Câu chuyện cô gái được cầu hôn vì công ty bạn trai cắt giảm nhân sự và năng lực “siêu nhân” của phụ nữ bấy lâu nay có thực sự cần thiết?
Thực tế, nhiều đàn ông vẫn cho rằng việc nhà là của phụ nữ, và họ khẳng định điều đó là đương nhiên, bởi “cô ấy là vợ của tôi”.
The New York Times từng công bố, phụ nữ ở nhiều quốc gia đang đang gánh vác “ công việc chăm sóc không lương” (CVCSKL) lớn hơn nam giới, cụ thể đó là bếp núc, nội trợ, quán xuyến nhà cửa và chăm sóc gia đình.
Một số liệu từng công bố ở Trung Quốc cho thấy, nam giới làm “công việc chăm sóc không lương” chỉ chiếm 1,5 tiếng/ngày, trong khi đó, phụ nữ dành 3,95 tiếng/ngày.
Sau khi đọc số liệu, một phụ nữ cho rằng: “Tôi nghĩ nhiều anh chàng không thể dành 1,5 tiếng/ngày để làm ‘công việc chăm sóc không lương’. Chẳng hạn, đàn ông Trung Quốc dành 0,5 tiếng làm việc nhà đã là quá giỏi rồi”.
Nữ đồng nghiệp lập tức nhắc khéo: “Bạn đừng quên, đàn ông có thể dành hẳn 1 tiếng chỉ để loay hoay rửa vài cái chén, thậm chí anh ta có thể trì hoãn cả nửa ngày trời”.
Tôi nghĩ đúng là thế thật, trong tình hình dịch bệnh bùng phát, nếu vợ để chồng đi siêu thị mua rau củ, chắc hẳn anh ta sẽ dành hẳn cả buổi để mò mẫm tìm loại rau củ vợ dặn. Bởi đơn giản, anh không xuống bếp bao giờ, cũng không biết loại rau củ thường ngày mình được ăn.
The New York Times thống kê “công việc chăm sóc không lương” mà đàn ông và phụ nữ ở mỗi quốc gia hoàn thành.
Đàn ông ở cả 3 quốc gia là Hàn, Nhật, Ấn Độ, dành thời gian chưa đến 1 tiếng để làm CVCSKL.
Cầu hôn vì muốn giảm thiểu tài chính trong việc chăm lo gia đình
Video đang HOT
Thực tế, nhiều đàn ông vẫn cho rằng việc nhà là của phụ nữ, và họ khẳng định điều đó là đương nhiên, bởi “cô ấy là vợ của tôi”.
Một bộ phim Nhật có tựa đề “Trốn Thì Ngại Mà Thôi Cũng Kệ” – We Married As Job 2016 dựa trên Manga cùng tên của tác giả Tsunami Umino kể câu chuyện xoay quanh cô gái Moriyama Mikuri – 25 tuổi tốt nghiệp đại học danh tiếng nhưng lại là một kẻ vô công dỗi nghề. Bố của Mikuri không muốn nhìn thấy con mình sống một cuộc sống ăn bám vô nghĩa nên đã sắp xếp cho cô công việc “trông nhà” giúp Hiramasa Tsuzaki.
Mikuri tỏ ra nhiệt tình với công việc “trông nhà” mà cô đảm nhận, cô nấu ăn, dọn dẹp gọn gàng khiến chàng Tsuzaki nảy sinh tình cảm và muốn hẹn hò với cô.
Kể từ ngày hẹn hò, Tsuzaki không có ý định trả lương cho “công việc chăm sóc không lương” của Mikuri, bởi anh nghĩ cô đã trở thành bạn gái của anh nên điều này là không cần thiết. Lúc này, Mikuri cho rằng, anh chàng nên xem xét trả lương, bởi cô không đến làm bảo mẫu miễn phí cho anh.
Chuyện tình của họ đã trải qua nhiều sóng gió, và đôi bên vẫn nỗ lực hạnh phúc bên nhau. Một hôm, Tsuzaki ngỏ lời cầu hôn Mikuri, cô nàng vui sướng ngất ngây, nhưng vẫn không quên hỏi anh chàng lý do cầu hôn nàng.
Tsuzaki thành thật trả lời rằng, bởi vì công ty cắt giảm nhân sự, nên anh mới nảy ra ý định cầu hôn Mikuri.
Mikuri thông minh suy luận ra, nếu kết hôn với Tsuzaki, cô sẽ phải làm “công việc chăm sóc không lương” bởi vì cô là vợ của anh, cô cho rằng đó chính là hành vi bóc lột trong tình yêu. Tsuzaki có mưu đồ lấy danh nghĩa tình yêu để thao túng Mikuri cống hiến vô điều kiện cho gia đình và Mikuri đã phản ứng bằng thái độ giận dữ lẫn thất vọng về bạn trai của mình.
Trong phim “Trốn Thì Ngại Mà Thôi Cũng Kệ”, nữ chính đã dễ dàng phá vỡ chiêu trò muốn cô gánh vác “công việc chăm sóc không lương” cho nam chính, nhưng trên thực tế, không phải phụ nữ nào cũng may mắn như vậy.
Lấy chồng chứ đừng làm bảo mẫu không lương
Vào giai đoạn mặn nồng trong tình yêu, phụ nữ có thể là công chúa được chàng cưng chiều trong vòng tay. Nhưng sau khi bước vào hôn nhân, đa phần phụ nữ đều bị động trở thành người gánh vác “công việc chăm sóc không lương”. Thậm chí, xã hội cũng mặc định nuôi dạy con, chăm sóc người già, nội trợ hằng ngày đều là thiên chức và trách nhiệm của phụ nữ.
Sau kết hôn, phụ nữ gánh vác trách nhiệm nhiều hơn đàn ông, họ đóng trọn nhiều vai như mẹ, nàng dâu, bảo mẫu, đầu bếp của gia đình, giáo viên dạy con học, lái xe chở con đi học, bác sĩ chăm sóc người nhà…
Những việc trọng đại như chọn trường cho con theo học, đưa ông bà đến bệnh viện nào khám, mua bảo hiểm ở đâu, mua nhà ở khu vực nào, tài sản xử lý ra sao… mọi việc đều phải trông chờ vào phụ nữ.
Thậm chí, những việc nhỏ nhặt cũng chẳng thoát vai trò của phụ nữ, chẳng hạn: Hôm nay ăn gì? Áo quần nào cần giặt? Nhu yếu phẩm hằng ngày cần bổ sung thứ gì? Sợi tóc vương trên sàn không ai quét dọn… đều nghiẽm nhiên phải đợi phụ nữ động tay vào.
Những công việc từ trọng đại cho đến nhỏ nhặt trong gia đình, phụ nữ phải hoàn thành nhưng họ không hề được trả công xứng đáng. Không những thế, khi phụ nữ hoàn thành tốt công việc thì người bạn đời xem đó là lẽ đương nhiên. Nếu ngược lại, người bạn đời sẽ cho rằng đó là sai lầm của phụ nữ.
Có một bài viết từng là tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc với tựa đề “Đàn ông Trung Quốc có mức độ hài lòng trong hôn nhân cao hơn phụ nữ”.
Trong bài viết có đề cập, ai nhận được nhiều lợi ích trong hôn nhân thì người ấy sẽ có mức độ hài lòng cao hơn. Trên thực tế, nhiều đàn ông có ý định tìm vợ, nhưng thực tâm họ chỉ muốn tìm một bảo mẫu cho riêng mình.
Trong suy nghĩ của nhiều đàn ông, cưới vợ là để có người đảm nhận công việc bếp núc, nội trợ, quán xuyến nhà cửa và chăm sóc gia đình. Vậy thì anh cưới ai mà chẳng được.
Tôi biết một người đàn ông sau khi về hưu, vợ ông ta vừa qua đời một tuần, thế là ông ta lập tức kết hôn với bảo mẫu của mình. Mộ vợ chưa xanh cỏ, nhưng người đàn ông đã thể hiện rõ ý định là, ông muốn tìm một bảo mẫu chăm sóc miễn phí cho bản thân sau khi người vợ rời khỏi trần thế.
Bởi vậy, phụ nữ ạ, đừng nghe những lời chót lưỡi đầu môi của đàn ông. Đừng nên để tình yêu thao túng, trước khi kết hôn, bạn phải quan sát và xem xét kĩ xem người ta yêu bạn thật lòng hay chỉ là muốn cưới một bảo mẫu về nhà.
Sau khi kết hôn, bạn đừng nên để người đàn ông của đời mình khen ngợi rằng: “Em thật giỏi giang khi gánh vác ‘công việc chăm sóc không lương’ trong gia đình”.
Hãy nhớ, gia đình không phải là nơi chỉ có mình bạn vun đắp. Xây dựng gia đình là trách nhiệm và nghĩa vụ của hai vợ chồng, mọi việc trong gia đình đều cần sự nỗ lực và chung tay của bạn và cả người bạn đời.
Có nên làm việc chung với chồng
Tôi 24 tuổi, tốt nghiệp ngành dược được nửa năm. Chồng làm kinh doanh và cần người phụ giúp, quán xuyến. Vừa tốt nghiệp xong tôi đã phụ anh.
Thời gian qua tôi luôn suy nghĩ về việc lựa chọn giữa hướng đi riêng và việc làm chung với chồng. Nếu tôi làm với chồng thì tiện quản lý, quán xuyến cùng anh, nhược điểm là vợ chồng gặp nhau 24/24, sợ gây nhàm chán cho nhau, rồi bất đồng trong công việc. Còn nếu tôi làm riêng sẽ mở rộng được mối quan hệ, học hỏi ở ngoài nhiều hơn, ban ngày đi làm rồi tối về vợ chồng có nhiều chuyện để nói, nhưng tiền sẽ ít hơn khi phụ việc cho chồng.
Chồng rất muốn tôi phụ anh, tập trung phát triển. Tôi có đề xuất mướn người phụ giúp anh, anh bảo người nhà làm dễ hơn. Rồi từ lúc sinh viên đến nay tôi cũng có kinh nghiệm trong việc kinh doanh do anh chỉ dẫn rồi. Tôi tốt nghiệp dược xong vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành này, có điều nếu đi theo ngành này về sau lương sẽ ổn định. Tôi nên chọn hướng nào đây?
Con ngủ một mình vẫn kêu chật, mẹ kiểm tra camera rơi nước mắt Hóa ra nguyên nhân con ngủ một mình vẫn kêu chật là vì đêm đêm luôn có một người vào phòng ngủ cùng. Để rèn luyện tính độc lập, tôi cho con gái ngủ riêng từ khá sớm. Nhà rộng nên con 4 tuổi, tôi đã cho ở riêng một phòng, có giường riêng như người lớn để nằm ngủ thoải mái, đêm...