Cậu bé nhập viện trong tình trạng đau bụng phải ngồi xe lăn, bác sĩ kiểm tra bảo ‘một ngày gặp 3 trường hợp’
Cậu bé bị đau bụng không thể đi lại nên được gia đình đẩy đến phòng khám bằng xe lăn.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng, khoa nhi, bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nam (9 tuổi) nhập viện trong tình trạng khóc lóc thảm thiết, cậu bé bị đau bụng không thể đi lại nên được gia đình đẩy đến phòng khám bằng xe lăn.
Ảnh minh họa
Sau khi tiến hành hội chẩn và chụp X – Quang, bác sĩ Ngô phát hiện bệnh nhi bị táo bón, vị trí gần trực tràng hậu môn đều chứa đầy chất thải không đi đại tiện trong thời gian dài.
Theo kinh nghiệm lâm sàng, trong một ngày bác sĩ có thể gặp 3 trường hợp bệnh nhi bị táo bón nghiêm trọng đến mức không thể đi lại và phải nhờ người thân đỡ, trường hợp cậu bé 9 tuổi chính là điển hình.
Bác sĩ Ngô phát hiện bệnh nhi bị táo bón, vị trí gần trực tràng hậu môn đều chứa đầy chất thải.
Bác sĩ Ngô giải thích, cơ thể con người vốn rất kì lạ, khi ruột tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ xảy ra ‘hiện tượng đóng băng’, lúc này các cơ co thắt trong ruột giảm hoạt động, nhu động ruột chậm lại và dễ dẫn đến táo bón. Cộng thêm thời tiết lạnh giá khiến con người giảm nhu cầu uống nước, uống nước càng ít thì càng dễ mất nước nên gây ra tình trạng đại tiện không theo quy luật.
Thời tiết lạnh sẽ thúc đẩy cảm giác thèm ăn, nhóm đối tượng thích ăn lẩu cay, lười vận động, giảm hoạt động đều là có nguy cơ mắc bệnh táo bón. Bác sĩ Ngô chỉ ra 5 lưu ý các bậc phụ huynh cần nhớ để giải quyết tình trạng táo bón của con nhỏ:
1. Trong thời tiết lạnh, tránh uống nước lạnh, đặc biệt là sau bữa ăn. Nước lạnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa và làm gián đoạn quá trình phân giải thức ăn. Ngược lại, uống nước ấm có thể cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
2. Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây như nho, ổi, cam, bưởi. Đây là những loại trái cây giàu chất xơ, giúp loại bỏ chất thải và tăng cường nhu động ruột hoạt động.
3. Uống nhiều nước, nhiều trẻ có xu hướng bị mất nước do uống ít nước nên dẫn đến đi đại tiện không đều.
4. Tập thể dục nhiều hơn, đặc biệt là các bài tập bụng rất hữu ích trong việc giảm táo bón.
5. Tránh ăn đồ ăn vặt và đồ chiên rán, chúng không chỉ khó tiêu hóa mà còn làm tăng cân.
Bác sĩ Ngô nhắc nhở, các bậc phụ huynh cần lưu ý khi trẻ bị táo bón trên 3 ngày, nếu trẻ vẫn không thể đi đại tiện có thể dẫn đến trường hợp nghiêm trọng là đau bụng và tắc ruột.
Video đang HOT
Triệu chứng bệnh táo bón
Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần.
Phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài.
Phân có đường kính lớn có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh.
Đau khi đi đại tiện.
Đau bụng.
Máu trên bề mặt phân cứng.
Nếu trẻ sợ rằng việc đi đại tiện sẽ bị tổn thương và đau thì bé tránh không đi đại tiện. Phụ huynh có thể nhận thấy trẻ bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc mặt tỏ vẻ khó chịu khi cố gắng giữ phân.
Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng hoặc báo hiệu có tình trạng bệnh lý khác tiềm ẩn. Phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo:
Sốt.
Nôn.
Máu trong phân.
Giảm cân.
Vết nứt hậu môn.
Đối tượng nguy cơ bệnh táo bón
Táo bón xảy ra ở những trẻ em có yếu tố sau đây cao hơn so với những trẻ không có:
Ít vận động.
Ăn không đủ hoặc rất ít chất xơ.
Uống không đủ nước.
Dùng một số loại thuốc, bao gồm một số thuốc chống trầm cảm.
Có bệnh ảnh hưởng đến hậu môn hoặc trực tràng.
Có tiền sử gia đình bị táo bón.
Bạch truật bổ khí kiện tỳ, an thai
Bạch truật là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.), thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Về thành phần hoạt chất, bạch truật có các hợp chất sterol, tinh dầu, sinh tố A... Tác dụng tăng sức bền, tăng khả năng thực bào, bảo vệ gan, lợi mật, chống loét, lợi niệu, chống u bướu, chống đông máu, làm giãn mạch, hạ huyết áp, giảm đường huyết.
Theo Đông y, bạch truật vị ngọt đắng, tính ôn; vào kinh tỳ và vị. Tác dụng bổ khí, kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy, chỉ hãn, an thai. Trị chứng tỳ vị khí hư, thủy thũng, đàm ẩm, khí hư tự hãn và an thai. Liều dùng: 6 - 12g. Nếu dùng chữa táo thấp thì để sống, dùng để bổ tỳ vị thì phải sao tẩm.
Lưu ý: Trên thị trường có vị thuốc "bạch truật nam", đó là thân rễ của cây thổ tam thất, hay bạch truật nam (Gynura pseudochina DC.), thuộc họ Cúc (Asteraceae). Rễ củ để nguyên gọi là thổ tam thất.
Bạch truật được dùng làm thuốc trong các trường hợp
Kiện tỳ, cầm tiêu chảy:
Bài 1: Thang lý trung: đảng sâm 12g, sinh khương 8g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị chứng tỳ hư thấp trệ, đại tiện lỏng, người mệt, kém ăn.
Bài 2: Bột sâm truật: đảng sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, ý dĩ 12g, liên nhục 12g, nhục đậu khấu 12g, kha tử 12g, trần bì 12g, sơn tra 8g, thần khúc 8g, mộc hương 4g, sa nhân 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột. Trị các chứng tỳ hư thấp trệ, đại tiện lỏng, người mệt, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi.
Kiện vị tiêu thực (làm khoẻ dạ dày, dễ tiêu hoá): dùng Thang chỉ truật: bạch truật (sao) 12g, chỉ thực 6g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 - 3 lần, chiêu với nước cơm. Trị tỳ, vị đều hư nhược, tiêu hoá không tốt, không muốn ăn uống.
Bạch truật - vị thuốc hay trị tỳ vị hư nhược, ăn uống kém.
Cố biểu, chỉ hãn:
Bài 1: Thuốc sắc bạch truật: bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, phù tiểu mạch 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị chứng tim hồi hộp, lo âu, tự ra mồ hôi.
Bài 2: Thuốc bột bạch truật: bạch truật 12g, phòng phong 12g, mẫu lệ 24g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán thành bột, mỗi lần uống 12g, chiêu với nước đun sôi nguội. Trị chứng tỳ hư, tự ra mồ hôi, người mỏi mệt, hơi thở ngắn.
Lợi niệu tiêu thũng: dùng trong trường hợp tỳ hư, thuỷ thấp không chuyển hoá được gây phù nề.
Bài 1: Thang linh quế truật cam: phục linh 12g, quế chi 8g, bạch truật 8g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị các chứng tỳ hư, ho hen có đờm, tim đập nhanh, mắt mờ.
Bài 2: Bột toàn sinh bạch truật: bạch truật 12g, đại phúc bì 12g, gừng tươi 12g, ngũ gia bì 12g, địa cốt bì 12g, phục linh bì 20g. Sắc uống. Trị phù nề toàn thân, phụ nữ có thai bị phù.
Thuốc an thai
Bài 1: Đương quy tán: bạch truật 32g, đương quy 64g, hoàng cầm 64g, bạch thược 64g, xuyên khung 64g. Các vị sấy khô, tán bột. Ngày uống 8 - 12g, uống với rượu loãng. Dùng cho phụ nữ có thai mà huyết kém, thai nhiệt không yên.
Bài 2: Thái sơn bàn thạch thang: nhân sâm 5g, đương quy 8g, hoàng cầm 5g, xuyên khung 4g, thục địa 10g, chích thảo 4g, hoàng kỳ 15g, tục đoạn 5g, bạch truật 10g, thược dược 6g, sa nhân 4g, nhu mễ 5g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: ích khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai.
Món ăn thuốc có bạch truật
Trị phụ nữ đau bụng đầy tức trướng hơi từng cơn: Cháo lòng lợn bạch truật: bạch truật 40g, cau 1 quả, gừng nướng 40g, ruột lợn 1 đoạn, gạo tẻ 60g. Ruột lợn làm sạch, thái đoạn; các dược liệu thái lát, đập giập sắc lấy nước, bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo với lòng lợn, khi cháo chín nhừ cho nước sắc thuốc vào, thêm gia vị đun sôi. Ăn khi đói.
Trị hội chứng lỵ mạn tính: dùng Cao lỏng bạch truật: bạch truật 300g sắc lấy nước, bỏ bã, cô đặc thành cao lỏng (tỷ lệ 1/1). Mỗi lần dùng 2 - 3 thìa, ngày uống 2 lần với nước sôi nguội có chút đường.
Trị tiêu chảy, đầy bụng chán ăn: món Cháo bạch truật vỏ quất: bạch truật 24g, vỏ quất 14g, gạo tẻ 100g. Bạch truật, vỏ quất sắc lấy nước bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho nước sắc dược liệu vào, đun sôi, có thể thêm đường hoặc muối và gia vị. Ăn khi đói.
Dùng cho phụ nữ bị suy nhược, có thai dọa sẩy: món Cháo nếp sâm kỳ truật táo: bạch truật 12g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 30g, đại táo 14g, gạo nếp 50g. Sắc 4 vị thuốc lấy nước bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho nước thuốc vào vào đun sôi lại trong vài phút. Ăn ngày 2 lần sáng, chiều.
Dùng cho trẻ em hay bị chảy bọt rãi: món Nước hồ bạch truật: sinh bạch truật 10g giã nhỏ, cho ít nước cơm, thêm nước vừa đủ, chưng nhỏ lửa trên bếp. Ngày ăn 3 lần.
Món ăn cho người cao tuổi, người suy nhược, trẻ nhỏ bị ăn kém, tiêu chảy mạn tính: món Bánh khảo bạch truật: sinh bạch truật 250g nghiền nhỏ, rang chín, đại táo 250g (đồ chín bỏ hạt), bột gạo (hoặc bột mì) 500g, thêm nước giã trộn thành 10 cái bánh, hấp chín. Ăn điểm tâm ngày 1 - 2 cái.
Kiêng kỵ: Người có chứng âm hư hoả vượng không dùng.
Ai nên và không nên theo đuổi chế độ ăn không chứa gluten? Gluten là loại prôtêin có trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen... Tuy là nguyên liệu chính của những thực phẩm phổ biến như mì và bánh mì, song gluten có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho một số người mẫn cảm với loại prôtêin này. Đây là lý do các chuyên...