Cậu bé tử vong vì thử thách trên TikTok: Hóa ra trò chơi nguy hiểm này đã tồn tại suốt nhiều năm
Những thử thách trên MXH nếu không được bố mẹ kiểm soát có thể gây ra những cái chết vô tình cho trẻ em, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên.
Trang Insider đưa tin, sau cuộc điều tra sơ bộ, phía cảnh sát Bethany, Oklahoma, Mỹ tin rằng cái chết của một cậu bé 12 tuổi giấu danh tính vào ngày 19/7 vừa qua có liên quan tới “ thử thách blackout”.
Sở cảnh sát Bethany cho biết “thử thách blackout” khiến người tham gia rơi vào tình huống nguy hiểm chết người. Đây là một thử thách mà người chơi tự làm mình nghẹt thở đến mức bất tỉnh trong vài giây, sau đó tỉnh dậy sẽ trải qua một cảm giác rất hưng phấn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ (CDC), có một số bằng chứng cho thấy, trẻ em đã tử vong vì trò chơi liên quan đến việc tự làm mình ngẹt thở vào năm 1995.
Trong quá trình điều tra, phía cảnh sát không rõ liệu cậu bé ở Oklahoma có sử dụng tài khoản TikTok để tham gia vào thử thách này hay không. Hiện các nhà điều tra vẫn đang tiến hành lấy thêm thông tin từ gia đình và bạn bè có liên quan.
Ngày càng có nhiều trẻ tử vong vì thử thách trên mạng. (Ảnh minh họa)
Điều đáng nói là khi tìm kiếm “thử thách blackout” trên TikTok lại chứng tỏ nó không được thịnh hành trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trang Insider từng đưa tin có một thử thách nguy hiểm tương tự gây ra cái chết của một đứa trẻ 10 tuổi ở Ý vào tháng 1 và đứa trẻ 9 tuổi ở Tennessee vào tháng 6 năm nay.
Video đang HOT
Những thử thách về việc tự làm mình nghẹt thở thậm chí còn có trước cả sự ra đời của TikTok. Tạp chí Time từng báo cáo rằng, trước khi có các ứng dụng trực tuyến, có một số thử thách được lan truyền bằng miệng, điều này khiến trẻ em có xu hướng tự thử một mình.
TikTok hiện là một trong những ứng dụng thịnh hành ở giới trẻ, rất nhiều thử thách ra đời trên nền tảng này. Đại diện TikTok chia sẻ với trang Insider rằng, họ đã chặn các thẻ hashtag để ngăn chặn người dùng tìm kiếm những thông tin có liên quan hoặc chia sẻ nội dung có sự nguy hiểm tiềm ẩn.
Khi tìm kiếm cụm từ “thử thách blackout” trên TikTok, nó sẽ hiện ra “không tìm thấy kết quả”. Điều này chứng tỏ thử thách này liên quan tới hành vi vi phạm nguyên tắc cộng đồng của TikTok. Tuy nhiên, bằng cách tìm kiếm các cụm từ được cố tình viết sai chính tả, Insider đã tìm thấy một số video nói về các thử thách có nội dung liên quan.
Khi tìm kiếm cụm từ “thử thách blackout” trên TikTok, nó sẽ hiện ra “không tìm thấy kết quả”.
Trước đây, trên TikTok có một hashtag là “thử thách hạt nhục đậu khấu”. Người tham gia phải ăn một lượng lớn gia vị nguy hiểm, lúc đó đã có hơn 46 triệu lượt xem. “Thử thách blackout” có các hành động được thực hiện tương tự như “choking game”, từng dẫn tới 82 trường hợp tử vong từ năm 1995 đến năm 2007. Hầu hết nạn nhân là con trai từ 11 đến 16 tuổi.
Những thử thách trên các phương tiện truyền thông xã hội đặc biệt hấp dẫn các thanh thiếu niên, những người thích sự chú ý và cổ vũ từ người khác.
Mitchell Prinstein, giám đốc của Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho biết: ” Trẻ ở tuổi vị thành niên thường rất nhạy cảm và mạng xã hội có xu hướng phóng đại quá trình ảnh hưởng của bạn bè, khiến mọi thứ có thể trở nên nguy hiểm hơn “.
Father Together – một tổ chức quốc gia đã kêu gọi các bậc bố mẹ lại, cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan đến việc nuôi dạy con cái. Họ đã ra tuyên bố kêu gọi TikTok điều chỉnh các xu hướng trên ứng dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ em.
” Với hàng triệu trẻ nhỏ trên TikTok, những thách thức nguy hiểm có thể lan truyền như cháy rừng và nhanh chóng trở thành bi kịch như cái chết gần đây của một cậu bé 12 tuổi ở Oklahoma “, Justin Ruben, đồng giám đốc của FatherTogether cho biết.
Thực hiện thử thách chặn đầu xe tải bằng tay không trên TikTok, 1 thiếu niên bị tông thiệt mạng
Được biết, đây là một phong trào mới nổi trên TikTok đối với các thanh niên sống tại Indonesia!
Gần đây, các thanh thiếu niên sống tại Indonesia đang rộ lên một phong trào vô cùng nguy hiểm trên TikTok với cái tên 'Malaikat Maut', dịch nôm na là "Thiên thần của cái chết".
Người tham gia thử thách sẽ cố tình dùng tay để chặn đường những chiếc xe tải đang lao tới với mục đích 'chơi khăm' tài xế, và nhanh chóng tránh sang một bên trước khi bị tông.
Theo thời báo Kompas, thử thách được coi là thành công nếu chiếc xe có thể dừng lại kịp thời trước khi tông vào những kẻ dại dột.
Hình ảnh cắt ra từ clip của FA khi thực hiện thử thách
Một nhóm tám thanh thiếu niên đã tham gia thử thách, nhưng do tài xế xe tải không kịp phanh nên ba người trong số họ đã bị tông trúng. Một cậu bé 13 tuổi với tên viết tắt là FA, đã chết trong khi một người bạn của cậu bị thương và đang được điều trị tại bệnh viện.
Vụ việc xảy ra ở quận Bắc Cikarang, Quận Bekasi vào ngày 11 tháng Bảy.
Người đứng đầu ủy ban cảnh sát giao thông Bekasi, Ủy viên Argo Wiyono, tiết lộ rằng dựa trên thông tin từ bạn bè của nạn nhân, đây không phải là lần đầu tiên FA tạo ra nội dung nguy hiểm như thế này. Một trong những người bạn cho biết FA đã cố tình tạo nội dung như thế này để cố gắng lan truyền và trở nên nổi tiếng.
Hình ảnh tại đám tang FA
Trong khi đó, cảnh sát đang tiến hành điều tra vụ việc, bao gồm cả việc truy tìm tài xế xe tải. Argo cho biết có khả năng tài xế là nghi phạm trong vụ án khi anh ta lập tức bỏ trốn khỏi hiện trường sau khi vụ việc xảy ra.
Phản cảm đỉnh điểm khi TikToker đu trend, ám chỉ làm chuyện "quá giới hạn với bé 15 tuổi 8 tháng", dân mạng chỉ trích dữ dội Không hiểu vì lí do gì, đoạn clip phản cảm này hiện đang xuất hiện trên top thịnh hành của TikTok. Thời gian gần đây, các TikToker liên tục đu trend từ đoạn âm thanh " từ vị trí yêu mình chuyển qua bạn được không " với hàng nghìn video clip xuất hiện mỗi ngày. Ban đầu, những nội dung video khá...