Cậu bé ngốc đánh bại cả giáo sư đại học học qua một phép tính
Cậu bé Trung Quốc bị tất cả các trường tiểu học từ chối, nhưng lại đánh bại giáo sư đại học qua một phép tính.
hou Wei có IQ chỉ 45 nhưng lại là thiên tài toán học. Ảnh: Aboluowang.
Zhou Wei sinh năm 1991 tại Ngũ Đài, Hán Châu (Sơn Tây), hoàn toàn khỏe mạnh. Theo mẹ của Zhou Wei, một tình huống xảy ra khi 6 tháng tuổi khiến cậu bé sợ hãi, sau đó từ bình thường thành bất thường. Vợ chồng Zhou đưa con đi tìm lời khuyên của các chuyên gia và đều bị chẩn đoán “bại não”.
Cuối cùng Bệnh viện Đại học y Bắc Kinh chẩn đoán do Zhou bị hạ đường huyết và chậm phát triển trí tuệ. Gia đình tìm nhiều cách chữa trị nhưng bất thành, đành đưa con về nhà.
Zhou Wei (thứ hai từ trái sang) tham gia chương trình tìm kiếm những bộ não siêu nhiên trên truyền hình năm 2014. Ảnh: Aboluowang.
Vì đầu óc ngớ ngẩn mà Zhou Wei bị bắt nạt và nhiều trường tiểu học từ chối. Tuy nhiên mẹ của cậu không bỏ cuộc. Khi con trai 10 tuổi, bà đã gửi con đến trường tiểu học để nghe dự thính, chấp nhận không làm bài tập, không làm bài kiểm tra. Dù thế cậu bé vẫn bị hai trường trong quận từ chối.
Trong tuyệt vọng, người mẹ chỉ có thể vừa bán tạp hóa vừa nuôi con. Chính trong thời gian này, bà phát hiện ra tài năng toán học của Zhou Wei, cho dù phép tính khó đến đâu cậu bé cũng tìm ra đáp án.
Zhou Wei giờ có công việc tốt.
Video đang HOT
Câu chuyện của Zhou Wei ngày một đồn xa, đến năm 2009, kênh khoa học của CCTV đã phỏng vấn cậu. Song các bài kiểm tra IQ cho thấy Zhou chỉ được 45 điểm, bị đánh giá chậm phát triển tâm thần.
Cả gia đình suy sụp vì kết quả đó. Năm 2014, trong chương trình “ Bộ não siêu đẳng”, Zhou đưa ra câu trả lời chỉ trong một phút cho phép tính rất phức tạp (phép nhân với dãy số có 14 chữ số). Ngược lại Xu Zhenli, giáo sư toán học tại Đại học Giao thông Thượng Hải khó xử trước phép tính này.
Zhou trở nên nổi tiếng khắp cả nước, nhưng sự nghi ngờ cũng tăng theo. Một số người cho rằng Zhou học vẹt. Để tìm bí ẩn đằng sau, mẹ Zhou Wei đã đưa con đến Đại học Giao thông Thượng Hải và Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc để làm bài kiểm tra trong hai ngày. Kết quả cuối cùng cho thấy khả năng số học của Zhou Wei rất mạnh, mặc dù không phải là đỉnh cao của thế giới, nhưng mạnh hơn rất nhiều người bình thường.
Sau đó Viện Khoa học Giáo dục Trung ương đã sử dụng công nghệ hình ảnh não để theo dõi và phân tích các hoạt động não của Zhou, qua đó thấy biên độ sóng não của Zhou Wei lớn hơn đáng kể so với người lớn bình thường và kích hoạt não rất mạnh trong quá trình tính toán. Cuối cùng các thí nghiệm đã chỉ ra, Zhou Wei đã sử dụng một vùng não khác với người bình thường trong tính toán.
Tài năng của Zhou Wei được phát hiện và bồi đắp. Hiện cậu có một công việc ổn định và thu nhập tốt. Cậu cũng cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và tự lập được, chứ không phải phụ thuộc hoàn toàn mẹ như 5 năm trước. Zhou rất biết ơn mẹ mình. “Bà là chiếc ô, là nơi trú ẩn cho tôi khỏi gió mưa”, Zhou từng nói.
Theo Bảo Nhiên (Theo Aboluowang) (VnExpress)
Cuộc sống đặc biệt của cặp song sinh dính liền mỗi người một chân
Cách đây 13 năm, hai chị em sinh đôi Kendra và Maliyah Herrin (17 tuổi, đến từ TP.Salt Lake, Utah, Mỹ) đã trở thành cặp song sinh dính liền đầu tiên được phẫu thuật tách rời khi mới 4 tuổi.
Kendra và Maliyah Herrin xinh đẹp của hiện tại.
Giống như những người bạn đồng trang lứa, Kendra và Maliyah thích dành thời gian đi chơi cùng bạn bè, chia sẻ cuộc sống vui vẻ của họ trên các phương tiện truyền thông xã hội. Blog, kênh YouTube và tài khoản Instagram của hai chị em đều có hàng ngàn người theo dõi.
Kendra chia sẻ: "Khi mọi người lần đầu nghe câu chuyện của chúng tôi, họ đều muốn hỏi rất nhiều điều, nhưng đơn giản là chúng tôi cảm thấy mình giống như mọi người khác. Chúng tôi chỉ có một vài điều khác biệt mà thôi".
Kendra và Maliyah sinh ra với hai chân, một xương chậu, chung gan và thận.
Thực tế, Kendra và Maliyah đã nổi tiếng cách đây 13 năm khi hai cô bé trở thành cặp song sinh dính liền tiên phong phẫu thuật tách rời trên thế giới khi mới 4 tuổi. Kendra và Maliyah chung bụng, xương chậu, thận, gan, ruột già và hai chân.
Hai cô gái nhỏ 4 tuổi khi được tiến hành phẫu thuật tách rời.
Sau nhiều tháng chuẩn bị, ngày 7.8.2006, hai bé gái 4 tuổi khi đó đã phải trải qua ca phẫu thuật tách rời kéo dài 18 giờ đồng hồ.
Đây là lần đầu tiên các bác sĩ tiến hành phẫu thuật tách rời một cặp song sinh dính liền. Vì vậy các bác sĩ đã gặp không ít khó khăn. Sau ca phẫu thuật chính kéo dài 18 giờ, các bác sĩ tiếp tục phải phẫu thuật riêng cho hai bé gái, mỗi bé trong 8 giờ nữa, để gắn các thanh titan vào xương sống.
Hậu phẫu thuật, Kendra và Maliyah chỉ ở lại bệnh viện hơn một tháng trước khi được phép về nhà. Kendra đã được nhận quả thận duy nhất của hai chị em, trong khi Maliyah phải chạy thận sau phẫu thuật. Chị Erin (mẹ của Kendra và Maliyah) đã hiến một quả thận cho Maliyah nhưng nó chỉ duy trì được 10 năm, sau đó, Maliyah tiếp tục phải quay lại chạy thận.
Cha mẹ của Kendra và Maliyah đã rất khó khăn khi phải đưa ra quyết định phẫu thuật.
Năm 2018, Maliyah đã được ghép thận lần thứ hai và hiện nó đã hoạt động thành công.
Chị Erin và anh Jake (cha của Kendra và Maliyah) đã rất khó khăn khi phải đưa ra quyết định phẫu thuật tách rời khi họ đã được cảnh báo là con gái họ sẽ bị giảm tuổi thọ.
Chia sẻ trong bộ phim tài liệu của BBC Three tên "Sống khác biệt", Maliyah nói: "Cha mẹ đã nói chuyện với chúng cháu về "ngày chia tay" nhưng khi đó, chúng cháu còn quá trẻ nên không thực sự hiểu chuyện gì đang xảy ra".
Hai cô gái đã trở thành nguồn cảm hứng tích cực cho mọi người.
Mặc dù mỗi chị em chỉ có một chân, nhưng Kendra và Maliyah không bao giờ buồn. Cả hai đều tập thể dục thường xuyên tăng cường sức mạnh để có thể sử dụng nạng mọi lúc. Ngoài ra, cả hai còn thường di chuyển bằng xe lăn hay bò.
Kendra và Maliyah có rất nhiều bạn bè và thích đi học. Maliyah nói: "Chúng cháu thấy mình thật may mắn và chúng cháu cũng chưa bao giờ bị bắt nạt ở trường nhưng cháu biết có nhiều người không may mắn như vậy".
Kendra và Maliyah thường xuyên tập luyện thể dục.
Mặc dù, là chị em song sinh, có ngoại hình giống hệt nhau, nhưng tính cách của Kendra và Maliyah rất khác nhau. Trong khi Kendra là người hướng ngoại, truyền cảm hứng cho bạn bè thì Maliyah lại ngược lại.
Theo Danviet
Không được vào thăm bà, 7 người cháu làm điều không ngờ Bị cấm không được vào phòng bệnh vì quy định của bệnh viện, 7 người cháu của bà Sandy Vanderstine (đến từ Thung lũng Delaware, Philadelphia, Mỹ) đã gửi đến bà thông điệp yêu thương qua ô cửa kính. Khi bệnh tật ập đến, mọi người đều muốn có ai đó bên cạnh động viên, khích lệ để vơi bớt cảm giác bất...