Cậu bé người Anh bị đột biến gene chưa từng được ghi nhận
Căn bệnh di truyền hiếm gặp khiến Mackenzie Fox-Byrne không thể nói chuyện. Thế giới chưa có người mắc đột biến gene tương tự.
Mackenzie Fox-Byrne (16 tuổi, ở Calverhall, Shropshire, Anh) là người duy nhất trên thế giới mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp. Khi nghiên cứu kết quả xét nghiệm di truyền của cậu bé này, các bác sĩ phát hiện đột biến gene chưa từng tìm thấy trước đây và cũng không có nhiều ghi chép.
Thậm chí, một phần nhiễm sắc thể trong tế bào của cậu bé còn chưa được đặt tên hay mô tả trong tài liệu y học.
Mẹ của Mackenzie, bà Sharon (50 tuổi), lần đầu tiên phát hiện con trai không ổn khi so sánh với hai người chị gái là Kamara và Katie. Theo Telegraph, 3 tháng tuổi, Mackenzie không thể ngẩng đầu và khó khăn khi ăn, ngủ.
Mackenzie Fox-Byrne có thêm một nửa số nhiễm sắc thể trong bộ gene khiến cậu không thể nói chuyện suốt đời. Ảnh: Daily Mail.
Khi lên 6 tuổi, cậu bé chưa biết nói. Bà Sharon đã đưa con tới Dịch vụ Di truyền lâm sàng Wessex của Bệnh viện Đại học Southampton để làm kiểm tra.
Video đang HOT
“Các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Southampton gọi điện và thông báo kết quả khiến tôi choáng váng. Họ nói con tôi là người duy nhất trên thế giới gặp phải tình trạng này. Tôi chẳng thể biết con mình sẽ phát triển ra sao, làm thế nào để chữa trị. Liệu rằng con có mắc thêm bệnh gì trong tương lai hay không? Hàng tá câu hỏi khiến tôi không thể chấp nhận sự thật”, bà mẹ 50 tuổi chia sẻ với Daily Mail.
Kết quả xét nghiệm của Mackenzie cho thấy mọi tế bào của cậu bé đều có thêm một phần nhiễm sắc thể chưa được đặt tên. Tuy nhiên, các bác sĩ không thể lý giải được vì sao đột biến gene này gây ảnh hưởng tới khả năng nói của bệnh nhân.
Giáo sư di truyền học Karen Temple tại Dịch vụ di truyền lâm sàng Wessex xác nhận đây là ca duy nhất trên thế giới gặp phải tình trạng rối loạn này. Theo giáo sư Karen, cậu bé gặp vấn đề về nhiễm sắc thể trong quá trình thụ thai. Y học nên quan tâm tới trường hợp này và nghiên cứu về dự đoán các cá thể tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Ngoài việc không thể nói chuyện, Mackenzie còn bị chứng teo cơ và không có cảm giác sợ hãi. Cậu bé cũng gặp khó khăn khi học tập, luôn đau chân và đầu gối nên không thể đạp xe. Hiện, tuổi thực tế của Mackenzie là 16 nhưng về mặt tâm lý, cậu chỉ như đứa trẻ lên 2.
“Sau tất cả, Mackenzie vẫn là đứa trẻ đáng yêu. Con luôn dành cho tôi những nụ hôn và cái âu yếm. Vì khó ngủ nên con thường ngủ cạnh bố mẹ. Chúng tôi rất lo lắng về những gì có thể xảy ra với con trong tương lai nhưng không thể thay đổi được gì”, ông Andy, 57 tuổi, cha của cậu bé tâm sự.
Cha mẹ của Mackenzie hy vọng ngày nào đó con trai có thể khỏe lại và sống cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Dù điều đó rất khó xảy ra, họ vẫn không ngừng chờ đợi phép màu.
Đi bộ bằng chân giả, cậu bé quyên góp triệu USD cho bệnh viện ở Anh
Tony Hudgell, 5 tuổi, người Anh, đã quyên góp hơn 1 triệu USD cho bệnh viện từng cứu sống mình. Câu chuyện của em là bài học về nỗ lực vượt lên bệnh tật để làm việc có ích.
Bé Tony Hudgell mất 2 chân do bị mẹ ruột bạo hành khi mới sơ sinh. Từ đó, em duy trì sự sống tại Bệnh viện nhi Evelina ở London, Anh, theo Straits Times.
Bà Paula Hudgell, mẹ nuôi của cậu bé, miêu tả bệnh viện này như "ngôi nhà thứ hai" của em.
Sau khi nhận được đôi chân giả hồi tháng 2, cậu bé chỉ đi bộ được vài bước. Đến nay, Tony có thể chạy hàng trăm mét mỗi ngày.
Đáng chú ý, cậu bé 5 tuổi đã quyên góp được hơn 1 triệu USD cho Bệnh viện nhi Evelina London, bằng cách đi bộ 10 km trên đôi chân giả.
Bé Tony Hudgell chống nạng đi những bước cuối cùng của quãng đường dài 10 km. Ảnh: CNN.
Lúc đầu, Tony lên kế hoạch quyên góp 500 USD bằng cách chống nạng đi bộ trong tháng 6.
Ngày 2/7, cậu bé đã đi bộ được 10 km, trước sự chứng kiến của nhóm người tại quê nhà ở West Malling, miền đông nam nước Anh.
"Điều này thật đáng ngạc nhiên. Vài tuần trước, Tony chỉ đi được vài bước hết sức khó khăn. Tony là cậu bé mạnh mẽ, quyết tâm cao. Chúng tôi rất tự hào về con", bà Paula Hudgell chia sẻ.
Nữ phụ huynh thông tin con mình được truyền cảm hứng sau khi biết đến thuyền trưởng Tom Moore. Ông là cựu chiến binh 100 tuổi, gây quỹ hơn 40 triệu USD cho Y tế Anh, bằng cách đi bộ 100 vòng vườn sau nhà.
Đến ngày 1/7, hơn 1 triệu USD được quyên góp thông qua trang gây quỹ trực tuyến của Tony.
Cậu bé nhận được sự hỗ trợ từ một số người nổi tiếng, bao gồm cựu Thủ tướng David Cameron và cầu thủ bóng đá đội Chelsea - César Azpilicueta.
"Bà Paula thường xuyên cập nhật tình hình của bé. Chúng tôi rất ngạc nhiên bởi sự tiến bộ của em", Caroline Gormley, Phó giám đốc bộ phân gây quỹ tại bệnh viện, cho biết.
Người này cho rằng sức mạnh và lòng hào phóng của những người quyên góp đã tạo nên sự khác biệt bất ngờ. Tony khiến mọi người ở bệnh viện Evelina rất tự hào.
Khoa học đã chứng minh con luôn giống bố nhiều hơn giống mẹ Ngoài chuyện bố chính là người quyết định giới tính của con ra thì còn nhiều vấn đề khác mà con được thừa hưởng từ bố. Mọi người hay nói "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" và thường mặc định tỉ lệ phân chia gen di truyền của người cha và người mẹ trên một đứa trẻ luôn là 50/50....