Câu chuyện buồn về cô ôsin trẻ và ông chủ
Ôsin trẻ vừa òa khóc thú nhận cái thai trong bụng chính là của “ông chủ” trẻ – tức là chồng chị.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là Tết rồi mà nhà chị đang rối như tơ vò, chị không nghĩ có lúc rơi vào hoàn cảnh khóc dở, mếu dở thế này. Đã trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, từ sốc, tức rung người, đau đớn, thất vọng, cố gắng giữ bình tĩnh và giờ là thương cô gái khiến vợ chồng chị suýt viết đơn ly hôn.
Vẫn là câu chuyện mang tên “người thứ 3″, nhưng người đó không phải ai xa xôi, chính là cô bé 18 tuổi mà chính tay chị dắt từ dưới quê lên để làm việc nhà, hay nói theo cách mọi người vẫn gọi là ôsin. Đó là một cô bé ngoan ngoãn hàng xóm của chị ở dưới quê, học hết lớp 9 nhà nghèo không có tiền đóng học, phải ở nhà đi cấy thuê. Thấy con bé hiền lành, nhanh nhẹn, chị mới gợi ý đưa lên đây đỡ đần công việc nhà cho hai vợ chồng.
Con bé tên Hòa, cao ráo, trắng trẻo, lại là gái mới lớn nên cứ phơi phới, nhưng được cái nó rất ngoan, lại ở với nhà chị đã được 2 năm nay nên chị gần như chưa bao giờ nghi ngờ hay soi mói gì. Thú thực, ở với con bé lâu, chị cũng quý, nhiều lúc còn coi nó như em gái chứ không hẳn là quan hệ chủ và người làm nữa.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Hai vợ chồng chị kết hôn gần 3 năm nhưng chưa có em bé, một phần vì chị vẫn đang muốn phấn đấu cho sự nghiệp, một phần vì trời chưa ban lộc cho nên đành chờ. Nhà chỉ có mỗi hai vợ chồng nên bữa cơm, nhỏ Hòa ngồi ăn cùng, những ngày chồng công tác xa, chị còn gọi nhỏ vào ngủ cùng cho đỡ buồn.
Chị nào ngờ, Hòa không chỉ ngủ cùng chị mà còn ngủ cùng… chồng chị nữa. Không biết mối quan hệ của hai người bắt đầu từ bao giờ nhưng nếu cái thai trong bụng của con nhỏ không ngày một to thì không biết chị còn bị lừa tới bao giờ.
Chị bắt đầu thấy lạ khi con nhỏ năm nay không về quê ăn Tết mà xin ở lại trên này để “dọn dẹp nhà cửa những ngày anh chị bận rộn, thăm hỏi, chúc Tết”. Tưởng con bé không có tiền gửi về quê nên không dám về ăn Tết, chị còn gợi ý thưởng và cho ứng trước tiền lương, nhưng Hòa vẫn lắc đầu nguây nguẩy. Nghĩ nếu con bé về quê nửa tháng ăn Tết như năm ngoái, một mình chị dọn dẹp, chuẩn bị cỗ bàn cũng mệt bơ phờ nên chị đồng ý cho ở lại.
Có điều, dù chị chưa có em bé nhưng bản năng người phụ nữ giúp chị nhận ra con bé đang có nhiều dấu hiệu lạ khi Hòa có dấu hiệu ốm nghén và cái bụng thì cứ to dần. Chồng chị đang đi công tác ở Quảng Ninh, chỉ có hai chị em ở nhà, chị cũng cố gặng hỏi xem có chuyện gì với con nhỏ. Vì dù Hòa chỉ là người giúp việc, nhưng chính chị là người đón nó từ dưới quê lên, hứa hẹn sẽ trông nom, bảo ban nó như em gái trước mặt cô Hiên ( mẹ Hòa, hàng xóm nhà chị dưới quê). Nếu nhỡ may có chuyện gì với con bé thì chị chẳng biết ăn nói sao. Nghĩ vậy, chị đòi đưa nó đi khám, kết quả là con bé có thai 4 tháng.
Chị vừa giận, vừa lo, ép con nhỏ phải nói ra chủ nhân cái thai đó. Lúc đầu, Hòa một mực lắc đầu không nói, tới khi chị dọa gọi điện về cho mẹ nó ở dưới quê nó mới khóc òa thú nhận. Không thể ngờ được, cha của đứa bé trong bụng đứa ôsin trẻ lại chính là chồng chị. Chị không dám tin, nhưng từ trước tới giờ Hòa không phải đứa ăn không nói có, xuyên tạc, bịa chuyện. Chị choáng váng khi nghe những lời thú tội trong nước mắt của “con ranh” – từ mà chị nói trong cơn nóng giận, cũng là lần đầu tiên chị gọi Hòa bằng từ này.
Những ngày chị đi sang Singapore để ký kết hợp đồng với đối tác, chồng chị đã không cưỡng nổi nét xuân thì của con nhỏ nhà quê mà nổi lòng tham lam. Hòa kể đêm đó, chồng chị gọi nó vào “có việc” và bất ngờ đè ngửa nó lên giường. Không thể chống cự, Hòa đành nhắm mắt chiều “ông chủ”. Nhưng đó không phải lần duy nhất, sau đó, họ nhiều lần lén lút quan hệ với nhau qua mặt chị. Hòa nói trong ngượng ngùng: “Lâu dần, em cũng thấy ‘yêu’ anh ấy. Em biết thế là có lỗi với chị nhưng…”. Con bé nói chưa hết câu thì nước mắt òa ra, chị cũng nghẹn đắng không nói lên lời.
Chị gọi cho chồng, anh chỉ ấp úng. Chị đủ biết, con bé Hòa không nói dối. Trong cơn đau quặn thắt, chị không ngờ bấy lâu lại “nuôi ong tay áo” để nó “cướp mất chồng “. Không còn suy nghĩ được gì, chị đuổi con bé ra khỏi nhà, viết sẵn một lá đơn ly dị chờ chồng về ký. Nhưng suốt đêm đó, con bé không bỏ đi mà ôm bụng ngồi trước cửa giữa trời rét căm căm. Nó không thể mang cái bụng này về quê, cũng chẳng có nơi nào khác để đi, chị bỗng mủi lòng thương. Dù gì nó cũng chỉ là nạn nhân của sự “không kiềm chế” của chồng chị, nó còn quá trẻ để nhận thức được hết những điều nó đang làm. Bản thân chị hứa sẽ bảo ban và cho nó một môi trường tốt để sống, nhưng nào ngờ, chính chị đẩy nó vào bùn lầy nhục nhã này.
Chị đã phải suy nghĩ và đấu tranh tư tưởng rất nhiều mới có thể làm được điều mà chính chị không biết đúng hay sai. Đó là tha thứ. Chị đưa con bé đi đến bác sĩ để phá thai vì đây là cách duy nhất để giải quyết vấn đề. Cầm một khoản tiền “thưởng” trong tay, con bé vừa khóc, vừa ngoái lại nhìn chị đầy hối hận. Ánh mắt ấy, chị thấy đáng thương hơn đáng giận, nhưng vì hạnh phúc gia đình, chị buộc lòng phải cho nó nghỉ việc và về quê ăn Tết cùng gia đình. Đây là bài học đầu đời đắt giá cho cô ôsin trẻ và cả cho chị sau này nữa.
Theo VNE
Lấy vợ giàu
Nhà nó đông anh em, bôn ba mỗi người mỗi nẻo, ai có thân người ấy lo, cũng do bố mất sớm. Vừa thi xong cấp ba còn chưa biết đỗ, trượt nó đã lên đây cùng anh trai chị dâu làm bốc vác, chở hàng từ nhà phân phối đến các đại lý.
Nó vốn khỏe mạnh lại lẻo mép nên chẳng mấy đã tán tỉnh được con nhà ông chủ mà nó hay đến giao hàng. Chỉ sau đó ít tháng cô tiểu thư con nhà giàu đã nôn ọe "mặt xanh nanh vàng" mách lại với bố mẹ. Thôi đành con dại cái mang, ngẫm con mình cũng mải chơi đua đòi nào có được học đến đầu đến đũa, chẳng thể đòi hỏi rể cao siêu hơn. Họ cũng cần một người đáng tin cậy ở rể nên chấp nhận đứa sức dài vai rộng, "vai u thịt bắp mồ hôi dầu" cho dễ sai vặt, về đây dạy nghề buôn bán lại hơn.
Còn nhà nó thì vừa nghe tiếng "đại gia", nhà cao cửa rộng đã mừng mừng, người ta sinh mỗi cô con gái, lại có cái cửa hiệu to đại tướng ở gần chợ tỉnh, cơ ngơi sau chẳng là của nó thì của ai. Nên ai cũng yên tâm nhất thằng ấy, nhất trí luôn, mang trầu cau lễ ngãi cho phải phép đến.
Dân hám của tưởng được phen vớ bẫm ai ngờ, họ là con buôn đầu không những có sỏi mà còn tinh vi hơn một máy vi tính công nghệ mới nhất, lúc nào cũng tham công tiếc việc, còn lâu mới qua mặt được, vả lại có làm thì mới có ăn... Nên rốt cuộc nó vẫn là tên bốc vác bình thường, như thằng ở trong nhà, đi đâu cũng phải xin phép, chẳng được quyết việc gì, nhà có việc cần về phải dấm dứ, lấy đà chán chê xem bố mẹ vợ có thu xếp được người thay thế trông coi kho không đã.
Thấy mọi người cứ nâng cao quan điểm nhạo "chó chui gầm chạn" mãi nó cũng tự ái, nghe đâu vợ chồng nó sắp bỏ nhau, vì chồng muốn ra ở riêng cho chủ động, vợ thì suy trước tính sau, nghe mẹ to nhỏ cũng hốt, giờ bỏ ra ngoài thì lấy gì mà ăn, nhà chồng nghèo, chồng thì nào biết tu chí, tạo việc cho còn chẳng chịu làm, chỉ thích làm tướng, hai đứa đều thất học, vợ quen sướng từ bé, trong khi con còn bé tí, khôn hồn phải biết nhịn.
Bởi bố vợ nó cứng cỏi tuyên bố thẳng: "Nếu anh ra ngoài ở thì thôi, việc nhà này không cần anh phải góp mặt, dưới xuôi có việc chúng tôi cũng không thể đến, coi như tuyệt giao". Nó nghe cũng chờn, bởi nói đi rồi nói lại nó cũng có giỏi giang đâu, chưa gì đã đòi làm ông chủ, tiền rủng rỉnh, tiêu tới tấp thì cũng hơi quá. Giờ từ chỗ đang có tất cả, ra ở trọ sẽ thiếu thốn đủ kiểu rồi nhục nhã, chẳng ai biết mình là ai. Nên nó nghe lời mẹ đẻ khuyên "hi sinh đời bố củng cố đời con", chấp nhận ở lại, quyết định tiếp tục đời sống của một cây tầm gửi. Với nó, cuộc đời giờ là một chuỗi những vòng luẩn quẩn, bế tắc, lực bất tòng tâm.
Theo VNE
Ông chủ không thích kết hôn với thư ký Đàn ông thích kết hôn với những người phụ nữ có cùng học thức, môn đăng hộ đối. Lý do tại sao các ông chủ đã dừng việc kết hôn với thư ký của mình: Bởi chỉ số tham vọng trong việc lựa chọn người bạn đời sao cho thật môn đăng hậu đối bao gồm cả vật chất và học thức đang...