Câu chuyện chàng trai cô đơn chống chọi với bệnh tật, cuối đời chỉ có thể bầu bạn cùng game lấy đi nước mắt của hàng triệu người
Những ngày qua, thông điệp “hãy chấp nhận và đương đầu với bệnh tật” của chàng trai lạc quan Hàn Húc lại 1 lần nữa được hâm nóng trên các diễn đàn mạng xứ Trung.
Câu chuyện xảy đến với cậu sinh viên bị chẩn đoán mắc chứng thuyên tắc động mạch phổi, bệnh nghiêm trọng đến mức chân phù nề biến dạng và khiến cho thiếu niên chỉ mới 23 tuổi đi còn chậm hơn bà lão 60 tuổi. Sau lần cấp cứu kịp thời, bác sĩ chỉ dặn dò: “Nên chuẩn bị tinh thần trước vì bệnh của cậu đã tới giai đoạn cuối.” Sau đó, Hàn Húc được xuất viện vào tháng 8/2019 và bắt đầu cuộc sống “đóng hộp” theo đúng nghĩa đen, chỉ ở nhà và không làm việc nặng, nếu không sẽ có nguy cơ đột quỵ.
Ảnh minh họa
Mỉm cười trước số phận nghiệt ngã
Bố mẹ ly dị từ khi Hàn Húc còn nhỏ, đến đầu năm cấp 2 bố mất, sau đó cậu về ở với bà, cho đến khi người thân cuối cùng qua đời, để lại chàng trai cô độc 1 mình trong căn nhà nhỏ. Sau khi mắc bệnh nặng và biết mình chẳng còn sống được bao lâu, Hàn Húc gói mình trong 4 bức tường và chơi game cả ngày.
Trò chơi yêu thích của chàng trai là Dota 2, nhưng game này quá kích thích, mỗi khi kết thúc trận đấu đều khiến cậu chóng mặt và vã mồ hôi nên chỉ dám chơi cầm chừng. 1 ngày nọ, các game thủ trên diễn đàn game nhìn thấy 2 bài “xin trợ giúp” từ ID của Hàn Húc. Một là trong thời gian nằm viện, nhân viên điều dưỡng có việc bận nên không đến được, cậu liền đăng đàn với tiêu đề “không có người thân, đang bệnh nặng” và khẩn cầu những người tốt bụng ở thành phố Trường Xuân (Trung Quốc) mang thức ăn đến, cậu sẽ tặng 1 bộ vũ khí trong game làm quà cảm ơn.
Sau khi xuất viện, cậu lại đăng bài thứ 2: “Tôi chân thành mời các bạn ở thành phố Trường Xuân đến làm khách, chơi Dota và nói chuyện cùng tôi. Ở nhà 1 mình gần 1 tháng sắp phát điên rồi!”
Lần này, bài đăng của thiếu niên nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả, trong đó có bình luận thiện chí của Xu, sau này trở thành bạn tốt của cậu vào những tháng cuối đời: “Nào, người anh em, add WeChat cùng thảo luận Dota nhé!”
Dota 2 là game ruột của Hàn Húc
Xu hơn Hàn Húc 11 tuổi, dáng người dong dỏng, trắng trẻo, có biệt danh là “Xu công tử”, đã có gia đình và việc làm ổn định. Trái ngược hoàn toàn với Xu, cậu thiếu niên Hàn Húc cao hơn 1m8, vai u thịt bắp, trước kia làm nhân viên ở 1 quán ăn nhanh, sau khi đổ bệnh phải bán căn nhà bố để lại và cũng nghỉ làm từ đấy.
“Có thể ngăn ngừa thuyên tắc phổi bằng cách cấy máy lọc tĩnh mạch. Tuy nhiên, căn bệnh của Húc là do suy tim độ 4, làm phẫu thuật rất nguy hiểm và cũng xác định không sống được lâu. Tuy vậy, cậu ấy hiếm khi phàn nàn và là 1 người rất lạc quan.” – Xu kể lại.
Video đang HOT
Sau đó Xu đã giới thiệu cho Hàn Húc vào trong team của mình, ban ngày anh đi làm, đêm tới họ lại hẹn Dota.
“Trong suốt 4 tháng làm bạn, tôi chưa từng thấy cậu ấy buồn bã, ngày nào cũng sống hết mình khiến tôi vô cùng ngưỡng mộ. Nhớ có 1 lần Húc cảm thấy rất ’sung sức’ bèn rủ tôi đi xuống lầu dạo chơi. Lúc ấy, gặp ai quen cũng tay bắt mặt mừng, hạnh phúc đến vậy nào ngờ chỉ vài hôm sau chúng tôi đã không bao giờ được gặp lại Húc nữa.” – Xu nén nước mắt nói.
Khuôn viên xinh đẹp dưới nhà chàng trai
“Trong quãng thời gian điều trị, thuốc chống đông máu khiến nướu của cậu ấy chảy máu nghiêm trọng và sự di chuyển của các cục máu đông ở chi dưới bắt đầu ảnh hưởng đến não, dẫn đến suy giảm chức năng thần kinh thị giác. Tất cả chúng tôi biết rằng thời gian của cậu ấy không còn nhiều nữa.” – Ren, 1 thành viên trong team Dota nói.
Vào ngày 10/12/2019, Hàn Húc bỗng nhiên nhắn tin cho Xu, bảo rằng mình đã nạp tiền trong game và nhận được 1 “chiếc khiên bất tử”, phải mất vài tháng để gửi từ nước ngoài về. Cậu thiếu niên đã điền địa chỉ nhà Xu và để lại lời nhắn cuối cùng: “Nếu tôi không còn trên cõi đời này, anh hãy giữ lấy nó. Tạm biệt!”
Mùa đông định mệnh
Câu chuyện về 1 thiếu niên tưởng chừng như bình thường bỗng được nhiều người biết đến thông qua bài đăng “Cảm ơn Internet đã giúp nhiều người không cô đơn” của Xu trên mạng xã hội.
Thành phố Trường Xuân lại bước vào mùa đông lạnh giá và Hàn Húc cũng mất được 1 năm. Nhưng chỉ cần nhắc đến chàng trai sống ở tòa số 1, mọi người đều thở dài thương thay cho số phận của cậu. Theo bà Triệu, người bán thịt xiên gần đó kể lại: “Hàn Húc rất tốt bụng, hay bê hộ bà đồ nghề ra đầu ngõ bán, người tốt như vậy mà ông trời nỡ đọa đày thằng bé.”
Cuộc sống ban đêm chơi game ăn uống cùng nhóm bạn…
… ban ngày đến bệnh viện của Hàn Húc
Đại Bạch, chú hàng xóm tự nguyện cho thiếu niên mê game “ăn mỳ chịu” vô thời hạn cho hay: “Bố cậu ấy từng lái xe cho lãnh đạo cấp cao, đãi ngộ rất tốt nhưng lại nghiện rượu, do đó hay cãi nhau với mẹ của Húc. Năm Húc lên 6 tuổi, mẹ cậu đã không chịu được mà bỏ đi. Vào 1 ngày mùa đông, bố cậu do uống quá nhiều rượu ngã đập đầu vào thanh sắt vệ đường nên bị xuất huyết não mà qua đời, bà cậu bé đau lòng quá không lâu sau cũng đi theo con trai. Bây giờ đến lượt Hàn Húc cũng mất trong mùa đông băng giá, thật sự là 1 bi kịch.”
Chú hàng xóm tốt bụng không có con cái, kinh doanh 1 tiệm mỳ nhỏ nên coi Hàn Húc như con trai. Vào đêm ngày 19/12/2019, Hàn Húc bỗng nhiên gọi điện cho “bố nuôi” nhưng chưa kịp nói 1 câu đã đột tử. Không còn người thân, lại không liên lạc được với người mẹ của Húc, Đại Bạch bèn hỏa táng và gửi tro cốt chàng trai về 1 ngôi chùa trên núi.
Di vật cuối cùng
Vào ngày 15/1/2020, Xu nhận được “chiếc khiên bất tử” gửi từ Mỹ, lúc bấy giờ anh mới hay tin chiến hữu qua đời.
“Cậu ấy ra đi đột ngột quá, nhóm chúng tôi ngay sau đó đã hẹn gặp nhau để đến nhà Húc hỏi thăm tình hình.” – Xu xúc động kể lại.
Chiếc khiên bất tử Hàn Húc mua được Xu bày ngay ngắn trên kệ sách ở nhà
Lưu Kim Long, 1 người trong hội game Dota của Hàn Húc đề nghị không xóa ID của cậu ấy đi và nói: “Hãy để Húc sống mãi cùng chúng ta.”
Sau khi chàng trai qua đời không lâu, Đại Bạch nhận được điện thoại từ ngân hàng, lúc này anh mới biết “con trai” từ lâu đã coi anh như bố ruột, cậu đã chuyển hết số tiền còn lại vào trong chiếc thẻ tín dụng và đăng ký người thụ hưởng là “bố” Đại Bạch.
Tròn 1 năm ngày mất, hòm thư trong tài khoản game của Hàn Húc nhận được vô số những lời cảm ơn bởi thông điệp lạc quan cậu truyền tải: “Hãy chấp nhận và đương đầu với bệnh tật. Khi bạn cứ nhìn vào nỗi đau, cứ xoáy vào nó mãi thì tinh thần sẽ xuống theo, hãy thoát ra khỏi những suy nghĩ đó và làm điều gì đấy tốt đẹp hơn.” Dòng status từ tài khoản Black King Bar (ID game của Hàn Húc) chính là nguồn năng lượng tích cực để các bạn trẻ nhìn lại mỗi khi có ý nghĩ, hành động muốn chối bỏ sự sống này.
Thuyên tắc động mạch phổi - sát thủ thầm lặng
Thời gian gần đây, Bệnh viện (BV) Bà Rịa đã tiếp nhận một số trường hợp bị thuyên tắc động mạch phổi nguy hiểm đến tính mạng xảy ra sau tai nạn chấn thương.
Tuy nhiên, thuyên tắc động mạch phổi có thể ngăn ngừa và điều trị hiệu quả nếu được chữa trị sớm.
Một số trường hợp bị thuyên tắc động mạch phổi nguy hiểm đến tính mạng xảy ra sau tai nạn chấn thương. Trong ảnh: Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị tai nạn chấn thương chân tại Khoa Cấp cứu BV Bà Rịa (ảnh minh họa).
Mới đây, các bác sĩ BV Bà Rịa đã cứu sống một trường hợp nguy kịch do bị thuyên tắc động mạch phổi. Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, thở ngáp, mạch nhỏ khó bắt. Các bác sĩ Khoa Cấp cứu phối hợp với Đơn vị Hồi sức tim mạch BV Bà Rịa tiến hành cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân.
Suốt quá trình cấp cứu, bệnh nhân có đến 4 lần ngưng tim, ngưng thở. Sau khi làm các xét nghiệm, chụp chiếu chẩn đoán, bệnh nhân được chỉ định phương pháp tiêu sợi huyết để làm thông mạch, tan huyết khối, kịp thời cứu tính mạng cho bệnh nhân.
Điều đáng nói, nguyên nhân khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch nói trên là do chấn thương vùng gối trước đó gây ra. Vị trí chấn thương hình thành nên các cục máu đông và theo tĩnh mạch di chuyển lên động mạch phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi.
"Một vết thương nhỏ ở vùng gối do tai nạn không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, đối với người có bệnh lý nền (xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp...), đặc biệt là người lớn tuổi khi bị chấn thương thường phải hạn chế vận động, ngồi hoặc nằm lâu gây ra cục máu đông trong tĩnh mạch vùng đùi và di chuyển lên tới động mạch phổi. Khi đã bị tắc động mạch phổi nếu không xử trí kịp thời thì bệnh nhân sẽ khó qua khỏi" BS CK2 Trần Thanh Đạt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, BV Bà Rịa giải thích thêm.
Theo bác sĩ Đạt, những triệu chứng của tắc mạch không khó để nhận biết. Đó là các biểu hiện ở vùng da chấn thương bị đau nhức, bầm tím, cộng thêm người bệnh cảm thấy chóng mặt, khó thở... Như trường hợp của bệnh nhân kể trên, ban đầu có dấu hiệu chóng mặt nhưng lại nghĩ là do sức khỏe yếu, ăn uống kém gây ra nên không để ý. Đến khi bị choáng váng, té ngã thì mới đi cấp cứu.
"Để tránh rơi vào tình huống nguy kịch, bệnh nhân khi có những chấn thương bên ngoài cơ thể, đặc biệt ở vùng chân, đùi và xuất hiện các triệu chứng đau nhức, chóng mặt, khó thở... phải đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời", bác sĩ Đạt khuyến cáo.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, ngăn ngừa máu đông trong các tĩnh mạch sâu ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) sẽ giúp ngăn ngừa tắc mạch phổi. Một số biện pháp có thể thực hiện để giúp ngăn chặn bệnh này: Chú ý vận động tích cực sau thời gian nằm điều trị dài ngày, khi ngồi liên tục hơn 4 giờ. Cần uống nhiều nước, tránh uống rượu và cà phê nếu có nguy cơ thuyên tắc mạch, đồng thời, tăng cường tập thể dục.
Bên cạnh đó, khi ngồi trong một chuyến bay hoặc đi xe ô tô dài tăng nguy cơ phát triển các cục máu đông trong tĩnh mạch của chân. Để giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành, mọi người hãy đi bộ khắp nơi trên cabin máy bay một lần một giờ hoặc lâu hơn.
Nếu đang lái xe, dừng lại mỗi giờ và đi bộ xung quanh chiếc xe một vài lần. Trong lúc ngồi lâu trên xe, máy bay có thể tập thể dục trong khi ngồi; mở rộng và xoay mắt cá chân hoặc nhấn bàn chân, hoặc thử lên và xuống ngón chân và không ngồi với hai chân bắt chéo trong thời gian dài.
Bệnh viện Bà Rịa cứu sống bệnh nhân ngưng tim 4 lần Ngày 14/10, bác sĩ Trần Thanh Đạt, Trưởng Đơn vị Hồi sức tim mạch, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (Bệnh viện Bà Rịa) cho biết, đơn vị vừa cứu sống một bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở. Bác sĩ Trần Thanh Đạt, Trưởng Đơn vị Hồi sức tim mạch, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (Bệnh...