Câu chuyện bóng đá: Tình yêu của người Sài Gòn
Trên mạng xã hội đang tồn tại một Fanpages (trang riêng của người hâm mộ) mang tên “Hội CĐV bóng đá Sài Gòn”. Không chỉ tồn tại trên mạng, thực tế hội này cũng có một lượng khá đông người tham dự và có những hoạt động rõ ràng.
Tuy nhiên, điều đáng nói họ lập nên không phải với tiêu chí cổ vũ cho đội bóng duy nhất của bóng đá thành phố chơi ở V.League là SGXT. Thậm chí, các thành viên trong hội này đều không ít lần chỉ trích nặng nề CLB có đại bản doanh ở Sài thành. Khi SGXT giải thể, những thành viên của hội này còn bày tỏ niềm vui mừng, và cảm ơn đội bóng đã “ra đi” để “làm trong sạch bóng đá Thành phố”.
CĐV Sài Gòn trên sân Thống Nhất. Ảnh: DƯ HẢI
Ông Trần Song Hải và ông Trần Hữu Nghĩa là 2 CĐV nổi tiếng của bóng đá TPHCM, họ là những người đi đầu trong việc vận động người hâm mộ đến sân Thống Nhất để cổ vũ cho SGXT khi đội bóng này thăng hạng V. League. Sự nhiệt tình của các vị này đóng vai trò không nhỏ giúp cho sân Thống Nhất luôn đông nghẹt khán giả mỗi chiều cuối tuần ở mùa giải năm ngoái. Thế nhưng, họ cũng chính là những người phản đối mạnh mẽ nhất CLB này kể từ khi mùa giải năm nay bắt đầu, hay nói đúng hơn là kể từ lúc đội bóng này đổi tên.
Video đang HOT
Sự thay đổi hoàn toàn về thái độ này rất dễ hiểu, bởi khi tình yêu mãnh liệt của mình bị lừa dối thì cảm giác thù hận sẽ nảy sinh. Mối quan hệ giữa SGXT với người hâm mộ nơi đây cũng là như thế.
Bây giờ bóng đá thành phố đã không còn CLB nào tham dự V.League mùa giải sau. Đây được coi là một “nốt trầm” đã được đoán trước kể từ cái ngày mà TMN.CSG xuống hạng. Tuy nhiên, với người hâm mộ bóng đá thành phố thì “nốt trầm” này lại mang đến cho họ những hy vọng vào một đội bóng thực sự của người Sài Gòn, một đội bóng tử tế chứ không phải “nhập hộ khẩu” thành phố vì những mục đích cá nhân.
CLB TPHCM đang chơi ở hạng Nhất chính là niềm hy vọng mà người hâm mộ Sài Gòn đang đặt niềm tin vào. Những người Sài Gòn yêu bóng đá lại tất tưởi vận động ủng hộ đội bóng này như cái cách họ từng kéo nhau đến sân cổ vũ cho SGXT. Sắp tới đây sẽ có những ngôi sao gia nhập đội bóng non trẻ này. Lộ trình để đội bóng này thăng hạng lên V.League là không xa. Thế nhưng, liệu sự tồn tại của hy vọng ấy kéo dài bao lâu là một vấn đề khác.
CLB TPHCM dù thực chất hoàn toàn là của người Sài thành, nhưng không có nghĩa họ sự nhận được tình yêu của người hâm mộ bóng đá nơi đây một cách vô điều kiện. “Chiếc áo không thể làm nên thầy tu”, người làm bóng đá thành phố hiểu rằng họ không thể chỉ dựa vào cái “mác” mang tên TPHCM để thuyết phục được người hâm mộ. Cái chính là cách làm và sự thể hiện của họ có thực sự mang lại niềm tin yêu của những người đang hy vọng hay không. Nếu không, khả năng CLB này sẽ biến thành một SGXT thứ 2 là không hề nhỏ.
“Sài Gòn sáng nắng, chiều mưa”, lấy được tình yêu của người yêu bóng đá thành phố không hề khó, nhưng giữ được tình yêu ấy bền vững thì lại khó vô cùng. Bất cứ một bước đi sai lầm nào cũng có thể bị trả giá bởi hiệu ứng ngược.
Theo VNE
Hình ảnh đẹp sau những hành động không đẹp
17g ngày 18-8, trận XMXT Sài Gòn - Sông Lam Nghệ An (SLNA) mới bắt đầu, thế nhưng từ 13g30 vài trăm khán giả trong màu áo vàng truyền thống của CĐV xứ Nghệ đã tụ tập trước cửa sân Thống Nhất (TP.HCM) hò hét, cổ vũ, thổi kèn inh ỏi.
Ba mươi phút sau, cổng số 7 trên đường Tân Phước buộc phải mở sớm hơn thông lệ để khán giả vào sân. Do lượng khán giả quá đông, lại chen lấn mất trật tự nên lực lượng bảo vệ chỉ có thể mở một cửa nhỏ để tiện kiểm soát.
16g, khán đài C và D nhuộm đầy sắc vàng của CĐV đội khách với 7.800 người xem - theo số vé bán ra của CLB. Vào giờ cuối, ban tổ chức trận đấu quyết định không tổ chức bán vé ở hai khán đài A4 và A5 để thuận tiện cho việc kiểm soát. Tuy nhiên trước giờ bóng lăn, khán đài A5 được phép mở cửa để đón khán giả vào xem với điều kiện bắt buộc: không được mặc áo vàng của CĐV SLNA.
Dù việc kiểm tra vào cửa khá gắt gao, thế nhưng một số khán giả vẫn đưa được chai nước, cán cờ (loại ngắn) vào bên trong khán đài C cùng một số biểu ngữ mang lời lẽ quá khích. Mặc cho trời nắng gay gắt, nhiều khán giả quá khích liên tục ném chai nước xuống sân nhắm về phía lực lượng cảnh sát, thậm chí là với cánh phóng viên ảnh khi đang tác nghiệp. Chưa hết, nhiều người còn tung giấy tiền vàng mã kèm theo lời lẽ chỉ trích nặng nề để phản đối ban tổ chức trận đấu về việc tăng giá vé từ 20.000 lên 40.000 đồng.
Trong bầu không khí khá nặng nề ấy, có ba thanh niên trẻ tuổi chủ động xin phép lực lượng bảo vệ nhảy xuống sân với bao tải trong tay để đi nhặt những chai nước mà một số đồng hương thiếu ý thức ném bừa bãi xuống sân. Bên trên khán đài, một số thành viên có trách nhiệm cũng liên tục cầm loa điện kêu gọi mọi người hãy kiềm chế và tuyệt đối không ném vật cứng xuống sân nữa.
Suốt thời gian diễn ra trận đấu, việc ném vật cứng xuống sân dường như biến mất, thay vào đó là những màn cổ vũ cuồng nhiệt.
Có lẽ việc làm của ba thanh niên mặc áo CĐV đội SLNA đã khiến những CĐV đồng hương quá khích thay đổi thái độ. Nhưng cho dù có hay không thì việc làm của ba thanh niên mặc áo CĐV đội SLNA thật đáng biểu dương.
Theo VNE
'Trọng tài đã sai nhưng không ai cố ý hại CLB Thanh Hóa' Trưởng ban tổ chức giải V-League Trần Duy Ly thừa nhận tổ trọng tài Phùng Đình Dũng đã sai khi công nhận bàn thắng thứ hai cho Xuân Thành Sài Gòn nhưng khẳng định đây hoàn toàn là sai sót chuyên môn. Trưởng giải Trần Duy Ly cho rằng tình huống mà trọng tài mắc sai sót trong trận Thanh Hóa - Xuân...