Cầu Cần Giờ ở TPHCM có thiết kế hình cây đước
Cầu Cần Giờ bắc qua sông Soài Rạp sẽ kết nối khu Nam thành phố với huyện Cần Giờ (TPHCM) được thiết kế dây văng, phác họa hình dáng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ.
UBND TPHCM vừa phê duyệt kết quả tuyển chọn “Phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ – TPHCM”.
Theo đó, phương án thiết kế kiến trúc CG.D01 (Mã số CG.D01) của Công ty cổ phần Kidohu (KIDOHU) là cầu dây văng 1 trụ tháp với phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ, đã được chọn. Cây cầu có lan can hình tượng sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng sẽ tạo nên hiệu ứng rừng đước khi có xe đi qua cầu.
Cầu được thiết kế với hệ thống chiếu sáng mỹ thuật.
Video đang HOT
UBND TPHCM cũng giao Sở QH-KT công bố kết quả tuyển chọn theo quy định. Tuy nhiên, UBND TPHCM cũng lưu ý, một số điểm trong các bước tiếp theo như quy mô, thông số của cầu cần được tiếp tục nghiên cứu phù hợp định hướng điều chỉnh quy hoạch huyện Cần Giờ và có thể được điều chỉnh khi có căn cứ xác đáng.
Giải pháp tổ chức kết nối giao thông và kiến trúc cảnh quan của khu vực 2 đầu cầu cần phù hợp điều kiện hiện trạng và định hướng phát triển khu vực.
Dự án xây cầu Cần Giờ được UBND TP kiến nghị Thủ tướng cho xây dựng theo hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) kết hợp BT (xây dựng – chuyển giao) với tổng vốn dự kiến 5.300 tỉ đồng.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho Bộ GTVT bổ sung cầu Cần Giờ vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để làm cơ sở triển khai.
Theo Laodongtre
Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng sẽ thực hiện dự án xây cầu Cần Giờ
Dự án xây dựng cầu Cần Giờ sẽ do liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam - Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ thực hiện, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 5.300 tỷ đồng.
Ngày 5/3, đại diện Sở GTVT TP.HCM xác nhận UBND TP.HCM vừa duyệt kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ là cầu dây văng 1 trụ tháp phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ. Cầu Cần Giờ sẽ sử dụng lan can hình tượng sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng tạo nên hiệu ứng rừng đước khi đi qua cầu.
Được biết, đơn vị thực hiện là liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam - Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ. Công ty Trung Nam cũng chính là chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng vừa tái khởi động ở TP.HCM.
Đối với nguồn vốn, dự án cầu Cần Giờ đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Tổng chi phí ước tính khoảng 5.300 tỷ đồng.
Cầu Cần Giờ sẽ thay thế cho phà Bình Khánh hiện nay.
Hai công ty thực hiện dự án sẽ tự sắp xếp nguồn vốn xây cầu. Sau đó, TP.HCM hoàn vốn bằng quỹ đất để thực hiện dự án Khu lấn biển Cần Giờ 60 ha và dự án lấn biển Cần Giờ 480 ha.
Theo phương án thiết kế, cầu Cần Giờ có tổng chiều dài khoảng 7,4 km, với 4 làn xe sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP.HCM và các khu vực lân cận.
Dự kiến điểm đầu cầu là tại nút giao giữa đường 15B với đường số 2 khu đô thị Phú Xuân (huyện Nhà Bè). Điểm cuối kết nối vào đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam thuộc xã Bình Khánh (huyện Cần Giờ).
Theo VTC News
TPHCM sẽ cấm xe máy vào 4 quận trung tâm? Theo đề án tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TPHCM, việc cấm xe máy vào khu vực trung tâm (4 quận) được thực hiện theo 3 giai đoạn và cấm hẳn từ năm 2030. Việc đi lại khu vực này do hệ thống giao thông công cộng đảm nhiệm. Đề...