Câu chuyện 20 nghìn của bố khiến con trai xấu hổ và nhận ra giá trị của đồng tiền
Đối với người này, 20 nghìn đồng không có giá trị gì nhưng đối với người khác, nó có thể thay đổi được số phận của một đời người.
ảnh minh họa
20 nghìn thì mua được gì, làm được gì? Hôm đó, tôi bỗng nhiên tự hỏi mình như vậy. Cô con gái 4 tuổi của tôi nghe thấy liền trả lời rằng có thể mua được hai que kem. Tôi im lặng không nói và tôi lại nhớ đến câu chuyện 20 nghìn của bố.
Năm đó, bố tôi vừa học xong Tiểu học, vốn thông minh nên bố thi đỗ vào một trường cấp ba trong huyện. Trong lúc ông ấy đang tràn đầy hy vọng để đón năm học mới thì ông nội lại nói với bố rằng đừng đi học mà hãy ở nhà cắt cỏ. Ước mơ tan tành ngay trong chốc lát, cả ngày ông ấy chỉ biết khóc và không làm bất cứ việc gì cả. Không còn cách nào khác, ông nội đành nói nếu bố tự kiếm đủ số tiền nộp học phí được thì hãy đi học.
Số tiền học thời đó là 20 nghìn đồng, nếu so với một đứa trẻ thời nay mà nói thì chỉ mua được hai que kem. Thế nhưng đối với bố tôi của 30 năm về trước mà nói thì đó là một khoản tiền khá lớn. Ông nội nói như vậy thật ra cũng là vì không muốn cho bố đi học.
Bố tôi không nói không rằng mấy ngày trời, cuối cùng ông cũng quyết tâm kiếm bằng được số tiền đó để đi học. Trong lòng bố tôi tràn đầy quyết tâm, tràn đầy sức mạnh và ông lặn lội ra đồng đi dọn cỏ cho đội sản xuất, có lúc đám cỏ cắt được bó lại chất đống còn cao hơn cả người bố, nó nặng hơn 50kg. 50kg cỏ, đội sản xuất tính cho 5 phần công, đến khoảng hơn 20 ngày thì sẽ đủ số tiền 20 nghìn. Bố cứ tính như thế và lại cố gắng từng ngày một, dần dần khoảng cách để đi đến mục tiêu chỉ còn một bước nữa thôi, chỉ cần 50kg cỏ nữa là đủ tiền nộp học phí.
Sáng ngày hôm sau, bố tôi dậy thật sớm và vội vàng đi ra ruộng, dường như ông nhìn thấy con đường đến trường của mình ngay trước mắt nên hừng hực khí thế. Hôm đó, trời nắng nóng nhưng bố tôi vẫn mặc kệ và cố gắng hết mình để cắt cỏ. Mồ hôi rơi ướt đầm đìa cả áo, ánh nắng mặt trời càng lâu càng gay gắt khiến đầu óc ông quay cuồng và ông cắt phải chân, bố ngã quỵ xuống đất. Ngày ông có thể bước xuống giường đi được, năm học mới đã bắt đầu được hơn một tháng. Hơn nữa, ông nội còn nói, tiền đã dùng hết vào việc chữa chân cho bố nên không còn tiền để đi học nữa.
Trong tâm trí của tôi, mỗi lần tôi đòi tiền, bố chưa một lần từ chối tôi. Từ trước đến giờ, kể từ khi đi học xa nhà, bố chưa từng hỏi tôi dùng tiền làm gì mà mỗi lần tôi gọi điện về xin, bố đều vay mượn khắp nơi gửi lên cho tôi. Cho đến một ngày, bố kể cho tôi nghe về câu chuyện 20 nghìn đồng, tôi chợt tỉnh ngộ và hối hận vô cùng, tôi chạy ra rừng cây ngoài trường rồi đập đầu vào thân cây coi như đó là hình phạt dành cho mình. Kể từ ngày đó, tôi trở nên biết quý trọng đồng tiền hơn, không tiêu tiền phung phí nữa.
Video đang HOT
Tôi cảm ơn bố rất nhiều về câu chuyện 20 nghìn đó, sau này tôi sẽ kể lại cho con gái nghe, có thể sau này lớn lên con bé sẽ nói rằng, chỉ 20 nghìn thôi nhưng nó đã làm được rất nhiều việc, thậm chí là có thể thay đổi cuộc đời của một người.
Theo Motthegioi
4 câu chuyện đáng suy ngẫm
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu cảm thấy bất công thì hãy cố gắng để làm người đứng đầu còn nếu chỉ ngồi đó phàn nàn thì chỉ là vô ích mà thôi.
Câu chuyện 1: Chó và heo
Chó và heo là đôi bạn thân thiết, một ngày chó bị rơi xuống giếng cạn, heo ở trên vội vàng xoay sở tìm cách giúp bạn.
Chó nói: "Bạn hãy đi tìm một sợi dây thừng rồi thả xuống đây, mình chỉ cần cầm một đầu dây là có thể thoát ra ngoài được rồi!"
Sau khi heo đã tìm được một sợi dây thừng liền đi ngay tới giếng cạn và nhảy xuống rồi nói với chó: "Bạn cầm lấy dây thừng này rồi cứ lên trước đi, hãy mặc kệ mình!"
"Chó đừng khóc!"
Có một số người không được thông minh lắm nhưng lại đáng giá để bạn trân trọng cả cuộc đời!
Câu chuyện 2: Người mù thắp đèn
Có một vị thiền sư gặp một người bị mù thắp đèn trong đêm tối. Vị thiền sư khó hiểu liền hỏi lý do. Người mù này trả lời: "Tôi nghe nói rằng lúc trời tối thì mọi người đều không nhìn thấy gì giống như tôi, cho nên tôi mới thắp đèn lên để chiếu sáng đường cho họ đi."
Vị thiền sư nói: "Hóa ra ngươi là vì người khác mà thắp đèn, thật là có tấm lòng tốt!"
Người mù nói: "Kỳ thật, tôi cũng là vì mình mà thắp đèn đấy, bởi vì khi thắp đèn lên, trong đêm tối người khác mới nhìn thấy tôi và như thế họ sẽ không va vào tôi."
Vị thiền sư hiểu ra rằng: Vì người khác cũng chính là vì mình.
Câu chuyện 3: Kim đồng hồ
Một người công nhân phàn nàn với bạn: "Tất cả công việc đều là do chúng ta làm nhưng tổ trưởng lại là người được khen ngợi và cuối cùng mọi thành quả lại đều biến thành của quản lý hết, thật là không công bằng chút nào!"
Người bạn mỉm cười nói: "Hãy nhìn đồng hồ đeo tay của cậu xem, chẳng phải là cậu sẽ nhìn kim giờ trước, rồi nhìn kim phút"
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu cảm thấy bất công thì hãy cố gắng để làm người đứng đầu còn nếu chỉ ngồi đó phàn nàn thì chỉ là vô ích mà thôi.
Câu chuyện 4: Thay đổi suy nghĩ
Lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng: "Nếu như con tiến thêm một bước thì sẽ bị chết, hay lùi lại một bước cũng sẽ bị chết, thì con sẽ làm thế nào?"
Tiểu hòa thượng trả lời: "Con sẽ đi sang bên cạnh ạ!"
Trời không tuyệt đường của con người, trên đường đời lúc gặp phải tình huống "tiến thoái lưỡng nan", bạn hãy nghĩ khác đi một chút có lẽ bạn sẽ hiểu được rằng: " Đường bên cạnh cũng là một con đường."
Theo Guu
4 Mẩu Truyện 4 Câu Nói Cho Tâm Hồn Luôn An Yên Chi bằng hãy thôi để tâm đến những mất mát, những điều làm ta thương tổn. Thay vào đó, hãy lạc quan lên và tìm đến những khởi đầu mới, bạn nhé! 1. Một giọt mực rơi vào ly nước, nước lập tức đổi màu, không thể uống được nữa. Một giọt mực rơi xuống biển cả, biển vẫn cứ biếc xanh, chẳng...