Câu chuyện “bà điên ngồi lỳ trước cửa” và những suy cảm về thân phận phụ nữ khiến MXH lắng đọng
Mọi người chỉ liếc nhìn hoặc đuổi đi. Riêng tôi không dám nhìn thẳng vào mắt, cũng không biết nói với cô câu gì…
Vừa qua, trong một nhóm kín trên mạng xã hội được đông đảo bạn trẻ theo dõi, thành viên A. K có đăng tải một bức ảnh mà theo anh là chụp lại khoảnh khắc một người phụ nữ điên với ánh mắt đầy cảm xúc đang ngồi trước cửa hàng của nhà mình. Kèm theo bức ảnh, A.K còn chia sẻ thêm về câu chuyện cũng như những suy cảm của cô em gái mình về cuộc đời, phận người.
“Những dòng này là tâm sự của em gái mình lúc sáng nay nhìn thấy một người đàn bà ở trước cửa tiệm.
Sáng nay có một người đàn bà điên ở trước cửa…
Lại gần bảo đi đi vì còn phải làm ăn. Cô dạ dạ rồi vẫn tiếp tục ngồi, làm những hành động vô nghĩa. Lấy mớ bông gòn lau chùi cái gương nhỏ, rồi cầm cây bút kẻ lông mày vẽ lên môi như một người bình thường, như thể đang hiểu rõ việc mình làm lắm.
Người cô gầy guộc, đen nhẻm. Bộ quần áo lỏng lẻo chắc mặc từ cái hồi cô còn phổng phao. Vì sao cô lại điên nhỉ? Có ai tự hỏi một con người bình thường… sao bỗng dưng lại hoá điên chưa? Hay là cô điên từ lúc lọt lòng? Vậy thời gian qua cô sống bằng cách nào đến từng tuổi này?
Chiếc xe của cô đựng đầy những thứ linh tinh ở trong rổ. Có một chiếc áo mưa màu xanh ở yên sau.
Mọi người chỉ liếc nhìn hoặc đuổi đi. Riêng tôi không dám nhìn thẳng vào mắt, cũng không biết nói với cô câu gì. Nói thì cô có hiểu được không? Tất cả phụ nữ, nhất là phụ nữ Á Đông hẳn đã chịu rất nhiều áp lực và thách thức.
Từ gia đình, xã hội. Gánh nặng cơm áo, con cái… Mẹ tôi cũng là một người phụ nữ với đầy đủ tiết hạnh, phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam. Vì vậy mà tự tôi cảm thấy thương bà.
Vất vả, cực khổ, vùi hết thanh xuân của mình với con cái. Nhưng tôi luôn nể phục mẹ, bởi rất ít lần thấy mẹ khóc hay yếu đuối. Bao nhiêu khó khăn ở trên vai mẹ, mà mẹ vẫn cười. Tối hôm qua mẹ còn gọi tôi 3 cuộc gọi nhỡ vì sợ tôi đau bệnh mà lại ở một mình.
Tôi chỉ nói nhanh rằng mình không sao, bệnh vặt thôi mà. Ở thời đại này, thời mà phụ nữ đã có thể ra đường làm việc, tranh sự bình đẳng với đàn ông, chứng tỏ cho họ thấy mình có thể làm được mọi thứ mà họ làm.
Tôi cũng vậy… lăn ra đường. Có thể nói là mạnh mẽ hơn một số người, vậy mà bản chất vẫn là bản chất. Phụ nữ rất yếu mềm.
Xã hội luôn cho mình thấy tiền mới là quan trọng hơn hết. Không có tiền rất bất tiện. Tôi có một câu cửa miệng rằng: “Ở đâu, làm gì, với ai cũng được. Miễn sao hạnh phúc là được”. Đó là quan điểm, là tâm niệm. Chắc sẽ làm được thôi… nếu có tiền.
Phụ nữ, mạnh mẽ lên! Chiến đấu chứ đừng gục ngã”.
Video đang HOT
Ngay sau khi được đăng tải không lâu, câu chuyện này đã thu hút hàng nghìn lượt tương tác từ cư dân mạng, kèm theo đó là rất nhiều bình luận chia sẻ cảm xúc:
“Những người điên điên dở dở ngoài đường đều rất đáng thương, họ đã phải trải qua những điều quá sức chịu đựng của họ và vì không vượt qua nổi điều đó nên họ mới như vậy”.
“Nhiều khi đi ngoài đường, thấy mấy người hoá dại này mà thương vô cùng, cảm thấy mình may mắn vì còn lành lặn, còn tỉnh táo. Nhiều khi nhìn chỉ biết thương chứ không biết phải giúp làm sao”.
“Nhìn mẹ mình mà mình càng thương những người phụ nữ hơn. Luôn tự nhủ với lòng, không bao giờ được phép làm người phụ nữ rơi nước mắt. Phụ nữ sinh ra thiệt thòi rồi, cần trân trọng và yêu thương họ nhiều hơn’.
Hình ảnh người phụ nữ dở, điên đã đánh thức nơi cô em gái của chủ bài đăng những cảm xúc sâu thẳm, qua đó gợi lên trong cô suy tư về phận đời của những người phụ nữ xung quanh. Là phụ nữ, hơn ai hết, cô hiểu rõ những thứ mà một người phụ nữ nói chung và chính cô nói riêng sẽ phải đối mặt.
Và đúng như những gì cô gái ấy chia sẻ, phụ nữ sinh ra vốn đã mang theo mình rất nhiều thiệt thòi. Mặc định là phái yếu, nên phụ nữ rất cần được chở che, bảo vệ và yêu thương. Nhưng thực tế, chính chúng ta là người rõ nhất, những phụ nữ xung quanh, những người bà, người mẹ, người chị đã và đang phải hy sinh rất nhiều thứ của bản thân để xây dựng và vun đắp cho hạnh phúc gia đình.
Vì vậy, thiết nghĩ, nếu thật sự yêu thương, đừng bao giờ khuyên những người phụ nữ tự bản thân họ phải mạnh mẽ. Mà thay vào đó, hãy yêu thương, trân trọng và bảo vệ họ như những gì mà họ xứng đáng được hưởng. Vì về cơ bản, phụ nữ là để yêu thương.
Theo Thế giới trẻ
Hà Tĩnh: Ước mơ của "cô giáo 20 năm cắm bản trồng người" đã thành hiện thực
Xúc động trước ước nguyện đầy niềm yêu thương điểm trường mầm non có cái sân chơi cho những lũ trẻ người dân tộc Chứt của cô giáo 20 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người ở Bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), nhiều bạn đọc báo Dân trí đã chung tay quyên góp, giúp cô trò thỏa ước mong.
Như Dân trí đã thông tin, đến điểm lẻ Trường mầm non Hương Liên ở bản Rào Tre, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, ai cũng ái ngại trước những thiếu thốn, thiệt thòi của những đứa trẻ ở đây khi cơ sở vật chất quá thiếu thốn. Học sinh học ở bản đã hình thành hàng chục năm nay nhưng lớp học vẫn phái tạm bợ ở hội quán chật chội đã xuống cấp trầm trọng. Đã thế ngôi nhà lại còn nhiều không, trong đó có thiệt thòi nhất cho các cháu nhỏ người dân tộc Chứt là điểm không có sân chơi cho trẻ nhỏ.
Điểm trường mầm non Hương Liên (xã Hương Liên, huyện Hương Khê) tại bản Rào Tre hình thành hàng chục năm không có sân chơi khiến trẻ nhỏ nơi đây chịu nhiều thiệt thòi.
Mấy chục phút vui cùng các cháu nhỏ nơi lớp học thiếu thốn, thật buồn cho các em, gần 20 cháu nhỏ chỉ có thể nô đùa trong căn phòng bé nhỏ khoảng hơn 20m2. Sân trước nhà hội quán làm điểm học của các em bé xíu, lại không có mái che. Những hôm trời râm mát, cô nuôi có thể cho các em ra ngoài cái sân bé xíu để chơi đùa. Còn lại nắng nóng, mưa gió thì cô trò cùng phải tá túc, vui đùa trong căn phòng bé nhỏ.
Hơn 20 năm cắm bản, lăn lộn với nghiệp trồng người, cô giáo Hoàng Thị Hương phụ trách điểm trường này đã nhiều lần bật khóc vì thương các em nhỏ mà cô xem như những đứa con ruột thịt. Cô giáo Hương có những điều ước bé nhỏ, giản dị mà cô nói còn lớn hơn, còn quý hơn những phần thưởng cá nhân mà Bộ GD&ĐT, tỉnh Hà Tĩnh dành cho cô.
"Đã chọn lên với con em của bản thì tôi không có nguyện vọng gì cho bản thân, hạnh phúc, niềm vui lớn nhất của tôi là thấy các cháu được đến lớp, được nở nụ cười, được biết con chữ. Bởi vậy, tôi ước cho các cháu có được một công trình phụ đủ để các cháu thuận tiện hơn, sạch sẽ hơn khi ở trên lớp học. Tôi ước cho các cháu có được cái mái che, cái sân chơi để các cháu có chỗ vui đùa, để các cháu quên đi hốc đá, con suối kia, để lớp học luôn rộn ràng tiếng cười của trẻ" - giọng cô Hương thổ lộ về những ước vọng bé nhỏ, giản dị.
Thương lắm, quá đỗi xúc động trước tấm lòng, sự cống hiến và những ước vọng cao đẹp của cô giáo Hương, nhiều bạn đọc báo Dân trí đã chung tay nối kết, quyên góp kinh phí giúp cô trò điểm trường mầm non bản Rào Tre thỏa ước mong.
Sau khi tính toán kinh phí một nhóm bạn đọc báo Dân trí đã tính toán, thiết kế và thuê đơn vị thi công sân chơi, mái che cho điểm trường này. Chỉ chưa đầy 40 triệu đồng nhưng một sân chơi rộng hơn 120m2, gồm cả mái che rộng, thoáng đã được hoàn thiện và bàn giao cho điểm trường vào ngày chủ nhật, 28/10.
Ngày bàn giao, đã có những mạnh thường thương cô trò đã quyên góp áo quần, đồ chơi của con trẻ mang lên tận bản Rào Tre tặng cho lũ trẻ người Chứt. Cả các cô, chính quyền xã Hương Liên, Phòng Giáo dục Hương Khê và các mạnh thường quân đều hết sức xúc động trước công trình được đưa vào sử dụng, trước những món quà từ miền xuôi.
Người xúc động nhất là cô giáo Hoàng Hương. Dù bé nhỏ thôi, nhưng cái công trình ở một địa phương còn nhiều khó khăn như xã miền núi Hương Liên, như bản Rào Tre quý lắm, đã kéo dài bao năm chưa làm được. Cô Hương và các cháu đã hát rất nhiều trong ngày hôm ấy. Những đứa trẻ người Chứt vui chơi, nô đùa hết cỡ.
"Cô trò bản rào tre cảm ơn các mạnh thường quân rất nhiều. Cuổi cùng ước mơ 20 năm có một sân chơi của các cháu nơi đây đã trở thành hiện thực. Giờ đây các cháu không còn phải chen chúc trong căn phòng chật hẹp nữa. Trời nắng hay mưa các cháu cũng đã có nơi để vui chơi nô đùa như các bạn ở nơi khác.
Cô trò nơi đây không biết phải làm sao để cảm ơn các nhà hảo tâm. Các tấm lòng cao cả của các mạnh thường quân đã dành cho cô trò nơi điểm trường xa xôi này. Mong sao các cháu được các nhà hảo tâm giúp đỡ quan tâm nhiều hơn nữa để các cháu được học tập vui chơi như các bạn cùng trang lứa" - cô Hương viết những lời chia sẻ trên trang facebook của cá nhân mình.
Một số hình ảnh các mạnh thường quân chung tay hỗ trợ xây dựng sân chơi cho trẻ nhỏ người dân tộc Chứt và niềm vui của cô trò khi công trình đầy ý nghĩa được đưa vào sử dụng do PV Dân trí ghi lại:
Vật liệu được tập kết ngay sau ước nguyện của "Cô giáo 20 năm cắm bản".
Sân chơi của điểm trường được mở rộng.
và lát bằng bê tông
Phần mái che được thi công giúp các em có thể thỏa thích vui chơi cả ngày nắng, ngày mưa.
Các mạnh thường quân có mặt tại điểm trường ngày công trình hoàn thành, bàn giao.
Mái che thông thoáng, đẹp đẽ.
Một số mạnh thường quân hỗ trợ các cháu đồ chơi, giúp các em có thêm nụ cười.
Trẻ em người Chứt thỏa thích vui chơi tại sân trường mới được các mạnh thường quân tài trợ.
Các mạnh thường quân tặng quà cho trẻ em dân tộc Chứt.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng cô trò điểm trường mầm non dân tộc Chứt ở bản Rào Tre.
Văn Dũng
Theo Dân trí
"Tảng băng chìm" của biệt phái tại Hà Tĩnh Biệt phái ở ngành giáo dục Hà Tĩnh có những "tảng băng chìm", khiến dư luận trong giáo viên có lúc gợn sóng. Ai cũng biết, biệt phái là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm điều động cán bộ, giáo viên, công nhân viên đến với vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Nhờ lực lượng tăng cường ấy mà...