Câu chuyện Casino cho người Việt: nên hay không?
Nhiều ý kiến lo ngại, đi kèm với lợi ích từ việc nới lỏng hoạt động casino trong nước là những hệ lụy tệ nạn xã hội khác như tín dụng đen, mại dâm, bảo kê…
Đối tượng được phép chơi tại các điểm kinh doanh casino là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp, giấy thông hành còn giá trị và nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
Theo luật hiện hành, nếu caisno nào cho phép người Việt vào chơi sẽ bị phạt 200 triệu đồng. Tuy nhiên, trong Dự thảo nghị định hoạt động casino mới đây được trình lên Quốc hội, lại đề cập quy định đối tượng được phép chơi tại các điểm kinh doanh casino là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp, giấy thông hành còn giá trị và nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
Nhiều người Việt ra nước ngoài đánh bạc công khai
Từ động thái trên, dư luận đặt vấn đề: Phải chăng Chính phủ đang xem xét khả năng nới lỏng hoạt động casino trong nước để tiến tới thí điểm cho người Việt được vào casino đánh bạc? Các chuyên gia nhận định việc Chính Phủ đặt vấn đề mở casino cho người Việt cũng chính là sự ghi nhận nhu cầu có thật từ thực tiễn.Theo thống kê, thời điểm nóng người Việt sang Campuchia đánh bạc đi qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, trung bình khoảng 400 – 600 người. Riêng ngày thứ bảy và chủ nhật dao động trong khoảng 600 – 700 người.
Tính ra mỗi năm năm Việt Nam có khoảng 1 tỷ USD chảy ra nước ngoài để đánh bạc. Rõ ràng, nhà nước đang bị thất thu một lượng tiền tương đối lớn.Vì vậy, có ý kiến đề xuất: Nhà nước nên cho phép người Việt chơi tại các casino được cấp phép ở trong nước. Một mặt vừa quản lý được họ, mặt khác lại chống thất thu một khoản đáng kể cho ngân sách nhà nước.Không thể phủ nhận những lợi ích từ việc mở casino đem lại cho nền kinh tế, song cũng có ý kiến lo ngại về hệ lụy khó kiểm soát.
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Video đang HOT
Dưới góc nhìn của chuyên gia tài chính, tiền tệ, ông Cao Sỹ Kiêm (nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) nhận định, hiện chưa phải thời điểm chín muồi để cho phép người Việt được vào casino đánh bạc công khai.” Một khi nền kinh tế chưa đi vào ổn định, khả năng quản lý của các cấp ngành chưa được nâng cao, kỷ cương pháp luật chưa được nghiêm minh… thì việc cho phép mở casino cho người Việt bây giờ quả thực là mạo hiểm”, ông Cao Sỹ Kiêm lý giải.
Trước câu hỏi nếu đem sự được-mất để cân nhắc có nên mở casino cho người Việt, thì kết quả ra sao? Ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng việc mở hay không phụ thuộc vào việc chúng ta có thể đảm bảo dịch vụ đánh bạc này được quản lý kiểm soát hay chưa? Nếu đã kiểm soát được thì nên mở thí điểm tại những nơi thích hợp.
Tuy nhiên, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước vẫn một mực bảo vệ quan điểm: “Trong tình hình hiện nay, tôi cho rằng mở casino cho người Việt sẽ mất nhiều hơn là được. Chưa tính tới tệ nạn xã hội đi kèm như mại dâm, đâm thuê chém mướn…thì động thái này cũng vô hình chung khuyến khích người dân kiếm tiền bằng cách “đánh rủi mua may, không đi theo hướng làm ăn chân chính…
Việt Nam có thể trở thành một trung tâm casino của khu vực, với tiềm năng doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm
Hiện casino này vẫn chưa được xây dựng. Cho tới nay, có một số casino hoạt động ở Việt Nam, nhưng chỉ mở cửa cho người nước ngoài.
Sự nới lỏng này, nếu xảy ra, được đánh giá sẽ thúc đẩy tạo việc làm, thúc đẩy hoạt động du lịch và tăng nguồn thu từ thuế trong nước, đồng thời có thể đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các công ty điều hành sòng bạc lớn của thế giới như Las Vegas Sands, Genting Bhd, Nagacorp và Penn National Gaming. Những công ty này đều đã lặng lẽ bày tỏ sự quan tâm tới thị trường Việt Nam nếu người Việt được phép vào casino.
Sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các công ty casino còn đến từ những lợi thế về dân số và vị trí địa lý. Việt Nam chỉ cách nhiều thủ đô ở châu Á một vài giờ bay và rất gần Trung Quốc, nước có nhiều khách chơi bạc giàu có.
Ngoài ra, 2/3 dân số khoảng 90 triệu người của Việt Nam là dưới 30 tuổi, và dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong thời gian từ nay tới năm 2020 – theo một báo cáo mới đây của hãng tư vấn Boston Consulting Group.
Một số nhà điều hành trong ngành sòng bạc nói rằng, nếu điều kiện về pháp lý về casino được nới lỏng, Việt Nam có thể trở thành một trung tâm casino của khu vực, với tiềm năng doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm. Con số này tương đương khoảng một nửa doanh thu ngành casino ở Singapore năm 2013, nhưng cao gấp 10 lần của Campuchia và ngang ngửa với doanh thu của ngành sòng bạc Philippines hay Hàn Quốc.
Ông Augustine Ha Ton Vinh, một nhà tư vấn về hoạt động sòng bạc, ước tính, Việt Nam đang mất khoảng 800 triệu USD tiền thuế mỗi năm từ những người Việt sang Campuchia chơi bạc. Khách Việt chiếm khoảng một nửa số khách tới các sòng bạc ở Campuchia.
Thực tế có cấm được đánh bạc hay không? Không thể cứ nhắm mắt mà quản lý, thay vì chê bai, xã hội hãy thử có cái nhìn cầu thị về vấn đề mở casino cho người Việt. Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh về vấn đề có nên mở casino cho người Việt hay không?
Theo Chất lượng Việt Nam
Du học xong về hay ở, quan trọng bạn là ai?
Hóa ra việc du học và trở về chỉ dựa trên cái nền căn bản là "gia đình có điều kiện", tư chất không thích nghi với sự rèn luyện cao ở nước ngoài, việc chọn con đường trở về là "dễ chịu" hơn.
Ra sân bay Nội Bài đón bạn từ châu Âu về, vừa về đến Hà Nội đã thấy gương mặt bạn bần thần. Hỏi vì sao? Bạn bảo vừa bước xuống sân bay là đã thấy sốc rồi.
Hóa ra bạn ấy sốc vì cái cảnh người ta chen lấn lên máy bay; cảnh thiên hạ ngồi xổm, cười nói oang oang khắp nơi ở ga hành khách. Tưởng gì, toàn những chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" và chẳng bao giờ khắc phục được đâu. Nhưng cô bạn vẫn chưa chịu thôi, cứ quay sang hỏi một anh bạn làm bên giáo dục tại sao anh ấy bỏ nước Úc sung túc để trở về Việt Nam sống và tiếp tục sự nghiệp giáo dục của mình.
Tôi thấy anh bạn nhà giáo kia chỉ mỉm cười. Vâng, ở lại hay về nước luôn là câu hỏi khiến mỗi người Việt day dứt khi họ đã ra nước ngoài học hành hay làm việc. Câu hỏi đâu là mảnh đất lành đem lại hạnh phúc luôn đặt con người trước sự lựa chọn. Và tôi để ý, người Việt thường băn khoăn về câu hỏi ấy ngay từ khi đặt chân xuống sân bay xứ mình. Âu đó cũng là một nỗi buồn!
Ảnh minh họa
Tôi theo anh bạn làm giáo dục đã bỏ nước Úc về xây một ngôi nhà kề sông Sài Gòn. Nơi này giống như làng nghệ sĩ, với nhiều họa sĩ mua đất làm nhà ven sông, mua nhà cổ, dựng vườn trốn tránh đô thị. Trong lúc lang thang khắp ngôi nhà lạ từng được lên trang "Không gian sống" của tờ New York Times, tôi cố cắt nghĩa chuyện trở về của chủ nhân.
Một lần khác tôi đến thăm ngôi nhà giản dị nhưng cũng rất đẹp của một nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp ở Hội An. Như một người Việt chính cống, anh thuê một căn nhà, chia nó làm hai, phía ngoài để bán ảnh và sách ảnh, phía trong là chỗ làm việc và ăn ngủ.
Nó cũng làm tôi ngạc nhiên vì lối sống quá giản dị so với nhu cầu một nghệ sĩ có tài đến từ Paris. Một người Pháp khác vốn là đạo diễn phim tài liệu cũng đã đến Việt Nam hơn 10 năm, thời gian ông dành cho việc đào tạo các học viên trẻ lối làm phim tài liệu hiện đại với phong cách Đức và Pháp. Ông sẵn sàng ở nhà thuê, thích nghi với các món ăn Việt.
Điều quan trọng tôi rút ra từ những người đã gặp đó là dù họ hòa nhập với đời sống Việt, có thể đi xe máy, thậm chí viết sách, làm MC truyền hình nổi tiếng như Joe (Dâu), hoặc trở thành một nhà nhiếp ảnh có tiếng, phát triển được một công ty làm du lịch chuyên về hướng dẫn cho khách nước ngoài đến chụp ảnh ở miền Trung, và nhiều người khác, họ "yên ổn và thoải mái" ở Việt Nam là nhờ kiên trì giữ phong cách làm việc như vẫn đang sống ở các nước công nghiệp. Hoàn cảnh không tác động đến tinh thần, đó là cách họ lựa chọn những điều tốt nhất của cuộc sống để hưởng thụ và làm việc.
Tôi cũng nhớ đến một tập đoàn đa ngành lớn hiện đang gặp khó khăn do các dự án bất động sản "khủng" đóng băng. Nhớ rằng trong tập đoàn đó, hàng ngũ cán bộ trẻ hầu hết là "con ông cháu cha" đi học ở Anh, Mỹ về.
Bạn nào cũng bảo rằng về Việt Nam để đóng góp cho đất nước, rằng cuộc sống ở Việt Nam dễ chịu, nhưng quan sát công việc và cách tư duy của họ, thật ngạc nhiên khi thấy dường như họ chưa hề đi khỏi ngôi nhà cũ ngày nào. Họ chỉ có dáng vẻ trau chuốt hơn hẳn người xung quanh, cũng rất giỏi thích nghi chuyện "quan hệ sân sau" trong làm ăn, năng suất làm việc kém, theo cách nửa buổi sáng vẫn còn ngồi quán xá, nói gì cũng chỉ nói nửa câu rồi dừng lại để đề phòng trước sau.
Hóa ra việc du học và trở về chỉ dựa trên cái nền căn bản là "gia đình có điều kiện", tư chất không thích nghi với sự rèn luyện cao ở nước ngoài, việc chọn con đường trở về là "dễ chịu" hơn.
Cuộc sống ở Việt Nam ngổn ngang trăm mối, nhưng nếu sống với nó không hết lòng, quả là khó hưởng hương hoa ngay trên đất mẹ!
Khải Ly
Theo_VietNamNet
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son tiếp và làm việc với các tân Đại sứ Chiều ngày 17/6/2014, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn các tân Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2014-2017 do ông Thạch Dư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa...