Cậu bé phụ mẹ bán trái thơm (dứa) lề đường: Đứt tay, chảy máu không sợ, chỉ sợ ế hàng
9 tuổi, cái tuổi mà biết bao bạn bè đồng trang lứa ngày ngày cắp sách đến trường, được sống trong sự bao bọc, chăm sóc của gia đình, thầy cô thì cậu bé Nhi vẫn đều đặn ngồi ở một góc vỉa hè Sài Gòn để bán thơm, kiếm tiền phụ ba mẹ.
“ Khởi nghiệp” với nghề bán thơm (trái dứa)
Kim Song Hoàng Nhi là người Khmer, năm nay 9 tuổi, quê ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Từ năm 7 tuổi, em đã theo mẹ là chị Thạch Thị Sa Riên (34 tuổi) rời quê lên TP.HCM kiếm sống.
Lập nghiệp nơi xứ lạ với số vốn ít ỏi trong tay, hai mẹ con Nhi được người quen giới thiệu lấy thơm chở từ Tiền Giang lên để bán lại. Những ngày đầu, hai mẹ con cùng nhau bán ở chợ Bình Khánh, quận 2 nhưng thu nhập chẳng đáng là bao, có hôm không bán được hết 50 trái. Thấy vậy, Hoàng Nhi xin mẹ lấy thơm lên quận 10 tự bán một mình để có thêm thu nhập. Ngày đầu tiên em bán được 40 trái, sau này cứ tăng dần số lượng lên.
Cậu bé 9 tuổi “khởi nghiệp” với nghề bán thơm.
Mỗi ngày, Nhi thức dậy từ sớm để 5 giờ sáng là có mặt ở quận 10 để bán. Mỗi trái thơm giá 10 nghìn đồng được em cắt gọn sạch sẽ rồi bán cho khách. Trong khi bạn bè cùng lứa có người còn chưa biết cầm đến dao thì Nhi đã sử dụng thành thạo để gọt thơm. Bán xong hết lại dọn hàng chờ mẹ lên đón. Số thơm bán được có khi lên đến gần 100 trái.
Với nhiều người, nghề buôn gánh bán bưng lúc nào cũng vất vả, với cậu nhóc 9 tuổi được đi bán với em còn là niềm vui. Nhi kể có nhiều lần gọt thơm không cẩn thận nên đứt tay, chảy máu, nhưng em không sợ, chỉ sợ bán ế. “Con thấy đi bán thơm vui lắm, còn được nhiều cô chú biết và mua ủng hộ cho con nữa. Con chỉ thấy ngồi lâu quá thì hay đau lưng thôi”, Nhi vui vẻ nói.
Biết được hoàn cảnh của Nhi, nhiều người đã đến mua thơm ủng hộ em.
Tuổi còn nhỏ, lại phải ra đời sớm để mưu sinh, cậu nhóc nhỏ người đen nhẻm lúc nào cũng lễ phép và trên môi luôn nở nụ cười tươi rói. Thế nhưng ít ai biết rằng, tuổi thơ của em phải trải qua những trận đòn roi từ chính ba ruột. May mắn sau này khi mẹ đi thêm bước nữa, Nhi đã được bù đắp bằng tình thương của cha dượng, cũng chính là người mỗi sáng chở em lên quận 10 để buôn bán.
Ước mơ trở thành cầu thủ giỏi như Quang Hải
Video đang HOT
Hiện nơi mà cả gia đình Nhi đang tá túc là một căn trọ nhỏ nằm ở một góc nhỏ gần khu vực chợ Bình Khánh, quận 2. Nói là nhà trọ chứ thật ra chỉ được dựng trên nền đất rồi lợp tạm bằng mấy tấm tôn đã cũ, nắng thì thôi, chứ mưa là vừa dột, vừa ngập. Chưa kể còn nhiều muỗi và đặc biệt hơn là không có toilet, phải đi nhờ nhà bên cạnh. Phương tiện đi lại duy nhất là chiếc xe máy cũ được người quen bán lại với giá 200 nghìn đồng. Ấy vậy mà nét lạc quan vẫn hiện hữu trên gương mặt của từng thành viên trong gia đình.
Hai mẹ con bé Hoàng Nhi.
Từ lúc mang bầu, chị Sa Riên được bác sĩ báo thai yếu cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nhưng vì thương con, chị vẫn cố gắng bươn chải hàng ngày để mong có tiền trang trải cuộc sống. Chị cũng chỉ dám ăn mỗi ngày một bữa để tiết kiệm tiền chi tiêu. Bù lại, bé Nhi rất ngoan và thương mẹ. Mỗi ngày sau khi đi bán về là em lại phụ mẹ dọn dẹp, rửa chén. Em nói sống ở thành phố nên rất nhớ quê. Mỗi năm người Khmer sẽ có 2 đợt tết truyền thống vào tháng 3 và tháng 8 nhưng có khi cả nhà cũng không về được. Năm nay mẹ có thêm em bé nên cả nhà ở lại thành phố để tiết kiệm thêm tiền.
Nhi luôn thấy vui khi được đi bán nhưng muốn được đi học lại hơn. Em muốn đi học để sau nay có thể trở thành cầu thủ giỏi và nổi tiếng như Quang Hải. Tâm sự về tương lai của con, chị Sa Riên chia sẻ: “Chị cũng muốn cho con đi học lại nhưng do còn khó khăn quá. Mấy hôm nay cũng có mấy anh, mấy thầy biết được hoàn cảnh gia đình nên cũng hứa sẽ tìm trường phù hợp để Nhi sớm được đi học trở lại”.
Cậu bé có ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá.
Nhi khoe mấy hôm rồi do được nhiều người biết nên em bán thơm nhanh hết hơn lúc trước. Em ước mỗi ngày có thể bán được nhiều trái thơm hơn nữa để kiếm thật nhiều tiền, phụ mẹ nuôi em bé. Có thể xây được một ngôi nhà thật lớn để cả nhà có thể sống cùng nhau, không sợ mưa dột hay muỗi nữa. Vừa nói Nhi vừa cười tươi, nụ cười hồn nhiên của cậu nhóc 9 tuổi đã sớm tảo tần và đầy lòng hiếu thảo.
Đoạn clip người phụ nữ làm bánh với thao tác cực lạ đang "gây bão" TikTok, hoá ra là đặc sản nổi tiếng của đồng bào Khmer Nam Bộ
Món bánh với cách làm độc lạ này được xem là một đặc sản rất nổi tiếng của đồng bào người Khmer ở Nam Bộ.
Mỗi vùng miền, địa phương trên khắp Việt Nam đều có những đặc sản ngon nức tiếng nhưng chưa chắc người dân xứ khác đã biết đến. Như mới đây, một cô gái đăng lên TikTok video ngắn ghi lại cảnh một người phụ nữ làm bánh với thao tác cực kỳ độc lạ, ngay lập tức khiến cộng đồng mạng đổ dồn sự chú ý.
Sở dĩ dân mạng tò mò là bởi thay vì tráng bột trực tiếp lên bề mặt chảo nóng như bánh xèo, bánh cuốn,... Người phụ nữ này lại chỉ dùng một cái rây và trực tiếp rải lớp bột màu xanh lá cây lên bề mặt chảo cho đến khi kín hết.
Cách làm độc lạ của loại bánh này khiến dân mạng vô cùng tò mò. - (Nguồn: @samquynh4444)
Tìm hiểu mới biết thì ra đây là món bánh rây, bánh dứa hay còn được gọi bằng cái tên "Ọm Chiếl". Đây được xem là một đặc sản truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng hay Kiên Giang.
Cái tên bánh dứa xuất phát từ nguyên liệu chính của loại bánh này là lá dứa. Gạo nếp được mang xay chung với lá dứa để tạo hương thơm và màu xanh lá cây bắt mắt. Bột xay xong được đem đi bồng cho ráo nước, để khô, bóp thật nhuyễn.
Còn sở dĩ gọi là bánh rây vì khi chế biến, người ta dùng một cái rổ bằng lưới mịn (cái rây) để thả bột xuống chảo tạo thành lớp vỏ bánh. Đôi tay thoăn thoắt của người làm bánh phải liên tục rải đều bột theo hình tròn cho tới khi chúng dày lên một chút.
Phần bột của loại bánh này được làm từ gạo nếp xay nhuyễn với lá dứa, tạo thành một màu xanh lá vô cùng bắt mắt.
Cuối cùng chính là công đoạn làm nhân cho bánh. Thông thường, người Khmer thường dùng cơm dừa nạo ngào chung với đường và đậu phộng rang giã nhỏ cho đến khi dẻo, khô và thơm để làm phần nhân. Sau khi đã có lớp vỏ bánh mỏng, chỉ cần cho nhân vào rồi cuốn bánh lại theo hình dẹp là có thể mang ra thưởng thức. Các thao tác phải tiến hành một cách thuần thục và nhanh chóng, nếu không bánh dễ bị khét.
Công đoạn rây bột phải thật sự tỉ mỉ và nhanh chóng, có như thế thành phẩm mới ngon và không bị khét.
Muốn tận hưởng vị ngon của loại bánh này, bạn phải ăn ngay lúc bánh còn nóng hổi. Mùi thơm của nếp dẻo pha trộn vị béo ngọt của nhân dừa và đậu phộng, đặc biệt mùi lá dứa đặc trưng khiến ai một lần thử qua cũng nhớ mãi.
Món bánh có hương vị đặc trưng với sự kết hợp của phần vỏ thơm mùi nếp và lá dứa, trong khi đó nhân dừa cùng đậu phộng lại bùi bùi rất ngon.
Ngày nay, bánh dứa "Ọm Chiếl" thường xuất hiện trong một số lễ hội truyền thống của người Khmer. Vào các ngày này, các gia đình phật tử thường tự làm bánh để mang vào chùa cúng Phật và dâng cho các sư dùng. Ngoài ra, mỗi nhà còn làm để ăn, đãi khách hoặc bán cho khách du lịch.
Ngày nay, món bánh lá dứa không chỉ xuất hiện trong một số dịp quan trọng của đồng bào người Khmer Nam Bộ mà còn được bày bán ở nhiều nơi để phục vụ thực khách.
Vẻ đẹp miền sông nước Nam Bộ Có thể nói, áo bà ba, khăn rằn, nón lá là 'bộ ba bất ly thân' của người phụ nữ Nam Bộ. Tới nay, cuộc sống nhiều thay đổi, cũng không phải người phụ nữ Nam Bộ nào cũng mặc áo bà ba, hay là quấn khăn rằn- nhất là người sống ở vùng đô thị; nhưng đó vẫn là trang phục truyền...