Cầu Cần Giờ sẽ khởi công năm 2022
Cầu nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP HCM khởi công vào năm 2022, kinh phí xây dựng hơn 5.300 tỷ đồng, hoàn thành sau 3 năm.
Ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải thông tin về tiến độ dự án cầu Cần Giờ tại buổi tiếp xúc cử tri Cần Giờ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM (tổ đại biểu số 2), chiều 22/6.
Dự án sẽ được đấu thầu, khởi công năm 2022 và hoàn thành cuối năm 2025. Để dự án đúng tiến độ, ông An mong người dân có sự đồng thuận với chính quyền trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Phối cảnh cầu Cần Giờ. Ảnh: Sở Giao thông Vận tải TP HCM.
Nằm trên tuyến đường 7,4 km, cầu Cần Giờ có thiết kế dây văng mang hình ảnh cây đước, dài 3,4 km với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55 m, sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm và khu vực lân cận. Từ đây hình thành tuyến giao thông trực tiếp với khu vực ven biển phía Nam thành phố.
Video đang HOT
Cầu có điểm đầu tại nút giao đường 15B với Đường số 2 ( Khu đô thị Phú Xuân, Nhà Bè). Điểm cuối kết nối đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ).
Hướng tuyến cầu trùng với đường 15B, vượt đường Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè) và sông Soài Rạp sang huyện Cần Giờ. Sau đó cầu rẽ sang hướng Đông, đi song song với đường dây điện 220 kV, tiếp tục vượt sông Chà và nối với đường Rừng Sác.
Dự án được UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng xây dựng theo hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) kết hợp BT (xây dựng – chuyển giao). Tuy nhiên hồi tháng 6, Quốc hội thông qua Luật đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), trong đó không có hình thức BT, nên phải điều chỉnh việc chọn nhà đầu tư dự án khiến các bước triển khai bị trễ 6 tháng.
Cầu Cần Giờ có thiết kế hình cây đước 59 TP HCM khởi động dự án cầu Cần Giờ 22 TP HCM chốt phương án xây cầu Cần Giờ 14
Phà biển nối TP HCM - Vũng Tàu sắp hoạt động
Phà biển nối TP HCM và TP Vũng Tàu ngoài việc kích thích phát triển du lịch còn là tuyến giao thông công cộng, thuận tiện giao thương hàng hóa
Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, cho biết hiện việc đầu tư hạ tầng của tuyến phà biển đầu tiên tại TP, từ huyện Cần Giờ qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cơ bản hoàn thiện, dự kiến sẽ đưa vào khai thác dịp 2-9 năm nay.
Giảm chi phí, rút ngắn thời gian đi lại
Tuyến phà biển theo kế hoạch hoạt động trên cự ly khoảng 15 km, đáp ứng cả việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. Với thời gian hành trình dự tính chỉ khoảng 30 phút, tuyến phà ngoài việc rút ngắn thời gian di chuyển so với nhiều loại hình khác, còn tăng sự lựa chọn trong việc đi lại. Theo Sở GTVT TP HCM, điều kiện thuận lợi để hình thành tuyến phà nêu trên là bến Tắc Suất tại Cần Giờ đã có nên thời gian qua, các bên nghiên cứu và xây dựng luồng tuyến sẵn sàng để đưa tuyến vận tải vào hoạt động. Theo quy mô, mỗi ngày sẽ có khoảng 24 chuyến đi về, cứ 60 phút có 1 chuyến. "Đây là tuyến phà được đầu tư từ nguồn xã hội hóa và đơn vị khai thác hiện đề nghị giá vé là 50.000 đồng/người/lượt. Tuy nhiên, để công bố chính thức với các thông số cụ thể sẽ được thông qua từ các bên liên quan như Sở Tài chính, sau đó trình HĐND TP xem xét" - ông Bùi Hòa An thông tin.
Phà Bình Khánh đang là tuyến "độc đạo", nối khu nội thành TP HCM tới huyện Cần Giờ để đến bến Tắc Suất
Lãnh đạo Sở GTVT cũng cho biết hiện việc đầu tư phương tiện trên tuyến đã hoàn thành, với tổng cộng 6 phà, trong đó loại nhỏ nhất có thể vận chuyển được khoảng 500 khách, tương đương với 30 xe 16 chỗ; loại lớn có thể chở trung bình 350 khách, 20 ôtô các loại cùng 100 xe máy. Kế đến, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên tuyến như cầu dẫn, bến bãi... cũng đã hoàn thiện và vừa qua, các đơn vị mới khởi công thi công bến tàu và có thể hoàn thành trong khoảng 30 ngày. "Khi đi vào hoạt động, tuyến phà biển này mang tính chất là tuyến vận tải hành khách công cộng kết hợp du lịch nhằm tạo điều kiện cho nhu cầu đi lại với thời gian di chuyển nhanh, giá vé phù hợp..." - ông Bùi Hòa An thông tin.
Theo đó, ngoài việc hình thành thêm một tuyến vận tải mới, còn kích thích sự phát triển các dịch vụ, nhất là du lịch tại huyện Cần Giờ - vốn có nhiều lợi thế nhưng chưa được phát huy. Mặt khác, tại Cần Giờ, việc kết nối giao thông cũng khá hạn chế, trong khi khu vực này hiện hầu hết là các tuyến tàu du lịch, không thích hợp cho một số đối tượng như người lao động bởi liên quan đến giá vé, thời gian hoạt động... Do đó, khi tuyến phà đưa vào hoạt động, người dân sẽ có thêm nhiều lựa chọn trong việc đi lại, đặc biệt cũng thuận tiện hơn khi giao thương hàng hóa.
Muốn hiệu quả phải tăng kết nối
Theo một số chuyên gia giao thông và người hoạt động trong lĩnh vực du lịch đường thủy, tuyến phà biển nêu trên là một mô hình khá hay. Tuyến phà sẽ góp phần giảm áp lực giao thông trên các tuyến đường kết nối giữa TP HCM và TP Vũng Tàu bởi hiện không chỉ các tuyến đường bộ mà ngay cả cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng liên tục quá tải, thường xuyên ùn tắc vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ, Tết. Trong khi đó, hiện nhu cầu tham quan, giải trí tại huyện đảo Cần Giờ cũng tăng cao, vì vậy khi tuyến vận tải này hình thành có thể tạo điều kiện cho người dân vui chơi, di chuyển qua lại giữa 2 địa phương.
Ủng hộ việc xây dựng tuyến phà biển nhưng theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch HĐQT Lửa Việt Tours - người có nhiều hoạt động trong lĩnh vực du lịch, giao thông thủy, để tuyến phà hoạt động hiệu quả, phát huy hết lợi thế thì cần đồng bộ các giải pháp kết nối. Hiện nay, bến Tắc Suất tại Cần Giờ cách xa trung tâm TP HCM, trong khi việc di chuyển tới khu vực này cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nếu không có sự thuận tiện trong việc kết nối giao thông đến tuyến phà thì khó hiệu quả. Đặc biệt, cũng theo ông Mỹ, việc thêm hạ tầng kết nối từ khu nội đô TP HCM đến huyện Cần Giờ cũng sẽ kích thích nhu cầu đầu tư phát triển đô thị tại đây, kéo người dân tới tham quan Cần Giờ - một huyện đảo với nhiều cảnh quan đẹp ở TP HCM nhưng không phải ai cũng được biết.
Ông Trần Song Hải, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP - đơn vị đang vận hành tuyến tàu cao tốc TP HCM - Vũng Tàu, cũng đánh giá ý tưởng hình thành tuyến phà biển kết nối giữa 2 địa phương này là phù hợp. Theo ông Hải, hiện nhu cầu đi lại giữa TP HCM và TP Vũng Tàu khá lớn, không chỉ riêng vui chơi, tham quan mà còn giao thương thường xuyên. Vì vậy, khi khai thác tuyến phà biển, người dân qua lại được thuận tiện hơn vì có thể mang theo xe, hàng hóa... Lý do là hiện nay, một số tuyến du lịch với các tàu cao tốc theo thiết kế không vận chuyển xe hay một số loại hàng hóa cồng kềnh.
Nhiều địa phương được hưởng lợi
Khi tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu đi vào hoạt động kết hợp với các tuyến phà hiện hữu như phà Bình Khánh (nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ), phà Cần Giờ - Cần Giuộc (nối huyện Cần Giờ của TP HCM tới huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An) sẽ tạo điều kiện phát triển cho không chỉ riêng huyện Cần Giờ mà huyện Nhà Bè và huyện Cần Giuộc cũng có thêm nhiều điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ...
TP.HCM cách ly khẩn cấp một thuyền viên trở về từ Philippines Một thuyền viên từ Philippines về Việt Nam có biểu hiện nóng sốt, khó thở, chóng mặt, mệt mỏi và dị ứng toàn thân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115. Ngày 16/5, Sở Y tế TP.HCM cho biết, anh Lê Anh Dũng (22 tuổi), thuyền viên của tàu Thanh Thủy có hành trình từ cảng Davao, Philippines về...