Câu chuyện cháu nội của cố Tổng bí thư Lê Duẩn du học ở Mỹ (P1)
Ngay trong thời khắc chiến tranh tàn khốc nhất, bom đạn từ B.52 của Mỹ rơi khắp phố phường Hà Nội, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có tầm nhìn xa tới sau cuộc chiến tranh. Ông xác định: “Mỹ sẽ là bạn hàng lớn của Việt Nam…”.
Năm 1995, Tổng thống Mỹ lúc đó là Bill Clinton đã công bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sau hai thập kỷ hợp tác và phát triển, 2 quốc gia cựu thù đã trở thành đối tác toàn diện. 2015 là một mốc quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam và Mỹ. Đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhìn lại, đánh giá những thành quả đạt được sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ, đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức trong những thập kỷ tới.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Kiên Thành về chủ đề này.
Ông Lê Kiên Thành (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Va cháu nội của cô Tông bi thư đã du học tại Mỹ
Trong các đời Tông Bi thư (TBT) của Đảng ta thì cố TBT Lê Duẩn là nhà lãnh đạo gắn bó suốt đời hoạt động Cách mạng với cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Cuộc chiến tranh tàn khốc đã lùi xa 40 năm. Nay Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ. Nhiều con em người Việt đã đi du học ở Mỹ, trong đó có con em của nhiều cán bộ Đảng viên. Con trai của ông là cháu nội của cố TBT Lê Duẩn cũng đã từng du học tại Mỹ. Giả sử, cô TBT Lê Duẩn còn sống, điều này có xảy ra không, thưa ông?
Ông Lê Kiên Thành: Có một số người có thể nghĩ rằng ba tôi (tức cố TBT Lê Duẩn) không thích Mỹ vì từng có thời gian dài Việt Nam và Mỹ là kẻ thù của nhau. Đó là giai đoạn mà ông giữ cương vị lãnh đạo cao nhất. Điều này hoàn toàn không đúng!
Tôi xin minh chưng nhân đinh cua minh băng hai câu chuyện thât, thê này:
Năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, ba tôi về Hải Phòng thăm một nhà máy dệt thảm len xuât khâu. Cùng đi chuyên công tac nay vơi ba tôi, có môt vi lanh đao Sở Thương nghiệp TP.Hải Phòng va cung la Thanh uy viên…
Vào xưởng san xuât, ba tôi gặp một cô công nhân dệt thảm len xuât khâu. Ông tro chuyên rôi hoi: Cô có biết đồng đô la không? Cô gái ú ớ chưa biết trả lời thế nào thì vi lanh đao nay đa tra lơi răng: “Thưa anh, tôi còn không biết nữa là…”. Ba tôi nghiêm mặt bảo: “Những người làm xuât khâu phải biết và phải hiểu về đồng đô-la. Chúng ta đang đánh nhau với Mỹ, nhưng sau khi kết thúc chiến tranh, Mỹ sẽ là bạn hàng lớn của Viêt Nam”.
Sau nay, tôi co đươc nghe vi lanh đao nay kể lại: Lúc ấy, ban thân vi lanh đao nay cung lấy làm lạ, không thể hiểu được tại sao Mỹ có thể là bạn hàng lớn của Viêt Nam chứ không phải Liên Xô hay Trung Quốc sau khi chiến tranh kết thúc?
Video đang HOT
Rất nhiều người Việt Nam ta cũng không hiểu tư duy và tầm nhìn của ba tôi lúc bấy giờ!
Chuyện thứ hai cũng rất ít người biết. Trong 26 năm ba tôi làm Bí thư thứ nhất rồi TBT Đang Công san Viêt Nam, lãnh tụ Cu Ba Phidel Castro đã sang thăm nươc ta 2 lần, lần nào ông Phidel cũng tha thiết mời ba tôi qua thăm Cu Ba.
Trong phong trào Cách mạng thế giới thì Việt Nam và Cu Ba là trường hợp vô cùng đặc biệt, giữa hai nước có mối quan hệ hữu nghị thân thương, gắn bó mật thiết với nhau không gì có thể so sánh được. Chúng ta chiến đấu vì độc lập của mình nhưng cũng có một phần vì Cu Ba anh em. Thế nhưng trong 26 năm đó, ba tôi chưa một lần sang thăm Cu Ba va kể cả sau khi kết thúc chiến tranh với Mỹ.
Ba tôi tâm sự rằng, ông không muốn Mỹ hiểu lầm Viêt Nam bắt tay với Cu Ba là để chống Mỹ. Viêt Nam đoàn kết với Cu Ba, chiến đấu vì Cu Ba nhưng chúng ta không chống Mỹ kiểu đó. Chúng ta phải để cho nhân dân Mỹ, người Mỹ hiểu rõ mục đích chiến đấu của dân tộc ta là chống lại hành động xâm lược của Mỹ chứ không hề chống lại nước Mỹ, chống lại nhân dân Mỹ. Điều này có lợi cho Cách mạng Viêt Nam và cả Cách mạng Cu Ba.
Kể cả sau ngày giải phóng miền Nam, ba tôi vẫn bảo, nên chậm lại một chút để thuận lợi hơn cho công tác phục hồi ngoại giao với Mỹ. Mối tình son sắt, gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Viêt Nam và Cu Ba không thể vì chuyện ba tôi không sang thăm mà giảm đi. Ông tin rằng Phidel và bạn bè Cu Ba hiểu được nguồn gốc sâu xa như vậy. Đó là sự khôn ngoan cần phải có khi cả hai nước anh em nhỏ bé trước một đối thủ lớn mạnh hơn gấp bội. Viêt Nam và Cu Ba luôn cần có sự chia se, cảm thông và ủng hộ từ những người Mỹ yêu chuộng hòa bình, công lý, từ những người Mỹ trong lòng nước Mỹ!
Tôi còn biêt một câu chuyện nữa là sau ngày giải phóng, một ông cán bộ ngoại giao của ta sang Mỹ thăm xong về báo cáo kết quả chuyến đi với ba tôi. Vị cán bộ này nói về toàn những cái xấu của nước Mỹ. Nghe được một đoạn, ba tôi ngắt lời, hỏi: “Theo anh, nước Mỹ toàn xấu vậy thì mình quan hệ ngoại giao với người ta làm gì?”.
Trong suốt thời gian lãnh đạo cuộc kháng chiến, kể cả những năm tháng chiến tranh ác liệt nhât, ba tôi vẫn luôn nhìn thấy ở nước Mỹ như người bạn tương lai của Viêt Nam, dù hiện tại là kẻ thù của nhau. Và dù hiện tại có khốc liệt đến đâu, cũng không che khuất tầm nhìn chiến lược của ông. Ông chống hành động của Mỹ để bảo vệ độc lập dân tộc nhưng cũng rất trân trọng nước Mỹ, ông thấy được vai trò và vị trí của họ, vị thế của nước Mỹ đối với sự phát triển của thế giới – trong đó có Viêt Nam mình.
Vậy tại sao sau khi kết thúc chiến tranh vào ngày 30/4/1975, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bị đóng băng kéo dài? Đó là tại Viêt Nam hay tại Mỹ? So với nước Nhật, từng là kẻ thù của Mỹ, bị Mỹ ném xuống hai quả bom nguyên tử nhưng kết thúc chiến tranh, Mỹ – Nhật nhanh chóng trở thành đồng minh gắn bó cho đến nay?
Ông Lê Kiên Thành: Lịch sử luôn có những khúc quanh và góc khuất của nó. Viêt Nam có những thăng trầm của minh, có lúc bị đẩy vào hoàn cảnh không may.
Tôi đã từng hỏi những nhân vật quan trọng ở Đại sứ quán Mỹ rằng: Tại sao có mấy nghìn người bị sát hại ở một nước châu Phi, nước Mỹ nhảy vào cứu. Còn ở Campuchia, chính quyền PolPot được một số quốc gia mang tư tưởng sô vanh nước lớn đứng phía sau bảo vệ, mấy triệu người bị sát hại, Mỹ không cứu. Nhưng khi chúng tôi vào cứu thì các ông chống chúng tôi? Hai hành động của Mỹ ở châu Phi và Viêt Nam ở Campuchia có gì khác nhau? Không người Mỹ nào lý giải được điều đó!
Sau chiến tranh năm 1975, khi ma Viêt Nam vân còn muôn vàn khó khăn cân giai quyêt thi đa phải nhảy vào cứu một dân tộc láng giềng đang bị họa diệt chủng. Cả thế giới ngoảnh mặt làm ngơ trước sự sống còn của một dân tộc (!?). Mỹ còn gián tiếp ủng hộ những kẻ đang đứng sau, “hà hơi” tiếp sức cho PolPot. Đên bây giơ, chính nhiều người Mỹ đã thừa nhận đây là điều sỉ nhục của nước Mỹ.
Viêt Nam đã làm một điều cao cả, đê có thể ngẩng cao đầu bước lên diễn đàn của Liên hiêp quôc mà hỏi rằng: Liên hiêp quôc ơ đâu khi mà cả một dân tộc bị chà đạp, bị đọa đày diệt chủng như vậy? Giờ đây, Liên hiệp quốc đã đưa nhiều tên tội phạm ra xét xử tội ác chống loài người. Bộ mặt sát nhân của chính quyền PolPot đã rõ ràng. Ai đứng sau lưng bảo kê, “hà hơi” cho những kẻ sát nhân, cả thế giới đều biết. Nhưng vai trò của Viêt Nam cứu một dân tộc trước họa diệt chủng chưa ai nói cho thật ro, thât công bằng, chưa ai “minh oan” cho Viêt Nam?
Chiến tranh ở Viêt Nam dù đã kết thúc, nhưng đẩy Mỹ vào thế là bất kể Viêt Nam làm gì Mỹ cũng chống. Viêt Nam hy sinh xương máu, danh dự để cứu một dân tộc, Mỹ cũng chống! Ngược lại, Mỹ làm gì Viêt Nam cũng chống! Đây là điều không may trong lịch sử với cả hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ mà chúng ta cần phải dũng cảm vượt qua.
Đó là lý do tại sao dù rất mong muốn, nhưng mối bang giao Việt – Mỹ lại bị chậm, dù hai bên rất mong muốn. Nhìn lại lịch sử thì ta phải nhìn cho hết tất cả những khía cạnh của nó. Cái đó không phải là do chúng ta vì chúng ta luôn muốn hòa bình, chúng ta hi sinh và nghĩ tới cả những chi tiết nhỏ để mong muốn kiến tạo cơ hội cho hòa bình.
Cuộc chiến tranh khốc liệt nhất thế kỷ 20 của dân tộc ta xảy ra vào một thời điểm lịch sử không may mắn. Vị trí địa lý của nước ta vào thời điểm lịch sử đó càng làm cho điều không may lớn hơn và rộng hơn nhiều. Cho nên, quá trình phục hồi lại bang giao cũng gặp nhiều trở ngại, khó khăn khiến bị chậm hơn nhiều so với mong muốn của hai bên, trong đó có ba tôi!
Sau khi đất nước thống nhất, cố TBT Lê Duẩn tiếp tục tại vị cho đến năm 1986. Trong quãng thời gian đó cố TBT có đi thăm nước nào ngoài khối XHCN để tìm hiểu lối sống và cách điều hành xã hội của họ chưa?
Ông Lê Kiên Thành: Ba tôi rất muốn sang thăm một nước tư bản để nhìn tận mắt và hiểu cách sinh hoạt, tổ chức xã hội cũng như nhiều thứ khác của họ. Nhưng tiếc rằng giai đoạn sau 1975 có quá nhiều chuyện phải giải quyết.
Có lần TBT Đảng Cộng Sản Pháp mời ba tôi qua thăm Pháp. Ba tôi rất muốn đi. Nhưng tình hình lúc ấy còn nhiều cản trở nên Bộ Chính trị chưa cho đi.
Với nước Mỹ, dù chưa đặt chân đến nhưng qua cách suy nghĩ ta thấy được ông rất quan tâm và hiểu rất nhiều về nước Mỹ!
(Còn tiếp)
Duy Chiến – Việt Khuê thực hiện
Theo Dantri
60 năm Hiệp định Genève (1954 - 2014) - Kỳ 5: Cuộc chia ly trong những cuộc chia ly
Là một người lãnh đạo cấp cao của Đảng, gia đình Tổng bí thư Lê Duẩn cũng chịu cảnh chia ly sau khi hiệp định Genève được ký kết.
Tổng bí thư Lê Duẩn và một số người con, cháu vào năm 1982 - Ảnh: Gia đình cung cấp
Trở lại miền Nam
Thời điểm hiệp định ký kết, Tổng bí thư Lê Duẩn, được nhiều vị lãnh đạo thân mật gọi là anh Ba, là Ủy viên Bộ Chính trị, giữ cương vị Bí thư Xứ ủy Nam bộ (sau đổi thành Trung ương Cục miền Nam).
Chúng tôi đã trực tiếp trò chuyện với ông Lê Kiên Thành (một trong những người con của ông Lê Duẩn). Ông Thành sinh năm 1955, con của bà Nguyễn Thụy Nga - người vợ miền Nam của Tổng bí thư LêDuẩn. Từ những chia sẻ của cha mẹ và gia đình trong những năm tháng lớn lên và trưởng thành, cho đến giờ ông Thành vẫn còn nhớ nhiều chuyện về những tháng ngày đặc biệt của lịch sử dân tộc.
Lần đầu tiên ông Thành công bố lá thư tay của Tổng bí thư Trường Chinh viết ngày 22.7.1954 gửi cho cha ông (sau khi hiệp định ký kết 1 ngày). Lá thư có đoạn: "Anh Ba! Tin thắng lợi ngoại giao anh đã rõ. Nhưng đây mới là thắng lợi bước đầu, còn phải đấu tranh gay go, phức tạp nhiều nữa mới đạt được mục tiêu của chúng ta. Vấn đề trước mắt bây giờ là tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, bộ đội và đồng bào để đánh thông tư tưởng, đạt tới sự nhất trí, trên dưới một lòng chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Bác, của Trung ương và Chính phủ (...) Thì giờ gấp quá không viết được nhiều. Mong anh vào Nam bộ thuyết phục cho anh chị em và bà con trong đó nhận rõ vấn đề đình chiến và điều chỉnh khu vực đóng quân, có kết quả tốt". Lá thư cũng đề cập việc ông Lê Duẩn vào nam là do chỉ thị của Bác Hồ và Bộ Chính trị. Lý do là "vì chúng tôi biết rằng cán bộ, đồng bào trong nam rất tin tưởng ở anh; việc giải thích trong đó rất là khó, cần phải người có uy tín" (trích thư).
Ông Thành nói: "Mẹ tôi có kể lại, khi về miền Nam, qua những lần tiếp xúc với cán bộ, gặp gỡ đồng bào, thấy trong lớp người ở lại có người lo âu, cha tôi càng băn khoăn ray rứt. Một luồng ý kiến rộ lên lúc đó là ta ráng thêm chút nữa là thống nhất luôn miền Nam, vì ngoài bắc chúng ta thắng lớn trận Điện Biên Phủ, còn trong nam thì đã kiểm soát được phần lớn địa bàn. Một điều đáng tiếc là lúc đó có sự can thiệp của nước lớn. Gần đến thời điểm ký kết hiệp định, phía ta mới được mời vào bàn đàm phán. Điều này hoàn toàn khác xa so với việc ký hiệp định Paris sau này là chúng ta hoàn toàn trên thế thắng". "Bài học lớn nhất mà cha tôi cảm nhận được từ hiệp định Genève là không bao giờ để vận mệnh đất nước, dân tộc nằm trong tay người khác, để người khác quyết định", ông Thành nói thêm.
Ngày ngày xuôi ngược các dòng kênh
Theo lời kể của ông Thành, trước ngày 21.7.1954, ông Lê Duẩn lên đường ra bắc báo cáo với Bác Hồ và Trung ương tình hình toàn miền Nam để cùng thống nhất lại những điều khoản quan trọng làm tinh thần cốt lõi phục vụ cho cuộc đàm phán. Ra đến miền Trung (thuộc địa bàn Khu 5) thì bất ngờ hay tin hiệp định đã ký kết. Trên đường quay trở lại miền Nam, nhìn hai bên đường có nhiều người đưa hai ngón tay lên vui vẻ chào nhau (như một lời hẹn hai năm sau sẽ đoàn tụ trong ngày đất nước thống nhất), ông đã bật khóc. Bởi là người trong cuộc, ông dự liệu ngày đó sẽ không dễ dàng đến được, và rồi đây sẽ phải đối mặt, ứng phó với một chặng đường dài đầy cam go phía trước.
Đúng như dự liệu, ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào năm 1956 đã không đến theo lộ trình cam kết trước đó của hiệp định Genève. Những tháng ngày ở lại miền Nam của Bí thư Xứ ủy Nam bộ gian nan và nguy hiểm đến tột cùng. Là một người lãnh đạo cấp cao của Đảng, gia đình "anh Ba" cũng chịu cảnh chia ly sau khi hiệp định Genève được ký kết.
Ông Thành bồi hồi nhớ lại: "Chuyến tàu Kéreinsky của Ba Lan là chuyến áp chót, chở khoảng 2.000 người, trong đó có gia đình tôi và bác Sáu Thọ (ông Lê Đức Thọ khi đó là Phó bí thư Xứ ủy Nam bộ) đi tập kết. Suốt quãng đường đi lên tàu, cha tôi không hề nói gì về việc ông sẽ ở lại, có lẽ vì sợ mẹ và chị tôi (bà Lê Vũ Anh) lo lắng quá mức, đi không đành. Khoảng 12 giờ đêm tàu nhổ nheo, cha tôi mới ôm hôn, nước mắt in dấu mặt mẹ tôi, nói: "Anh thương vợ con anh như thế nào thì anh cũng thương vợ con đồng bào, đồng chí như thế đó, cho nên anh phải ở lại. Em ra miền Bắc ráng nuôi dạy hai con nên người". "Sau này, khi gặp lại vợ con, những lúc tâm tình trong gia đình, cha tôi trước sau luôn căn dặn một điều là để có cuộc sống đúng nghĩa phải sống với nguyên tắc tình thương, lao động và lẽ phải", ông Thành nói thêm về một kỷ niệm với người cha.
Dù Bí thư Xứ ủy Nam bộ bí mật ở lại miền Nam nhưng sau đó phía địch vẫn phát hiện, vì như lời kể của ông Thành, "qua theo dõi họ không thấy Bí thư Xứ ủy Nam bộ xuất hiện ở miền Bắc hay ở đâu cả". Những cuộc "khủng bố trắng" từ đó bắt đầu. "Thoát được những cuộc "khủng bố trắng", bố tôi kể là nhờ may mắn, sự cảnh giác của bản thân, nhưng đặc biệt là nhờ sự kiên trung của những cán bộ, chiến sĩ thân cận. Có những năm tháng cha tôi để râu dài để ngụy trang. Ngày ngày cứ ở trên xuồng xuôi ngược các dòng kênh nhằm tránh sự truy lùng, bắt bớ".
Dự liệu sẽ ở lại miền Nam 20 năm để đấu tranh vì khát vọng hòa bình, thống nhất nhưng 4 năm sau ngày hiệp định Genève ký kết, ông Lê Duẩn ra bắc theo sự điều động của Trung ương. Trở lại miền Nam vào trưa 8.5.1975 cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, theo hồi ức của ông Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt), trước nhiều vị lãnh đạo hai miền, ông đã thẳng thắn bộc bạch ngay khi vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất: "Không một người nào được nói chiến công này là của mình. Để giải phóng được riêng Sài Gòn này đã có mấy ngàn bà mẹ mất con rồi...".
Theo TNO
Người Huế ùa ra sông Hương trốn nóng Thời tiết nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua khiến người dân Huế nỗ lực đi tìm nơi trốn nóng. Mới đầu hè nhưng cái nắng đã gay gắt. theo ghi nhận của phóng viên, mới chỉ hơn 10h sáng, các tuyến đường chính của TP Huế như Lê Lợi, Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Bà Triệu... lượng người đi...