Câu chuyện cổ tích từ Bệnh viện đa khoa An Việt
Trong những năm qua Bệnh viện Đa khoa An Việt đã cứu chữa và mang lại đôi tai khỏe cho nhiều trẻ gặp vấn đề về thính lực.
Những âm thanh đầu tiên và sự kì diệu của y học
Mải mê theo đuổi sự nghiệp riêng, ngoài 30 tuổi chị Hương (Thái Bình) mới lập gia đình. Có trong tay hai cửa hàng thời trang ở Hà Nội, chồng chị Hương lại sở hữu một công ty nội thất nên có thể nói hai vợ chồng có cuộc sống dư dả về kinh tế.
Cuộc sống hạnh phúc của hai vợ chồng những tưởng sẽ viên mãn khi chào đón cậu con trai đầu lòng trong niềm vui vô bờ bến của hai bên gia đình. Thế nhưng, niềm hạnh phúc sớm đi cùng nỗi lo khi tới hơn 1 tuổi bé vẫn không phản ứng gì với âm thanh và cùng với đó là việc không nói được do thính lực có vấn đề.
Sau khi tới khám tại Bệnh viện Đa khoa An Việt, bé được chẩn đoán là bị điếc bẩm sinh và điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nói, giao tiếp… cũng như sự phát triển toàn diện.
Cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1,5 đến 3 trẻ điếc bẩm sinh
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1,5 đến 3 trẻ điếc bẩm sinh. Nhóm trẻ có nguy cơ cao về khiếm thính là đẻ thiếu tháng, suy thai, trẻ sinh cân nặng nhỏ dưới 2,5kg, trẻ sinh quá ngày, trẻ yếu sau sinh hoặc bị nhiễm khuẩn từ bào thai, hoặc mẹ khi mang thai bị nhiễm cúm, virut….
Thống kê từ các Bệnh viện phụ sản Việt Nam cũng cho thấy, cứ từ 25 đến 50 trẻ trong nhóm nguy cơ cao thì có 1 trẻ bị điếc. Nếu không được can thiệp y học sớm, trẻ sẽ bị điếc, câm vĩnh viễn và sống cuộc đời khuyết tật trong hình thù lành lặn…
Video đang HOT
Nghe chẩn đoán từ bác sĩ, chị Hương lặng người thương con và thương chính mình. Hạnh phúc đến với chị đã muộn màng giờ lại thêm nỗi lo lắng, thương con khiến chị không biết phải làm sao. Rất may cho chị, các bác sĩ cho biết tình trạng của bé hiện giờ vẫn có thể điều trị được bằng phương pháp mới nhất là cấy ốc tai điện tử.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng Trẻ em, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương hiện là giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, cấy ốc tai điện tử là phương pháp điều trị điếc bẩm sinh tiên tiến nhất hiện nay với hiệu quả rất cao, trong đó người bệnh sẽ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh thành những tín hiệu điện và một điện cực chuyển các tín hiệu điện này vào dây thần kinh ốc tai.
Một trong những bệnh nhi điều trị về thính lực tại Bệnh viện Đa khoa An Việt
PGS Nguyễn Thị Hoài An cho biết, nhiều trẻ cấy điện cực ốc tai 1 thời gian sau phát triển rất tốt, nghe nói thành thạo, hoạt bát, đi học rất thông minh, giao tiếp được cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh, điều này giúp trẻ thay đổi cả cuộc sống của mình.
Chị Hương cùng gia đình sau khi nghe tư vấn của bác sĩ quyết định thực hiện ca phẫu thuật này cho con trai. Ca phẫu thuật thành công, con trai chị Hương giờ đã phát triển bình thường như các bé khác, bé giờ đã nghe và nói được, đi học ở trường bình thường khiến vợ chồng chị có thể hạnh phúc nhìn con lớn lên từng ngày.
Bệnh viện Đa khoa An Việt cũng là địa điểm khám sàng lọc miễn phí điếc bẩm sinh cho trẻ sơ sinh để giúp các bé có thể phát hiện sớm và điều trị, giúp ích rất lớn cho sự phát triển của trẻ sau này.
Bệnh viện đa khoa, phát triển chuyên khoa mũi nhọn
Cấy ốc tai điện tử là một trong những phương pháp tiên tiến được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa An Việt trong nhiều năm qua. Đây cũng thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng, chuyên khoa mũi nhọn của bệnh viện.
Với đội ngũ bác sĩ nổi tiếng, trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Đa khoa An Việt là một trong những cơ sở y tế điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng uy tín với các phương pháp điều trị tiên tiến như cắt Amidan, nạo VA bằng phương pháp Plasma, điều trị các bệnh lý khối u bằng Laser…
Kể từ khi thành lập, đến giờ ngoài chuyên khoa mũi nhọn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa An Việt hiện còn phát triển nhiều chuyên khoa khác như Sản – Phụ khoa, Nam khoa Tiết niệu, Da liễu, Xét nghiệm, Cơ xương khớp, Tai mũi họng, Tiêm chủng – Nhi,…
Bệnh viện Đa khoa An Việt
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Hà Nội
Hotline: 1900 2838
Thu Hà
Theo ĐS&PL
Trẻ sơ sinh bị thắt nút 2 vòng dây rốn nguy hiểm tính mạng nếu không can thiệp kịp thời
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện dây rốn của trẻ bị thắt nút 2 vòng. Đây là một trường hợp hiếm gặp trong sản khoa có thể gây tử vong thai nhi cao nếu không được can thiệp kịp thời.
Ngày 6/11, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng khoa Sản (BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu thành công cho trẻ sơ sinh có nút thắt dây rốn hiếm gặp.
Trước đó, sản phụ là Phạm Thị T. (32 tuổi, ở huyện Kinh Môn, Hải Dương) nhập viện trong tình trạng bụng chuyển dạ lần 3, thai 37 tuần trên vết mổ đẻ cũ. Sau khi tiến hành thăm khám, sản phụ được chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện dây rốn của trẻ bị thắt nút 2 vòng. Đây là một trường hợp hiếm gặp trong sản khoa có thể gây tử vong thai nhi cao nếu không được can thiệp kịp thời.
Sau hơn 30 phút thực hiện, các bác sĩ đã lấy ra em bé nặng 3,1kg, hồng hào, khóc to. Hiện tại, mẹ con sản phụ đang được theo dõi tại BV.
Hình ảnh dây rốn của bé bị thắt nút rất nguy hiểm
Theo bác sĩ Hường, dây rốn bị thắt nút hình thành khi em bé vận động và di chuyển bên trong bụng mẹ qua các vòng cung dây rốn. Một số tác nhân làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút bao gồm: Dây rốn dài, kích thước thai nhỏ, đa ối, thai nhi là bé trai, thai hoạt động nhiều, đa thai, mẹ tiểu đường thai kỳ, mẹ trải qua nhiều lần sinh nở, có sử dụng chất kích thích.
Trong sản khoa, việc xác định thời điểm hình thành dây rốn thắt nút rất khó. Việc chẩn đoán dây rốn thắt nút chủ yếu dựa vào siêu âm thai nhi Doppler màu và siêu âm 4D, phát hiện thường vào tuần thứ 9 - 12 của thai kỳ. Sản phụ cần theo dõi nghiêm ngặt bằng monitoring tim thai để phát hiện sớm dấu hiệu thai suy và mổ lấy thai kịp thời.
Hiện nay, không có biện pháp phòng ngừa dây rốn thắt nút vì vậy các bà mẹ mang thai nên khám thai định kỳ ít nhất ba lần trong quá trình mang thai. Thực hiện tầm soát trước sinh và siêu âm đánh giá tình trạng thai, rau, dây rốn trong suốt thời kỳ mang thai tại cơ sở y tế tin cậy mới giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng trước, trong và sau sinh.
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Thai nhi 43 tuần suýt mất mạng vì bà nội không cho sinh mổ Dù quá tuần dự sinh, mẹ chồng của sản phụ vẫn cương quyết không cho con dâu đi viện và mổ cấp cứu. Theo Sina, thai phụ Lý Thanh dự sinh ngày 4/10. Tuy nhiên, gần một tháng sau, cô vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Bác sĩ yêu cầu sản phụ theo dõi, nếu không có dấu hiệu chuyển dạ, cần...