Cầu cạn đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long đang được đẩy nhanh thi công
Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai III TP. Hà Nội được khởi công tháng 5/2018 và mục tiêu hoàn thành tháng 9/2020. Đến nay, các gói thầu xây lắp đang đẩy nhanh tiến độ, để đáp ứng được kế hoạch đề ra.
Cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long đang được thi công
Theo ông Phạm Anh Tú – Trưởng phòng Quản lý dự án 1 – Ban Quản lý Dự án Thăng Long cho biết, Dự án được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng, gồm hơn 4.520 tỷ đồng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và gần 823 tỷ đồng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án có tổng chiều dài 5,367km, trong đó chiều dài cầu cạn là 4,836km, gồm phần kết cấu nhịp dầm Super-T 4.426,60m và phần kết cấu nhịp dầm thép 404,4m. Về quy mô, dự án được thiết kế bốn làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75m; hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa… đảm bảo cho xe chạy với vận tốc 100km/h. Chiều dài cầu và đường dẫn L = 5,049Km (riêng cầu cạn dài L = 4,592Km).
Với mục tiêu đưa công trình vào khai thác tháng 9 năm 2020 tới đây, Ban Ban Quản lý dự án Thăng Long đã chỉ đạo các nhà thầu tập trung máy nhân lực lên công trường đến nay các thực hiện hợp đồng các gói thầu xây lắp. Đối với gói thầu 1 Liên danh Sumitomo Mitsui và CIENCO 4 đến ngày 10/2/2020 đã hoàn thành 100% khối lượng các hạng mục cọc khoan nhồi, đào kết cấu, bệ trụ, thân trụ, xà mũ, các nhà thầu đang tập trung thi công đúc dầm super T 489/563, đã lao lắp 367/563 phiến dầm, thi công được 46/110 bản mặt cầu…
Đối với gói 2 do Liên danh Tokyu và Taisei đến nay hoàn thành 100% cọc khoan nhồi, đào kết cấu, bệ trụ; đang đẩy nhanh thi công các hạng mục đúc dầm super T đã đúc được 504/568 phiến, đã lao lắp 432/568 phiến dầm, thi công được 68/116 bản mặt cầu… Riêng đối với hạng mục cầu thép tại nút giao Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng và nút giao Tây Thăng Long đang được các nhà thầu lao lắp dựng tại công trường. Tổng giá trị giải ngân đến hết năm 2019 là 1.681 tỷ đồng, Riêng đối với hạng mục cầu thép tại nút giao Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng và nút giao Tây Thăng Long đang được các nhà thầu lao lắp dựng tại công trường, ông Tú chia sẻ.
Video đang HOT
Dự án cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long được xây dựng dọc theo dải phân cách giữa đường Phạm Văn Đồng mở rộng. Điểm đầu Km 0 130, phía Bắc cầu vượt Mai Dịch, điểm cuối Km 5 497,72, phía Nam cầu Thăng Long. Dự án chia thành hai gói thầu xây lắp: Gói thầu số 1 xây dựng đoạn Mai Dịch – Cổ Nhuế (Km0 130 – Km2 812,50), do liên danh nhà thầu Công ty TNHH Xây dựng Sumitomo Mitsui và Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4. Gói thầu số 2 xây dựng đoạn Cổ Nhuế – Nam Thăng Long (Km2 812,50 – Km5 497,72), do liên danh nhà thầu Công ty TNHH Xây dựng TOKYU và Tập đoàn TAISEI. Hạng mục chính của Dự án là công trình cầu cạn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN quy mô 04 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, bề rộng điển hình cầu cạn là 24,0m, kết cấu nhịp sử dụng dầm Super-T, riêng tại vị trí 2 nút giao là Hoàng Quốc Việt và Tây Thăng Long (nút giao theo quy hoạch) bố trí kết cấu cầu thép.
HOÀNG THẠCH
Theo GTVT
Hà Nội rót hơn 2.535 tỷ đồng làm 3,4km đường nối Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3 có tổng mức đầu tư hơn 2.535 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách TP. Hà Nội.
Sẽ có tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3.
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3 có chiều dài khoảng 3,4km (tính cả chiều dài các nút giao); bề rộng mặt cắt ngang đường chính 60m (bao gồm 6 làn xe cơ giới 3,5m, 2 làn xe hỗn hợp tại 2 đường đô thị song hành 7m, giải phân cách giữa, phân cách bên, vỉa hè hai bên).
Điểm đầu tuyến tại điểm cuối nhánh rẽ phải từ đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào đường 70 thuộc nút giao Tứ Hiệp (nhánh N1A) và điểm cuối là nút giao với đường vành đai 3.
Các hạng mục chính của dự án bao gồm xây dựng nút giao bán hoa thị Tứ Hiệp; xây dựng đoạn tuyến từ nút giao Tứ Hiệp đến nút vành đai 3; xây dựng nút giao với đường vành đai 3; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, tổ chức giao thông trên tuyến đường chính, các nhánh kết nối và hệ thống đường gom... đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Địa điểm thực hiện dự án tại quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 2.535 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2020-2022.
Dự án được kỳ vọng sẽ hình thành tuyến đường theo quy hoạch giao thông vận tải đã được phê duyệt. Giải quyết tình trạng ùn tắc, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho khu vực nội thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và khu vực phía Nam, Đông Nam trung tâm TP. Hà Nội.
Thủ tướng giao UBND TP. Hà Nội chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, cũng như tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành có liên quan, đảm bảo tính khả thi của dự án; tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định và phê duyệt dự án theo quy định của Chính phủ và các quy định của pháp luật.
Chí Bình
Theo VNF
Chở quá tải đến 178%, 3 xe tải bị xử phạt hơn 260 triệu đồng Thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, chủ các xe tải vi phạm tải trọng đã nộp phạt hơn 262 triệu đồng. Thanh tra Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa cho biết, sáng 7/11, chủ sở hữu 3 xe ô tô vi phạm tải trọng mà cơ quan này đã phát hiện, lập biên bản trước đó, đã thực hiện nộp...