Câu chuyện bé gái suýt mất mạng vì nạn “săn người bạch tạng”
Có lẽ cuộc đời của Margareth Khamis sẽ phẳng lặng như bao trẻ em da màu khác, nhưng căn bệnh bạch tạng và suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu đã biến em thành một mục tiêu của nạn săn người kinh hoàng ở Tanzania.
Margareth Khamis sinh ra trong một ngôi làng nghèo ở miền bắc Tanzania. Cô bé 6 tuổi vừa phải trải qua một cú sốc khủng khiếp, đáng sợ đến mức cả trong những giấc ngủ em cũng phải run lên bần bật.
Vào một đêm không trăng tuần trước, một nhóm người bịt mặt đã xông vào nhà Khamis, bế thốc cô bé rồi chạy theo cửa sau lủi đi mất. Vụ bắt cóc đã gây xôn xao dân làng, cha mẹ Khamis, người thân điên cuồng tìm kiếm, ai cũng tuyệt vọng nghĩ đến một viễn cảnh tối tăm của Khamis. Họ tin rằng cái chết là điều không thể tránh khỏi, khi mà người bạch tạng như Khamis đang bị lùng sục, săn tìm ráo riết làm bùa may mắn.
Khamis tại đồn cảnh sát sau khi được giải cứu
Đối với cha mẹ Khamis, con gái mất tích là một nỗi đau kinh hoàng nhưng chính họ cũng phải thừa nhận rằng chuyện này đã trở nên tương đối phổ biến ở Tanzania, một đất nước nghèo khó và còn đầy rẫy những người hành nghề bác sĩ phù thủy (wichdoctor).
Họ thường săn lùng những người bị bạch tạng, cắt trộm chân tay, ngâm thuốc bán làm bùa may mắn. Giá của một bàn chân, bàn tay người bạch tạng khoảng 4000USD, cả thân thể có thể lên đến 75.000USD.
Chính vì sức mạnh của đồng tiền, của lòng tham mù quáng đã khiến kẻ độc ác bắt cóc Khamis hành động liều lĩnh như vậy. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười với cô bé 6 tuổi, sau khi cảnh sát địa phương phát hiện một người đàn ông đang rao bán một bé gái với số tiền lên đến hàng chục ngàn USD. Nếu người này thành công, có lẽ Khamis sẽ không thể được nhìn thấy một lần nữa.
Video đang HOT
Một nạn nhân bạch tạng bị cắt trộm cánh tay bên phải
Sau khi nhận được thông tin, cảnh sát nhanh chóng thành lập một biệt đội, đóng giả khách hàng tiềm năng, giải cứu cô bé. Chỉ huy trưởng cảnh sát khu vực, ông Jume Bwire cho biết người đàn ông đã bị sập bẫy và nhanh chóng bị bắt giữ.
Điều đáng nói, thủ phạm 44 tuổi lại chính là người chú ruột của Khamis. Rất may, cô bé không bị thương gì và được đưa trở về đoàn tụ cùng gia đình.
Trường hợp của Khamis là một trường hợp may mắn hiếm hoi trong hàng loạt các vụ án tương tự ở Tanzania. Trong 15 năm qua, đã có ít nhất 75 vụ giết người chặt xác, nhiều nạn nhân là trẻ em, phụ nữ bị cắt trộm tay chân, thậm chí bị giết chết rồi lấy xác ngâm rượu.
Trước tình hình đó, Liên Hợp Quốc đã đưa ra cảnh báo về nạn săn lùng người bạch tạng ở Tanzania, cũng như ở Malawi và Burundi. Hai quốc gia sát biên giới Tanzania cũng trở thành một điểm nóng về nạn “săn” người bạch tạng.
Baraka, 6 tuổi cùng 5 trẻ em khác là nạn nhân của nạn săn người bạch tạng Tanzania đã được đưa sang bệnh viện Mỹ hỗ trợ lắp chân tay giả
Lo ngại ngày càng gia tăng khi Tanzania chuẩn bị bước vào một cuộc bầu cử, nhiều chính trị gia lắm tiền nhiều của mê tín, sẵn sàng chi hàng triệu đô la Mỹ mua may mắn từ chân tay người bạch tạng, để trúng cử.
Dù nhiều trẻ em bạch tạng đang được quân đội bảo vệ trong các khu nhà kín nhưng để chấm dứt được nạn săn người kinh hoàng này, quan trọng hơn cả là ý thức và quan niệm cổ hủ ở Tanzania cần phải được loại bỏ.
Theo_An ninh thủ đô
Hình ảnh em bé đầu hàng chiến tranh gây "bão"
Bức ảnh chụp em bé giơ hai cánh tay lên để đầu hàng, trong ánh mắt chứa đầy nỗi sợ hãi...
Hàng ngàn tài khoản mạng xã hội đã cùng chia sẻ lại một bức ảnh chụp em bé người Syria với hai cánh tay giơ lên trong tư thế đầu hàng. Bức ảnh hiện đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội và gây xúc động mạnh đối với người xem.
Nỗi xúc động của người xem đến từ nỗi sợ hãi trong mắt em bé. Cô bé trong ảnh đã tưởng rằng ống kính máy ảnh đang chụp mình là một họng súng. Khoảnh khắc sợ hãi đó đã được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ Osman Sarl.
Bức ảnh bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội phương Tây từ tuần trước khi ảnh được đăng tải lại trên tài khoản mạng xã hội của một nữ phóng viên hiện đang làm việc tại Dải Gaza - chị Nadia Abu Shaban. Ngay sau đó, bức ảnh nhanh chóng được chia sẻ lại với tốc độ chóng mặt và hiện giờ đã có gần 20.000 lượt chia sẻ ảnh.
Những bình luận dưới bức ảnh mà nữ phóng viên Nadia Abu Shaban chia sẻ thể hiện niềm thương cảm dành cho em bé: "Tôi đã lau nước mắt", "Một nỗi buồn khôn tả", "Nhân đạo đã đầu hàng"...
Đứng trước bức ảnh đang thu hút rất đông sự quan tâm của cư dân mạng, có những người cho rằng bức ảnh này là sắp đặt, dàn dựng và thậm chí là dối trá, bởi không ai biết tác giả thực sự của bức ảnh là ai và bối cảnh chụp bức ảnh này là như thế nào.
Trong vô vàn những tranh cãi trên mạng về tác giả của bức ảnh, đã có người chỉ ra được rằng đây là bức ảnh được lấy từ một bài báo, do nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ Osman Sarl thực hiện.
Sau đó, hãng tin BBC đã tìm cách liên lạc với nhiếp ảnh gia Osman Sarl hiện giờ đang làm việc ở Tanzania, để khẳng định về nguồn gốc bức ảnh và được xác thực rằng nhân vật chính trong bức ảnh là một cô bé 4 tuổi có tên Hudea.
Bức ảnh được chụp tại trại tị nạn Atmeh ở Syria hồi tháng 12/2014. Cô bé đã cùng mẹ vượt qua chặng đường dài 150km để từ quê nhà - thành phố Hama tới trại tị nạn Atmeh ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiếp ảnh gia Osman Sarl nhớ lại rằng: "Khi đó tôi đang sử dụng ống kính tele và cô bé nghĩ rằng tôi đang cầm vũ khí. Tôi nhận ra cô bé vẫn rất sợ hãi sau khi tôi đã chụp xong bức ảnh bởi Hudea vẫn mím môi và giơ tay lên trời. Thường thì lũ trẻ sẽ chạy trốn, sẽ giấu mặt đi và cười khi nhìn thấy máy ảnh. Trong một trại tị nạn, để được thấy rõ ràng nhất những gì mà con người đã phải gánh chịu vì chiến tranh, xung đột, hãy nhìn vào những đứa trẻ. Những đứa trẻ luôn thể hiện cảm nhận trung thực nhất bởi sự ngây thơ vốn có".
Bức ảnh này đã được đăng tải trên tờ tin tức Trkiye của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1 năm nay, đây cũng là tờ báo mà nhiếp ảnh gia Sarl đã làm việc trong suốt 25 năm với nhiệm vụ chuyên đưa tin ảnh về chiến tranh và thảm họa tự nhiên.
Khi bức ảnh mới xuất hiện, nó đã được cộng đồng mạng Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ rộng rãi, nhưng phải tới bây giờ, bức ảnh mới lan truyền tới cư dân mạng phương Tây.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ BBC
Nạn sát hại người bạch tạng ở Tanzania Nguy hiểm luôn chực chờ người mắc bệnh bạch tạng ở Tanzania vì các bộ phận trên cơ thể họ được cho là có thể mang lại may mắn và sự giàu có. Trẻ em bạch tạng ở Tanzania Ảnh: AFP Lâu nay, người bạch tạng ở châu Phi đã rất khổ sở vì luôn bị kỳ thị, xa lánh và giờ đây...