Cậu bé Trung Quốc bị cha sát hại để đòi tiền bảo hiểm
Để có tiền trả nợ và gây ấn tượng với người bạn gái mới quen, Zhang Ke (32 tuổi) lập mưu sát hại con trai rồi dựng hiện trường giả, với mục đích đòi bồi thường.
Tuần trước, một tòa án ở thành phố Trùng Khánh ( Trung Quốc) ra quyết định tử hình người cha cố tình sát hại con ruột để được hưởng tiền bảo hiểm, theo SCMP.
Theo cáo trạng, người đàn ông tên Zhang Ke (32 tuổi) bóp cổ cậu con trai nhỏ 10 tuổi của mình, trước khi đẩy cậu bé xuống một vách núi, ở gần một khu mỏ ở Trùng Khánh.
Vụ việc người cha ở Trùng Khánh nhẫn tâm ra tay sát hại con ruột gây rúng động ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: Weibo.
Zhang đã dàn dựng vụ giết người để trông giống như một vụ tai nạn và đòi tiền bồi thường từ công ty khai thác khu mỏ đó.
Theo thông báo từ Tòa án Nhân dân Trung cấp số 3 Trùng Khánh, động cơ phía sau của người đàn ông là để có tiền trả nợ, đồng thời gây ấn tượng với một người phụ nữ mà anh ta quen qua mạng.
Tòa án quyết định xử Zhang He ở mức án cao nhất vì “động cơ cực kỳ đê hèn” và sử dụng “phương pháp quá mức tàn ác” để gây án.
Một vụ xét xử khác liên quan đến trẻ em cũng đang thu hút sự quan tâm của người dân Trung Quốc.
Trong vụ án buôn người do một tòa án ở tỉnh Phúc Kiến (miền Đông Nam Trung Quốc) xử lý, một cặp vợ chồng bị phát hiện sinh 4 đứa con trong vòng 5 năm để đem bán con đi lấy tiền.
Video đang HOT
Người mẹ họ Hou sinh được hai bé trai và hai bé gái từ năm 2013 đến 2018. Sau đó, Hou và chồng họ Wang rao bán mỗi đứa con với giá 20.000-25.000 nhân dân tệ. Sau 4 phi vụ, cặp cha mẹ này thu về tổng cộng 90.000 nhân dân tệ (13.400 USD).
Mỗi đứa trẻ sơ sinh được rao bán với giá 20.000-25.000 nhân dân tệ. Ảnh: Sohu.
Hai người bị kết tội buôn bán trẻ em, với Hou chịu án 10 năm tù còn Wang vẫn đang trong quá trình xét xử.
Hai vụ án là chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội Weibo vào cuối tuần trước. Bất chấp việc chính quyền Trung Quốc tăng cường xử lý những tội ác gây ra với trẻ vị thành niên, các vụ việc đau lòng vẫn xảy ra.
Các công tố viên Trung Quốc đã phê chuẩn việc bắt giữ gần 46.000 người liên quan đến tội ác xâm hại trẻ em vào năm ngoái, tăng 18% so với một năm trước đó, theo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Không có dữ liệu chính thức về tỷ lệ cha mẹ trong số tất cả thủ phạm, nhưng các trường hợp người giám hộ hợp pháp làm tổn thương trẻ em do họ chăm sóc thường xuyên xuất hiện trên các mặt báo trong những năm gần đây.
Tháng 12 năm ngoái, một tòa án khác ở Trùng Khánh đã tuyên án tử hình đối với một người đàn ông ném hai đứa con của mình ra khỏi cửa sổ nhà cao tầng. Bạn gái của anh ta, người được cho là đã xúi giục vụ giết người để họ có thể “bắt đầu một gia đình mới”, cũng bị kết án tử hình.
Những lớp học với giáo viên Tây hết "đất sống" ở Trung Quốc?
Trung Quốc đang áp dụng các chính sách khắt khe nhằm ngăn chặn "nạn xâm lăng văn hóa" thông qua việc dạy và học tiếng Anh dành cho trẻ em với giáo viên bản ngữ.
Thời hoàng kim đã hết
Cứ mỗi buổi sáng, cô Sam Josti, 44 tuổi, lại bắt đầu ngày mới bằng cách khởi động laptop ở nhà mình tại bang Massachusetts (Mỹ) để dạy học trò đang cách xa nửa vòng trái đất. Josti chính là một trong hàng ngàn gia sư môn tiếng Anh giúp mang văn hóa phương Tây đến với học sinh Trung Quốc thông qua màn hình máy tính và mạng internet.
Thế nhưng giờ đây, những gia sư như cô Josti đang phải chịu cảnh "thất nghiệp" sau khi chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách xóa bỏ các lớp học xuyên biên giới như thế này. Đây là điều khiến cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài dành cho học sinh Trung Quốc bị đóng sập lại.
Dịch vụ dạy tiếng Anh qua internet cho học sinh ở Trung Quốc vốn rất phổ biến ở các quốc gia nói tiếng Anh - Ảnh: TTA
Các công ty chuyên cung cấp dịch vụ dạy tiếng nước ngoài đã từ lâu trở thành một cứu cánh cho các bậc phụ huynh ở đất nước tỷ dân nhằm giúp con em mình phần nào thoát khỏi hệ thống giáo dục nặng nề vốn chỉ dựa vào các kỳ thi để quyết định. Thế nhưng điều này đã kết thúc khi chiến dịch cải cách giáo dục của Trung Quốc vừa thực hiện hồi tháng Tám đã quyết định cấm việc thuê giáo viên đang ở nước ngoài làm việc cho các công ty kinh doanh giáo dục hay các trung tâm ngoại ngữ ở Trung Quốc.
Các nhà quản lý giáo dục của Trung Quốc lý luận rằng, họ làm như vậy là để giúp cho học sinh không chịu thêm áp lực học hành ngoài những giờ học chính khóa ở trường, cũng như giúp giảm bớt gánh nặng chi phí giáo dục mà các gia đình phải gánh chịu.
Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình xã hội lại cho rằng sự thật không phải như thế, mục đích chính của sự cấm đoán này nằm ở chỗ chính quyền muốn ngăn chặn sự ảnh hưởng của thế giới bên ngoài lên giới trẻ Trung Quốc.
"Chúng tôi đang cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa hai quốc gia bằng cách dạy cho học sinh về văn hóa của nước Mỹ thông qua ngôn ngữ. Thế nhưng giờ thì không thể", cô Josti nói.
Những lớp học xuyên biên giới - vốn là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài cho trẻ em Trung Quốc - đã bị đóng lại - Ảnh: AFP
Cindy Mi, sáng lập viên của nền tảng học tập trực tuyến VIPKid (Trung Quốc) cho biết, trước đây công ty của cô có hơn 800.000 học sinh Trung Quốc đăng ký học trong những "lớp học toàn cầu". Thế nhưng mới đây, VIPKid đành phải thông báo là nền tảng này không thể cung cấp các khóa học tiếng Anh với giáo viên đang ở nước ngoài - vốn là "con át chủ bài" của nền tảng này - bởi những quy định mới do chính phủ Trung Quốc ban hành.
Những nền tảng học tập từ xa tương tự gồm GOGOKID và 51talk cũng nhanh chóng theo chân VIPKid ngưng phục vụ các khóa học tiếng Anh với người bản ngữ.
Tim Gascoigne, một gia sư dạy tiếng Anh người Canada cho rằng, chính sách mới của chính phủ Trung Quốc đã đóng sập không gian học tập và trao đổi văn hóa đầy thú vị khi mà trẻ em nước này có thể dễ dàng giao tiếp, tương tác với người bản ngữ thông qua các hoạt động học tập kết hợp giao lưu văn hóa. Đó quả thật là một điều đáng tiếc.
"Chợ đen giáo dục"... phất lên
Tuy nhiên, một khi có cầu thì ắt sẽ có cung, quy luật thị trường vốn là thế, dịch vụ gia sư tiếng Anh tìm kiếm "đất sống" thông qua một hình thức được gọi là "chợ đen giáo dục". Theo đó, một số nền tảng giáo dục đang tìm cách khỏa lấp sự thiếu hụt giáo viên từ bên ngoài Trung Quốc bằng chính những "giáo viên Tây" đang sinh sống và làm việc tại đất nước này.
Theo thống kê được thực hiện vào năm 2017 thì có hơn 400.000 giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc. Con số hiện nay có thể giảm đi ít nhiều do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nhiều người nước ngoài đã quay trở về đất nước của họ.
Giáo viên người nước ngoài sẽ "không còn đất sống" ở Trung Quốc? - Ảnh: Shutterstock
Nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc rất thích thuê giáo viên người bản xứ để giúp con mình luyện tập giao tiếp bằng tiếng Anh.
"Con gái tôi rất nhớ cô giáo người Mỹ của nó. Cô ấy đã dạy con bé nhiều điều mới mẻ qua những bài học tiếng Anh", bà Wang Xiaogui, mẹ của một nữ sinh 14 tuổi ở tỉnh Chiết Giang nói.
Bà Wang và nhiều bậc cha mẹ khác tại Trung Quốc tỏ vẻ không hài lòng với ngành giáo dục nước này cùng hành động mà họ cho là "tước đoạt quyền được lựa chọn việc học của trẻ em".
Nguy cơ khủng hoảng năng lượng đe dọa toàn cầu Nỗ lực loại bỏ than đá, giữa lúc nhu cầu năng lượng tăng vọt để phục hồi sau đại dịch, khiến nhiều nước thiếu nghiêm trọng nguồn cung. Trong bối cảnh mùa đông đang đến gần, nhiệt độ giảm dần ở Bắc Bán cầu, nhu cầu sưởi ấm trở thành tất yếu. Tuy nhiên, các kho dự trữ năng lượng tại châu Âu...