53.906 đô la. Ngoài ra, James Cameron và các ngôi sao “Titanic” là Kate Winslet và Leonardo DiCaprio cũng đã quyên góp hàng ngàn đô la cho viện dưỡng lão Millvina vào năm 2009, năm bà Millvina qua đời.
Dù vậy, bà Millvina thừa nhận chưa bao giờ xem bộ phim bom tấn “Titanic” của đạo diễn James Cameron được ra mắt vào 1997. Chia sẻ về lý do, bà cho biết bà lo lắng rằng nó khiến bà phải chứng kiến những gì mà cha bà phải chịu đựng trong những giây phút cuối cùng của ông.
Nói với Belfast Telegraph vào tháng 5/2009, vài tuần trước khi qua đời, bà thừa nhận: “Bởi vì đó là con tàu mà cha tôi đã bỏ mạng. Mặc dù tôi không có nhiều ký ức về ông, không biết gì nhiều về ông ấy nhưng tôi vẫn sẽ xúc động”.
Bí ẩn "lỗ hổng thời gian" và những vụ dịch chuyển kỳ lạ
Một trong những nghiên cứu làm cho các nhà khoa học đau đầu đó là lỗ hổng thời gian, khi mà những cuộc mất tích gần như trôi vào quên lãng lại đột ngột xuất hiện như chỉ mới xảy ra ngày hôm qua.
Bấy lâu nay, thời gian vẫn còn là một thứ vô hình mà giới khoa học chưa thể khám phá hết, bởi trong khái niệm của thực thể vô hình ấy còn quá nhiều bí ẩn. Chỉ cho tới khi những vụ mất tích bí ẩn rồi trở lại đầy ngoạn mục xảy ra trên thế giới, con người mới nhận thức ra rằng thời gian không chỉ đơn giản là những giây, những phút trôi qua trong một ngày.
Hiện tượng này được khoa học giả định là " lỗ hổng thời gian" - một dạng không gian, phản vật chất được cấu tạo từ các phản hạt cơ bản có thể co giãn, và khi tiếp xúc với vật chất sẽ nổ tung, hút lấy mọi vật và giải phóng chúng tới đầu kia: thời gian hoặc quá khứ.
Cho đến thời điểm hiện tại, khái niệm về "lỗ hổng thời gian" vẫn còn gây tranh cãi trong dư luận khi chưa một học thuyết nào đủ sức thuyết phục được đưa ra vì thiếu những chứng cứ xác thực. Qua đó, hiện tượng " mất tích rồi tái hiện" được coi là một trong những câu hỏi lớn nhất chờ đợi con người tiếp tục tìm hiểu và khám phá.
Vào ngày 14/4/1912, con tàu huyền thoại Titanic gặp thảm kịch kinh hoàng ngay trong chuyến hải hành đầu tiên và cung là cuối cùng. Con tàu đâm vào tảng băng trôi và chìm xuống Bắc Đại Tây Dương. Hậu quả là hơn 1.500 thiệt mạng và mất tích.
Đến giữa năm 1990 và 1991, người ta đã phát hiện và cứu sống 2 người tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương. Trong số này, một người được giải cứu vào ngày 24/9/1990.
Khi ấy, con tàu Foshogen đang di chuyển trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Bất ngờ, thuyền trưởng Karl nhìn thấy một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ đó là một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét lẩy bẩy.
Khi được đưa lên tàu Foshogen, người phụ nữ nói rằng tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên tàu Titanic huyền thoại. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt bà lên núi băng này. Thật may mắn, bà đã được các thủy thủ trên tàu Foshogen giải cứu.
Thông tin mà người phụ nữ tự nhận là Wenni Kate khiến nhiều người bất ngờ vì nếu đó đúng là sự thật thì bà đã không hề già đi kể từ năm 1912. Họ kiểm tra và xác nhận những thông tin mà bà nói đều chính xác.
Đến ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương tiến hành khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km. Trong quá trình làm việc, họ phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Người này mặc trang phục màu gắng và tin rằng đó chính là thuyền trưởng Edward J. Smith của tàu Titanic.
Vào thời điểm được giải cứu, người đàn ông khẳng định ngày hôm đó là ngày 15/9/1912. Sau đó, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo, Na Uy để kiểm tra và xác nhận hoàn toàn bình thường. Sự việc này khiến mọi người tò mò vì không biết đây có phải một trường hợp mất tích do lỗ hổng thời gian hay không.
Vào ngày 21/8/1915, hơn 800 binh lính thuộc Trung đoàn Norfolk 5 của quân đội Anh mất tích bí ẩn khi tiến vào một thung lũng trên ngọn núi cao thuộc vùng Dardanelles, Thổ Nhĩ Kỳ. Lần cuối cùng các nhân chứng nhìn thấy họ là khi có một đám mây lớn xuất hiện từ từ che khuất toàn bộ đoàn quân.
22 binh sĩ của New Zealand đang tập cùng trận địa với đội quân của Anh. Họ ở trên một ngọn đồi nhỏ khác cách đó khoảng 600m và chứng kiến toàn bộ vụ việc. Dù giới chức trách tổ chức tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra tung tích nạn nhân.
Phát hiện bất ngờ về vật thể gần xác tàu Titanic Dựa trên tín hiệu sonar cách đây 26 năm, các thợ lặn vừa có một phát hiện đầy bất ngờ tại khu vực xác tàu Titanic. Xác tàu Titanic nằm dưới đáy đại dương từ năm 1912 NOAA Xác tàu Titanic vỡ làm đôi nằm dưới đáy Bắc Đại Tây Dương và dần phân hủy ở độ sâu gần 4.000 m, nhưng nó...