Cậu bé mất mạng vì lỡ làm mất 50 nghìn của mẹ, bài học cảnh giác cho cha mẹ
Long ơi mở mắt ra đi, mẹ đây con, mẹ sẽ không trách phạt con nữa đâu con ơi, mở mắt ra đi con.
ảnh minh họa
Nó 6 tuổi còn em gái nó 3 tuổi. Những ngày thứ 7, chủ nhật nghỉ học nó lại phụ mẹ trông em để mẹ bán hàng ngoài chợ. Nhưng tính nó ham chơi, nhiều hôm mải chơi với bạn mà nó quên luôn cả nhiệm vụ trông em của mình. Lúc rời khỏi con robot ngước mắt lên đã không thấy em đâu nữa rồi.
Nó nháo nhào đi tìm em, nhưng khắp những nhà hàng xóm đều không thấy. Cứ tưởng em đi mất rồi phen này thì nó chết với mẹ. Nó nhao ra đường lớn tìm em, may làm sao đúng lúc ấy gặp cô lao công thu rác vẫn hay thu rác ngõ nhà nó dắt em về. Thì ra nó mải chơi robot với bạn không để ý, còn em thì mải chạy theo bắt con bướm rồi lang thang ra đường lớn. May mà cô ấy thấy dắt em về và dặn nó trông em cẩn thận.
Vậy là tối ấy chuyện tới tai mẹ nó, vừa ở chợ về mẹ đã rút cái roi mây dắt trên tường xuống:
- Long, tại sao mẹ dặn trông em cẩn thận mà để em ra đường lớn thế hả?? Nhỡ hôm nay em đi mất thì sao?? Con cái lớn bằng này tuổi rồi có mỗi việc trông em cũng không xong là sao??
Mẹ vừa quát vừa giơ cái roi mây vụt chíu chíu xuống mông nó. (Ảnh minh họa)
Mẹ vừa quát vừa giơ cái roi mây vụt chíu chíu xuống mông nó. Hôm ấy mẹ phạt nó 10 roi và bảo: “Từ lần sau mà trông em không cẩn thận thì đừng trách mẹ, mẹ sẽ đánh cho nát mông và phạt không cho ăn gì hết”.
Thế nhưng cái tính ham chơi của nó thì mãi không sửa được. Cứ có bạn có đồ chơi là nó quên hết mọi thứ xung quay, chơi say xưa không dứt ra được. Hôm ấy, mẹ đưa cho nó tờ 20 ngàn bảo đi mua cho mẹ hộp cháo dinh dưỡng về cho em ăn. Ấy vậy mà vừa ra khỏi nhà được 10m thấy thằng Thành có bộ đồ chơi xếp hình mới đang khoe mấy đứa trẻ khác, nó cũng lao vào nhập cuộc ngó nghiêng.
Mẹ nó đợi nửa tiếng không thấy con mang cháo về dù từ nhà ra đó chỉ đi về chừng 15 phút và nó đã đi mua giúp mẹ cả năm nay rồi. Mẹ nó lao ra ngoài cổng xem con đâu thì thấy con vẫn lúi húi chơi với bạn. Mẹ nó hét:
- Long, sao còn đứng đó, không đi mua cháo cho em à.
- Dạ, con đi ngay đây.
Video đang HOT
Nhưng rồi đúng lúc ấy nó mới nhớ ra tờ tiền, lục tung túi quần túi áo cũng không thấy tiền đâu. Tìm đi tìm lại chỗ chơi cũng không thấy, lẽ nào khi nãy nó đã đánh rơi chỗ mấy bịch rác kia và cô thu rác dọn đi rồi?? Mặt nó tái mét chạy về:
- Mẹ ơi, con…… con làm rơi tiền rồi ạ??
- Hả, trời ơi, đúng là đồ ăn hại mà. Thằng này không đánh không được, này thì mải chơi này, mải chơi này.
Hôm ấy nó bị một trận no đòn của mẹ, tối về còn bị bố phạt úp mặt vào tường không cho ăn gì cả. Tối ấy bụng nó đói cồn cào không ngủ nổi nhưng cũng không dám dậy tìm đồ ăn vì sợ bố, may mà cuối cùng cũng thiếp đi. Sáng hôm sau dậy mẹ nấu mì tôm nhưng nó sợ bố cũng không dám ăn nhiều.
Sau lần bị bố phạt cho nhịn đói, tính ham chơi của nó cũng đỡ được phần nào. Hôm ấy mẹ lại đưa cho nó tờ 50 ngàn bảo: “Con ra quán tạp hóa nhà bác Hoa mua cho mẹ 1 vỉ sữa tươi về cho em. Tiền thừa bác đưa thì mang về cho mẹ. Lần này mà đánh mất nữa thì đừng trách mẹ đấy”.
Nó vâng dạ đi luôn và giữ tiền chắc chắn trong túi, tay ôm chặt túi quần. Nó sợ cái lần bị bố phạt không cho ăn ấy nên không dám tạt vào chơi với mấy đứa bạn nữa. Nhưng rồi khi đã đi được nửa đường tới đoạn có cái cống bị bật nắp thì bất ngờ có một chiếc xe máy phóng vút qua khiến nó giật mình. Theo phản xạ nó rút tay ra khỏi túi quần để giữ thăng bằng, và rồi tờ 50 ngày cũng theo tay nói bay ra, rơi xuống cống.Không thể để mất tờ 50 ngàn đó được, về chết với bố mẹ. Nó cố gắng cúi xuống nhặt. Sắp được rồi, nó cố rướn người và rồi tiếng “Ủm” khá to vang lên khiến một người bán trà đá gần đó giật mình chạy ra nhưng không thấy gì cả. Bà loay hoay nhòm ngó một hồi thì mới nhìn thấy đôi dép trẻ con nổi dưới miệng cống và tờ tiền 50 ngàn. Nghi có sự không lành, bà gọi người tới. Nó được vớt lên nhưng tất cả đã quá muộn rồi……
Mẹ nó nhận được tin báo lao ra ngoài đường, nhìn thấy xác con mẹ nó gào to:
- Long ơi mở mắt ra đi, mẹ đây con, mẹ sẽ không trách phạt con nữa đâu con ơi, mở mắt ra đi con.
- Tội nghiệp, chắc nó làm rơi tờ 50 ngàn xuống cống, sợ mẹ phạt nên cố rướn nhặt và sự việc đau lòng thế này – vài người đi đường rì rầm.
Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho các bậc làm cha làm mẹ, đừng lấy sự trừng phạt ra để dạy con mỗi khi con mắc lỗi. Điều đó chỉ làm cho trẻ thêm sợ hãi mà thôi. Hãy là những ông bố bà mẹ hiền từ, dạy con không cần roi vọt, không cần nước mắt để tránh nỗi ám ảnh như đứa bé trong câu chuyện này và dẫn tới sự việc đau lòng.
Theo Tinvn
Con trai hiếu thuận bị sét đánh, vì sao người mẹ lại nói: 'Đánh chết thật là tốt'?
Đội trưởng Vương bị sét đánh chết, lại còn bị sét đánh tại nhà. Có một điều càng kỳ lạ hơn đó là, khi sét đánh chết anh ta còn đang rất hiếu thuận cõng mẹ trên lưng, nhưng người mẹ thì lại không hề hấn gì...
ảnh minh họa
Theo quan niệm của người Trung Quốc cổ xưa "hiếu thuận" có thể giúp tiêu tan mọi tai nạn và đại họa. Chữ "hiếu" từ xưa tới nay luôn là cái gốc lưu truyền giúp sinh sôi nảy nở vạn sự vạn vật. Câu chuyện về tấm gương hiếu thuận của Vua Thuấn thời xưa vẫn lưu truyền nổi tiếng không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả trên thế giới.
Cùng với sự trượt dốc của con người và sự hủy hoại văn hóa thần truyền vốn có từ năm nghìn năm, đạo đức vốn có cũng hoàn toàn theo đó mà sụp đổ. Người Trung Quốc xưa luôn quan niệm rằng con người là do Thần tạo ra, Thần cũng là người đặt định những chuẩn mực trong hành vi đạo đức của con người: Bậc làm cha làm mẹ phải từ bi yêu thương con cái, đạo làm con phải hiếu thuận với cha mẹ.
Nếu thuận theo những quy chuẩn đạo đức đó của Thần thì Thần sẽ ban cho con người hạnh phúc, an lành và trường thọ. Nếu vi phạm những quy chuẩn đạo đức này thì con người sẽ gặp tai nạn thậm chí là tử vong. Nhân quả báo ứng là quy luật luôn tồn tại.
Câu chuyện có thật dưới đây chính là minh chứng cho điều đó.
Cách đây lâu lắm rồi, ở một làng quê nọ có một người con trai nổi tiếng hiếu thuận tên Vương. Nhìn bề ngoài mọi người đều cảm thấy ông Vương là một người rất thật thà, hay nói hay cười, cho dù có ai trêu trọc như thế nào ông Vương cũng không hề tức giận. Ông còn là người vui vẻ hòa đồng luôn giúp đỡ người khác, bất kể nhà ai có việc gì không đợi nhờ vả, ông đều chủ động đi giúp đỡ. Ông Vương còn được mọi người tin tưởng yêu quý bầu làm đội trưởng đội sản xuất, chỉ có một điều đáng tiếc là ông kết hôn đã lâu mà không có con.
Một ngày nọ, trong thôn gặp phải một trận cuồng phong dữ dội, mưa to gió lớn sấm chớp ầm ầm làm rung chuyển một vùng. Bỗng nhiên một tia sét kinh thiên động địa, đánh đúng vào nhà đội trưởng Vương. Đội trưởng Vương bị sét đánh chết, lại còn bị sét đánh ngay trong nhà. Và có một điều càng kỳ lạ hơn đó là, khi bị sét đánh chết ông ta còn đang rất hiếu thuận cõng mẹ trên lưng. Còn người mẹ già lại không hề hấn gì.
Trong khi mọi người còn đang thấy hoang mang, mẹ ông Vương lại nói: "Đánh chết thật là tốt". Câu nói của bà làm cả thôn chấn động như khi nghe tin một người hiếu thuận như đội trưởng Vương bị sét đánh chết.
Mọi người trong thôn có mặt tại nhà bà đều bàn luận sôi nổi. Trên đời sao lại có người mẹ như kiểu bà ấy, hổ dữ khi đói còn không ăn thịt con nữa là con người? Ông Vương đối xử với bà hiếu thảo như vậy, phụng dưỡng cung kính, thế mà bà lại nói những lời tuyệt tình làm vậy.
Có người từng đến nhà ông Vương ăn cơm nói: "Tôi thấy ông Vương hiếu thảo với bà thế còn gì! Có lần tôi tận mắt chứng kiến, khi cơm được nấu chín ông Vương còn tự mình chuẩn bị thức ăn để riêng và bưng lên cho bà trước rồi mới ăn. Mỗi dịp Tết đến đều thấy ông ấy mua áo mới cho bà rồi đưa bà ra ngoài đi dạo. Khi mưa to gió lớn sấm chớp ập tới, có lẽ ông ấy lo bà sợ hãi hoảng loạn, nên cõng bà trên lưng. Nói không chừng đợt sét đó là do ông gánh chịu thay bà!"
Mọi người lại tiếp tục bình phẩm: "Người như đôi trưởng Vương thế gian này có được mấy người chứ, người mẹ này đúng là chẳng ra sao. Không biết bà ấy có còn là con người không nữa".
Bà lão nhẹ nhàng đứng dậy và nói: "Dựa vào nó hả? Trong nhà này nếu không có con dâu tôi thì tôi đã sớm mất mạng từ lâu rồi".
Lời bà lão nói ra lại làm mọi người càng ồn ào bình luận hơn. Có người liền tới bên người con dâu hỏi xem tình hình cụ thể ra sao, nhưng chị chỉ lắc đầu, đau khổ không muốn chia sẻ gì cả, không nhẫn chịu nổi nữa mà khóc to lên.
Hai năm sau, khi bà lão qua đời người con dâu cũng lấy chồng khác và đi khỏi làng. Mọi người trong thôn đều bình luận: "Người phụ nữ này thật là bạc tình, chưa tới ba năm mà lại đi lấy chồng khác".
Mọi người trong thôn đều nghĩ rằng câu chuyện chỉ dừng lại ở đó và thấy tội nghiệp cho đội trưởng Vương. Bỗng một ngày nọ, người dân trong thôn nhận được lá thư của người vợ ông Vương, trong đó viết:
"Thưa mọi người, trước đây khi ông Vương mới mất mọi người có hỏi tôi nội tình sự việc. Tôi đã không dám nói ra sự thật. Nay mẹ chồng tôi cũng đã qua đời, tôi xin chia sẻ lại tất cả sự tình gia đình tôi khi đó.
Kỳ thực con người ông Vương không như mọi người vẫn tưởng tượng và hình dung. Vì tôi không thể sinh con, nên ông ấy đã ra ngoài tìm vợ bé, cũng có con với người ta rồi. Ông ấy đối với tôi vô cùng cay nghiệt, động một chút là đánh đập. Nếu không nhờ có mẹ chồng tôi che chở, có lẽ tôi đã bị đuổi ra khỏi nhà từ lâu rồi.
Ông mang cơm cho mẹ chồng tôi hôm đó chỉ là để diễn kịch cho mọi người xem. Vì mẹ chồng tôi không đồng ý cho ông ấy đưa đứa con với người phụ nữ kia về, nên ông ý chỉ cho chúng tôi ăn cơm thừa canh cặn. Mẹ chồng tôi muốn kể tội ông ấy cho mọi người trong thôn, liền bị ông ấy đánh đập nhốt vào trong phòng.
Cái áo mặc mỗi dịp năm mới đó mọi người không để ý thấy nó giống nhau sao? Cứ mỗi năm Tết đến ông ấy lại lấy ra mặc cho bà, rồi đưa bà đi ra ngoài một vòng. Về nhà bắt bà ấy cởi ra gấp gọn để vào tủ để lần sau mặc. Tôi và mẹ chồng đã từ lâu rồi không biết tới thế nào là một manh áo mới mỗi dịp Tết đến. Tiền ông ấy làm ra ông ấy đều mang đi nuôi vợ bé, ông ta còn bảo tôi: Loại gà không biết đẻ trứng như cô thì không đáng để mặc quần áo mới.
Hôm ông ấy bị sét đánh chết mọi người có muốn biết vì sao ông ý cõng mẹ trên lưng không? Không biết ông ta nghe được ở đâu có người từng nói rằng người nào không hiếu thuận với cha mẹ cẩn thận không thì sẽ bị sét đánh chết. Vì vậy ở nhà mỗi khi có sấm sét ông ấy đều cõng mẹ trên lưng, hy vọng rằng mẹ chồng tôi có thể thay ông ấy đỡ sét. Nhưng hôm đó thật kỳ lạ ông ấy lại bị đánh chết, còn mẹ chồng tôi được ông ấy cõng trên lưng thì chỉ bị thương nhẹ ngoài da. Toàn bộ sự thật về gia đình tôi là như vậy".
Sau khi đọc xong bức thư, mọi người trong thôn lại được thêm một phen kinh ngạc, hóa ra ông Vương không phải là một người con hiếu thuận như mọi người vẫn nghĩ. Vì sự bất hiếu của ông nên trời mới trừng phạt giáng sét xuống cho ông ấy chết! Thật đúng là: "Biết người biết mặt mà không biết lòng". Từ đó trở đi trong thôn không ai còn trách móc gì hai người phụ nữ kia nữa.
Nói chung, truyền thống văn hóa của người Á Đông luôn coi trọng chữ trung, chữ hiếu dù là trong đối đãi trong quan hệ gia đình hay trong việc trị quốc. Bởi vậy từ xa xưa cổ nhân đã từng nói: "Trăm việc thiện chữ hiếu đứng hàng đầu". Hiếu chính là điều kiện đầu tiên để làm một người tốt.
Con người hiện đại đều cho rằng hiếu thuận có nghĩa là chỉ cần phụng dưỡng cha mẹ, nhưng người xưa lại không nhận định như vậy. Khi Tử Du thỉnh giáo đức Khổng Tử về sự hiếu thuận, Khổng Tử có nói: "Con người hiện nay đều nghĩ rằng hiếu thuận với cha mẹ chỉ đơn thuần là phụng dưỡng cha mẹ về vấn đề ăn uống sinh hoạt, trong khi chó và ngựa cũng được con người cho ăn chăm sóc. Nếu khi phụng dưỡng cha mẹ mình thiếu đi cái tâm cung kính tôn trọng kính ngưỡng với họ thì có khác gì so với nuôi chó nuôi ngựa trong nhà đâu?".
Người xưa quan niệm "hiếu thuận" có thể giúp tiêu tan mọi tai nạn và đại họa. Chữ " hiếu" từ xưa tới nay luôn là cái gốc lưu truyền, giúp vạn vật sinh sôi nảy nở. Ngày nay, cuộc sống con người đã bị bủa vây bởi hàng loạt những quan niệm biến dị, xuống dốc như tâm lý tự tư, ích kỷ, trục lợi. Người ta chỉ vì chút lợi ích nhỏ nhoi mà tranh đoạt, đấu tranh, đổi trắng thay đen, sẵn sàng dùng bạo lực giải quyết, thanh toán nhau.
Văn hoá truyền thống của người Á Đông không phải là tự thân con người nghĩ ra. Nó là thứ văn hoá được Thần Phật đặt định và truyền cấp lại. Do đó người ta thường gọi những nền văn hoá này là "nửa thần - nửa nhân". Chỉ có khôi phục lại đức tin và sự kính ngưỡng với Thần Phật, đạo đức cảu xã hội nhân loại mới thực sự thăng hoa trở lại, con người mới có thể tìm được sự bình an chân chính từ ngay trong tâm hồn mình.
Theo Congtin
Đuổi theo cậu bé ăn trộm ví người đàn ông choáng váng vì cảnh này Ông chẳng hiểu sau, nhìn nó như vậy, ông lại quên ngay đi được việc nó trộm tiền của ông. Mắt ông nhòe đi, ông chưa kịp lên tiếng thì nó phát hiện ra ông, nhìn ông, nó co rúm người lại, ôm chặt lấy em nó... Nó ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. (Ảnh minh họa) Bố đưa hai...