Câu chuyện cốc nước lạnh và đĩa tương ớt của đôi vợ chồng trẻ khiến ai cũng bật khóc
Vợ chồng đến với nhau là nhờ duyên phận, chung sống được với nhau cả đời cả kiếp hay không lại nhờ vào sự thấu hiểu và tình yêu thương.
Đừng chỉ biết nhìn vào cái tốt để yêu, mà phải học cách yêu từ những điều chưa tốt. Đừng chỉ thấy không hợp nhau rồi chia ly mà phải biết tìm cách khắc phục.
Dưới đây là một câu chuyện ngắn nhưng chứa đựng trong đó bài học ý nghĩa và sâu sắc về tình nghĩa vợ chồng.
“Có một cô gái ở phương Nam và một anh người miền Bắc lấy nhau, khẩu vị của cô gái thanh đạm, còn anh chồng thì ngược lại, không có ớt thì anh không nuốt được cơm.
Cô gái thường đi đến nhà bố mẹ đẻ ăn cơm. Một hôm, bố cô gái nấu thức ăn hơi mặn, nhưng mẹ cô không nói gì, chỉ mang đến một cốc nước, khi gắp thức ăn bà nhúng vào cốc nước trước mặt sau đó mới cho lên miệng. Bỗng nhiên, cô gái thông qua hành động của mẹ đã hiểu ra được điều gì đó.
Ngày hôm sau, cô gái ở nhà nấu cơm, làm thức ăn mà chồng cô thích ăn. Đương nhiên mỗi loại thức ăn cô đều cho ớt. Chỉ khác biệt là trên bàn ăn có để sẵn một cốc nước. Chồng cô nhìn cô ăn thức ăn đã nhúng qua cốc nước nhưng vẫn có vẻ rất ngon miệng, khiến anh rưng rưng nước mắt.
Sau đó, anh cũng tranh nấu cơm. Nhưng trong thức ăn không còn nhìn thấy ớt nữa. Chỉ khác là trên bàn có thêm một đĩa tương ớt.
Vì tình yêu, cũng vì bản thân mình, hai vợ chồng 1 người ôm một đĩa ớt, 1 người ôm một cốc nước. Nhưng quan trọng hơn, họ hiểu được thế nào để ôm giữ được một tình yêu vĩnh cửu.”
Câu chuyện tuy ngắn nhưng hàm chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Vợ chồng đến với nhau không ai là hoàn hảo hay hoàn toàn phù hợp, có điều phải biết giữ cái tôi cá nhân và chấp nhận những thứ không phù hợp với bản thân mình.
Video đang HOT
Trong cuộc sống chung, mâu thuẫn vợ chồng là điều không tránh khỏi. Đôi khi họ thường xuyên cãi vã dù trong lòng còn rất yêu nhau. Không nhất thiết lúc nào cũng phải yêu thương, đầm ấm mới là hạnh phúc bởi lẽ nếu như có mâu thuẫn phát sinh, họ thường rất khó để biết cách giải quyết và chấp nhận nên thường dẫn tới chia tay. Nếu như việc cãi nhau mà bạn có thể nhận ra quan điểm sống mỗi người, biết cách dung hòa nó cũng như tự biết mình sai, mình có lỗi ở đâu để sửa thì đó là một việc rất tốt.
Vì thế nên mới nói, không phải cứ hay tranh cãi là bất đồng, là mâu thuẫn không giải quyết, không chung sống với nhau được. Quan trọng là cách bạn giải quyết mâu thuẫn và tiếp thu những gì từ những mâu thuẫn đó đem lại.
Hoặc thậm chí, hôn nhân sứt mẻ từ những điều vô cùng nhỏ nhặt. Có người vợ không chấp nhận nổi thói bừa phứa của chồng, hay có ông chồng chán ngán vợ chỉ vì cái tật nói nhiều của vợ, Nếu ai cũng muốn thắng, cũng găng lên bằng được để ăn thua với đối phương thì rất dễ khiến đối phương tổn phương. Hãy nhớ, trong mỗi cuộc cãi vã hôn nhân, người thắng chính là kẻ thất bại.
Vì thế người ta mới nói, đã là vợ chồng thì chớ có làm khó dễ đối phương, chớ có bắt bẻ đối phương, chớ có chỉ trích đối phương! Hãy cứ làm vẻ ngốc nghếch mà đi cùng đường với nhau.
Mỗi một người chỉ có thể từ từ mà lĩnh ngộ thôi, bởi vì không có được mấy người có thể làm được tốt, vậy nên đừng có làm người chỉ biết nói mà không biết làm!
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Chuyện không có đúng sai, chỉ có hòa thuận hay không, gia đình hòa thuận mới có thể “vạn sự hưng”!
Không phải mệt mỏi liền chia xa, không phải không hợp nhau liền rời bỏ. Mà là dẫu có mệt mỏi hơn nữa cũng muốn ở cùng nhau, dẫu có không hợp nhau cũng cũng cố gắng bên nhau.
Mệt mỏi là bởi để mắt đến, không thích hợp là vì chưa đủ tình cảm yêu thương, tình yêu thật sự không có nhiều lý do như vậy.
Theo phunugiadinh.vn
Cả nhà náo loạn chỉ vì osin về quê ăn Tết
Tôi cũng chẳng thể ngờ, có ngày cuộc sống của mình lại đảo lộn chỉ vì thiếu vắng đi sự xuất hiện của ... osin.
Năm nay công ty được thưởng khá, cứ tưởng sẽ có một cái Tết ấm no mà lại không phải. Tiền nong thì cũng không vấn đề gì nhưng cả nhà tôi loạn lên chỉ vì osin về quê ăn Tết.
Chuyện là vợ chồng tôi có thuê một bác giúp việc đã được hơn 1 năm. Bác cũng khá nhanh nhẹn và quan trọng là người quen của bạn tôi giới thiệu nên cũng yên tâm về độ thật thà.
Đến khoảng gần ngày 20 âm thì bác nói với tôi năm nay sẽ về quê làm ông Công ông Táo. Mà đâu, chính xác hơn thì phải nói là bác "thông báo" cho tôi vì tôi đâu có quyền được lựa chọn.
Vợ chồng tôi công việc đều khá bận nên vắng người giúp việc thì cũng căng. Thế nhưng nghĩ đến cảnh bác bảo năm ngoái không được về quê ngày này rồi, năm nay mà lại thế nữa thì còn gì là hàng xóm làng mạc.
Hơn nữa tôi cũng nghĩ nhiều gia đình không có osin họ vẫn thu xếp được đó thôi. Có 2 ngày làm gì mà vợ chồng không quán xuyến được.
Ảnh minh họa.
Trước yêu cầu của bác giúp việc, cuối cùng tôi đã cả nể, tặc lưỡi đồng ý vì nghĩ bụng mọi việc sẽ ổn thôi. Thực phẩm thì siêu thị cái gì cũng có, thậm chí các mặt hàng giờ mua online cũng rất tiện. Thế nhưng, sự thật lại vượt cả sự suy tính của tôi khi bác giúp việc mới về nhà được hơn một ngày mọi việc trong nhà đã rối như canh hẹ.
Công ty càng những ngày cuối năm càng bận nên cả tôi và chống đều không thể xin nghỉ. Hai đứa con chẳng biết phải làm sao, tôi đành đem chúng lên nhà ông bà ngoại gửi. Lu bu với công việc, hôm đầu tiên tối mịt tôi mới lên đón con, đi đường chúng còn ngủ gật. Hai vợ chồng thì nhìn nhau rồi làm tạm 2 hộp cơm cho xong bữa.
Nhưng đến hôm sau, câu chuyện còn trở nên dở khóc dở cười hơn. Ngày ông Công ông Táo về trời, vẫn như mọi năm tôi đến cơ quan làm việc như bình thường. Đến cuối giờ chiều, khi mẹ chồng gọi tôi mới tá hỏa khi nhớ ra giúp việc đã về quê ăn Tết, mâm cơm cúng vẫn chưa có ai chuẩn bị.
Tức tốc phóng về như bay, tôi ra ngoài chợ thì đa chỉ còn một hàng bán cá. Mà nhìn những chú cá đó, tôi còn chẳng hiểu chúng có đủ sức để "cõng" các ngài lên thiên đình hay không. Thôi thì biết phải làm sao, tôi tặc lưỡi chỉ đại 3 con trông có vẻ khá khẩm nhất.
Chồng tôi làm kế toán cho một công ty tư nhân nên những ngày cuối năm càng bận rộn vì việc quyết toán, thu chi, sổ sách. Một mình tôi "chiến đấu" với mâm cơm cúng đến tối muộn mới xong.
Thế nhưng, hai vợ chồng với con vừa ngồi vào mâm thì nhận được tin sét đánh. Bác giúp việc gọi điện thoại lên nói công việc ở quê phát sinh nhiều nên năm nay bác sẽ ăn Tết ở quê.
Mới 2 ngày thôi tôi đã thấy cả nhà náo loạn lên rồi, huống gì còn hơn chục ngày nữa mới hết Tết. Chẳng lẽ tôi sẽ hóa thành osin của chính mình trong chục ngày Tết đó sao?
Osin thì cũng đã về quê rồi, có không đồng ý cũng đâu có được. Tôi lại còn phải trực Tết do đặc thù công việc, làm sao có thể chấp nhận cảnh này.
Nghe nhiều người mách, tôi đăng lên mạng tìm người giúp việc mùa vụ cho 10 ngày Tết. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi mới dám quyết định bấm bụng đưa ra mức già 400 nghìn/ngày. Có 10 ngày thôi mà đã toi mất 4 triệu đồng tiền giúp việc chưa kể ăn uống. Tôi vừa đăng bài mà vừa như muốn khóc.
Thế nhưng bài đăng lên cả ngày chẳng thấy có ứng cử viên nào, chỉ thấy anh em bạn bè vào bình luận. Chị đồng nghiệp tôi có mối giới thiệu, nghe nói bác này cũng nhanh nhẹn biết việc nhưng chị cũng kể thêm, năm ngoái chị đã trả bác 700 nghìn/ngày.
700 nghìn/ngày tức là 7 triệu đồng cho 10 ngày Tết. Trời ơi tiền công tôi đi trực ở cơ quan còn chẳng được nổi từng đấy. Ngồi nhìn đống giấy tờ cơ quan rồi nghĩ lại việc cửa nhà, tôi nhận ra mình lâu nay đã để mọi việc mua bán, quán xuyến nhà cửa phó mặc cho cô giúp việc.
Việc còn chưa giải quyết xong, giúp việc thì chưa thấy đâu mà chị đồng nghiệp tôi đã "dọa" thêm. "Mất tiền thôi mà xong việc thì đã còn đỡ. Bao giờ em thấy giúp việc "lặn" luôn sau Tết thì mới biết thế nào là khổ. Liệu mà khéo léo nịnh bác không như vợ chồng chị năm trước thì khổ. Ra Tết nháo nhào cả tháng trời mới tìm được giúp việc".
Ngày xưa chẳng có giúp việc, mọi chuyện vẫn xong. Đúng là xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đã ngày càng phụ thuộc vào osin quá rồi. Tết nhất đến nơi mà vợ chồng vẫn loạn cào cào, trăm sự cũng chỉ vì một chữ ... osin.
Theo eva.vn
Tá hỏa khi biết chồng sắm nhà mới cho nhân tình đón Tết, cô vợ 'bá đạo' nghĩ ra chiêu 'hiểm' khiến họ khóc ngất Dù chưa hết đau lòng nhưng cảnh tượng trước mắt cũng làm Oanh hả dạ phần nào. Oanh ngồi lầm nhẩm tính toán, cô thở dài lên xuống vì năm vừa qua làm ăn thất bát quá, tiền chồng đưa thì cứ ít dần ít dần. Vèo cái là đến Tết, cứ cái đà này, biết sắm sửa kiểu gì đây? 'Anh về...