Cậu bé mẫu giáo lập kênh Youtube hướng dẫn các anh chị giải Toán cao cấp, hỏi ra info mới biết thiên tài nổi danh đã lâu
Con nhà người ta 6 tuổi đã làm được toán tích phân cao cấp kia kìa, không như nhiều người lớn đùng rồi đi ăn chia tiền còn không biết cộng trừ hai chữ số đâu nhé!
Lên YouTube để học đủ thứ từ học ngoại ngữ, học vẽ hay học các kĩ năng mềm có lẽ là điều không mấy xa lạ với giới trẻ. Bạn có thể học từ bất kì ai: một giáo viên hài hước, 1 người bạn đồng lứa thích chia sẻ hay từ một cụ già giàu kinh nghiệm đã về hưu.
Dẫu vậy, việc học giải đề thi đại học môn Toán từ một… em bé mầm non chắc chắc sẽ khiến bất kì ai phải thốt lên: “Hả? cái gì cơ”.
Nhưng bạn không nghe nhầm đâu, chính xác thì một em bé 6 tuổi người Hàn Quốc có tên Lee Jung Woo đã mở ra kênh youtube (Bai giang thân bi cua lơp hoc toan cao câp hoc sinh mâu giao Lee Jung Woo) để có thể giúp mọi người học Toán. Jung Woo có hang loat video giai đê thi đại học trên Youtube với hương dân tân tinh cach tiêp cân vân đê, nhưng meo văt hay nhưng công thưc cân phai ghi nhơ.
Kênh YouTube đã có 18,7k người đăng kí theo dõi
Được biết, cậu bé này tưng xuât hiên trên chương trinh Finding Geniuscua đai SBS. Jung Woo đã thể hiện phẩm chất của 1 thiên tài khi sử dụng “Thuât toan sang nguyên tô Eratosthenes” đê tim ra 110 sô nguyên tô tư 1 đên 600. Ngoài, ra cậu bé người Hàn còn nổi tiếng khi thi “Kiêm tra năng lưc hoc thuât vao đai hoc (CSAT)” – ky thi ma ngay ca hoc sinh cao trung cung thây kho. Thâm chi, Lee Jung Woo con dê dang giai đê toan hoc công nghiêp va ưng dung, hay toan bâc đai hoc.
Video đang HOT
Cậu bé có cách giảng bài khá cuốn hút
Con nhà người ta chỉ mới 6 tuổi thôi đấy!
Hiên tai, trên kênh Youtube cua minh, câu be thiên tài đa đăng tai nhiêu video hương dân giai top 30 đê thi kiêm tra năng lưc hoc thuât bâc đai hoc, phân tich va giai nhưng bai toan trong Cuôc thi toan hoc Putnam hay Cuôc thi toan tich phân MIT.
Dân mạng sau khi biết đến kênh YouTube này đã rất kinh ngạc vì không ngờ, một cậu bé 6 tuổi lại có năng lực toán học xuất thần đến vậy:
- Trời ơi lúc 6 tuổi tôi còn chưa thuộc bảng chữ cái và tè dầm trong khi con người ta…
- Bé này chắc 10 tuổi là thành giáo sư mất. Khâm phục quá.
- Đẻ được đứa con như này cũng mát lòng mát dạ quá.
- Không chỉ giỏi mà cách truyền đạt cũng rất cuốn hút. Trời ơi không tin được là bé 6 tuổi luôn ấy.
Theo Helino
Cuộc sống sau Đại học của bạn sẽ diễn ra như thế nào?
Tất nhiên kiếm việc làm là ưu tiên nhưng ngay cả người tốt nghiệp có việc làm cũng thấy khó khăn vì cuộc sống sau đại học không đơn giản như được mong đợi.
Có một thực tế hiện nay người tốt nghiệp Đại học đang đối diện với khó khăn sau khi họ rời nhà trường.
"Không có cớ" cho những hành vi như vậy
Trong hơn 16 năm, những sinh viên này vào trường và học tốt nhưng bây giờ họ phải làm cái gì đó hoàn toàn khác và nhiều người không được chuẩn bị cho điều đó. Việc bắt đầu của bất kì nghề nào cũng đều lí thú nhưng cũng gây hoang mang vì nhiều người không biết mong đợi cái gì.
Người tốt nghiệp sẽ nhận ra rằng cuộc sống đi làm là khác với cuộc sống đại học. Người tốt nghiệp sẽ làm việc với phạm vi nhiều người ở chỗ làm việc. Một số có giáo dục đại học nhưng nhiều người không có. Tại đại học sinh viên làm việc theo tổ cùng các sinh viên khác, những người đại thể là cùng lứa với những mối quan tâm tương tự. Nhưng trong công việc, người tốt nghiệp sẽ thấy mọi người đủ các lứa tuổi, một số trẻ hơn vì họ không vào đại học và nhiều người già hơn, kể cả một số người sẵn sàng chuẩn bị về hưu. Những người này thường có nhiều kinh nghiệm và mong đợi rộng hơn. Công ty mà bạn làm việc là đại diện cho một xã hội thu nhỏ. Thách thức khó khăn nhất là tìm ra cách hoà hợp với những con người này hàng ngày.
Khi đi làm bạn có thể sẽ gặp những tình huống sau: Nếu đồng nghiệp của bạn là người mới tốt nghiệp như bạn, lẽ thông thường là họ sẽ có thái độ ganh đua. Nếu đồng nghiệp của bạn đã từng làm việc trong vài năm nhưng không có tri thức và kĩ năng hiện hành, họ có thể nhìn bạn như mối đe doạ cho vị trí của họ. Cho dù bạn muốn chứng tỏ rằng bạn có năng lực để làm công việc chung, bạn cần học quan sát và lắng nghe để xem làm sao bạn có thể đóng góp cho công việc chung một cách tốt nhất.
Trong phần lớn các công ty, công việc hàng ngày là có tính thường lệ với ít biến thiên hơn công việc ở trường. Bạn phải học kiên nhẫn khi bạn muốn là một phần của tổ chức này. Một sinh viên tốt nghiệp có lần đã phàn nàn với tôi: "Em không biết rằng em phải viết báo cáo hầu hết thời gian, rồi kiểm thử công việc của người khác. Em không thể đi ra quán cà phê cùng bạn bè trong thời gian làm việc. Bây giờ em nhớ trường nơi chúng em thường bỏ lớp và dành hàng giờ trong quán cà phê hay chơi videogames."
Tất nhiên, ở trường bạn chịu trách nhiệm chỉ cho bản thân bạn. Bạn có thể bỏ lớp bất kì khi nào bạn muốn hay tới muộn. Mặc dầu có những bài kiểm tra, nhưng bao giờ cũng có giáo sư 'dễ dàng" người sẽ chấp nhận cái cớ của bạn và cho phép "làm bù". Nhưng trong công việc, mọi thứ đều bị kiểm soát chặt chẽ; bạn có những giờ làm việc nào đó xác định đi làm và đi về, năm ngày một tuần. Nếu bạn bỏ giờ hay đi muộn, bạn không có khả năng giữ được việc làm của bạn vì "không có cớ" cho những hành vi như vậy.
Chỉ làm việc tốt thôi, không đủ
Ở trường, bạn có thể là sinh viên đầu lớp, vì bạn đọc nhiều và học nhiều. Bạn được kính trọng bởi các bạn trong lớp vì bạn bao giờ cũng có điểm cao nhất trong các kì thi. Có lẽ bạn thậm chí còn nổi tiếng trong trường vì tài năng của bạn. Tuy nhiên, ở công việc bạn không biết gì về công ty, hay về cách dự án vận hành. Tri thức lí thuyết của bạn thậm chí không thể áp dụng được cho việc làm. Không ai biết bạn hay kính trọng bạn và bạn cảm thấy không thoải mái. Học làm việc với những người khác nhau là nhiệm vụ vô tận, bạn sẽ học nhiều khi bạn làm việc nhưng nó cũng giúp xây dựng tính cách của bạn khi bạn quản lí công việc của bạn. Đây là nơi bản kế hoạch nghề nghiệp tốt và có ích vì nó sẽ nhận diện mọi bước cần thiết mà bạn phải làm để đi lên. Bạn sẽ cần nhận diện các vấn đề và gợi ý giải pháp nào đó cho người quản lí của bạn. Bạn sẽ học cải tiến mọi thứ ngay cả khi nó không phải là trách nhiệm trực tiếp của bạn và chứng tỏ rằng bạn có khả năng làm nhiều hơn.
Trong 16 năm ở trường, bạn lên lớp chuyển từ lớp này sang lớp khác tương ứng với cấp học của bạn. Trừ phi bạn lười hay là sinh viên rất kém, người không tiến sang mức độ khác, phần lớn sinh viên đều đi lên với nỗ lực tối thiểu. Nhưng tại công việc, việc đề bạt không bao giờ là tự động. Bạn sẽ nhanh chóng biết rằng kĩ năng kĩ thuật là nền tảng của bạn. Kĩ năng của bạn càng vững, bạn sẽ càng có khả năng tốt hơn để giữ được việc làm nhưng chính kĩ năng mềm mới nâng bạn lên vị trí tiếp.
Sau vài năm, bạn quen thuộc với mọi công việc kĩ thuật thì đó là lúc để tình nguyện làm một số công việc phụ. Bạn sẽ học cách nói chuyện với người quản lí của bạn và giải thích bạn muốn gì hay gợi ý một số ý tưởng mới. Bạn sẽ biết người quản lí của bạn muốn hay mong đợi bạn làm gì. Bạn sẽ nhanh chóng biết rằng bạn phải hiểu phân công của bạn và lập lịch để đặt các ưu tiên. Bạn học cách làm cho việc làm được hoàn thành đúng thời gian, nếu điều đó nghĩa là công việc thêm, thời gian thêm, bạn phải làm điều đó để xây dựng thanh danh rằng bạn là công nhân cần cù. Bạn sẽ học rằng làm việc tốt là không đủ mà bạn phải chú ý tới mọi thứ đang diễn ra quanh bạn. Bạn phải để cho người quản lí biết việc tốt bạn đang làm bằng việc dành nhiều thời gian hơn với cả đồng nghiệp và người quản lí của bạn ngay cả sau công việc.
Giáo sư John Vũ - Nguyên Phong
Theo motthegioi
Bẻ nhỏ vỏ trứng, chàng trai biến bình trà, mũ bảo hiểm thành... 'tuyệt tác' Qua bàn tay tài hoa và khéo léo, những chiếc vỏ trứng bỏ đi đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp đến ngỡ ngàng. Với phần đông mọi người, sau khi dùng xong quả trứng vịt, trứng ngỗng, chiếc vỏ trứng bị vứt bỏ không thương tiếc. Tuy nhiên, với anh Hoàng Ngọc Lượm, chúng đã trở thành chất liệu quan...