Cậu bé lớp 4 viết thư về áp lực điểm 10: Bị bố mẹ đánh vì điểm kém, con chỉ nghĩ đến cái chết
Cha mẹ nào cũng luôn có nhiều kỳ vọng vào con cái của mình. Thế nhưng, nếu kỳ vọng thái quá, sẽ tạo gánh nặng, áp lực lên trẻ và biến những ước mơ trở thành ác mộng.
Nhiều người luôn cho rằng người lớn bận rộn với công việc, tiền nong… mới phải chịu những áp lực, còn trẻ con thì không. Bởi đơn giản chúng chỉ ăn, học và chơi thì lấy đâu ra áp lực. Điều này chưa hẳn đúng.
Mới đây, bài viết của cậu bé lớp 4 một trường tiểu học ở Hà Nội đã khiến nhiều phụ huynh, đặc biệt là bố mẹ cậu bé phải suy ngẫm. Dù còn nhiều lỗi sai về chính tả, sự ngây ngô trong câu từ nhưng ‘lá thư’ vẫn thể hiện rõ nỗi niềm của con trẻ.
Dưới đây là nguyên văn bức thư của cậu bé.
‘ Điều em muốn nói
Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10; 9. Mà bố mẹ không hiểu con có bao nhiêu áp lực vì lúc bị điểm kém như 8; 7 trở xuống bố mẹ lại đánh con. Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết cho rồi. Con biết bố mẹ muốn con học giỏi nên người nhưng bố mẹ không hiểu về áp lực của con.
Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền. Nhưng bố mẹ lại không hiểu con chút nào. Học hành tốt thì có công ăn việc làm ổn định nhưng con muốn đi theo niềm đam mê của mình.
Nhiều lúc bố mẹ cấm con xem tivi, điện thoại. Nhưng bố mẹ lại không làm được. Bố mẹ muốn thế để con không bị nghiện hoặc là tập trung vào việc học. Nhưng con nghĩ 1 tuần bố mẹ phải cho con chơi. Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con.
Video đang HOT
Bố mẹ luôn nói con có làm được gì đâu mà áp lực nhưng bố mẹ nghĩ thế là đã quá sai rồi. Bởi vì áp lực lớn nhất của con là thi phải được 10; 9 nhưng khi được điểm kém con lại bị anh đánh. Đấy chính là áp lực lớn nhất của con. Vì nhiều khi bố mẹ cấm con đi chơi, cấm con xem tivi, điện thoại xong bố mẹ lại nói con lười không chịu đi vận động. Đến con đọc truyện bố mẹ cũng nói.
Con cảm ơn bố mẹ đã sinh con ra đời nhưng con nghĩ bố mẹ phải thông cảm và hiểu con hơn. Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học, lúc đấy con bực mình lắm.
Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con.’
Những dòng thư ngây ngô khiến bậc làm cha làm mẹ lặng người
Bức thư đặc biệt này nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Có rất nhiều bình luận thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia với áp lực mà cậu bé đang phải chịu.
Người dùng Hoàng Thanh Lan cho rằng: ‘ Người lớn từng là trẻ con nhưng trẻ con lại chưa từng là người lớn. Người lớn thấy vấn đề của đứa trẻ chỉ như cái miệng giếng, nhưng đối với đứa trẻ ấy lại là cả 1 bầu trời.’
Bạn Đào Anh Vinh bộc bạch: ‘Ngày xưa mình năm nào cũng nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng. Còn trẻ con bây giờ thì không có 1 ngày nghỉ.’
‘ Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học, con bực mình lắm. Đồng cảm vô cùng. Cảm giác kiểu chỉ có ngồi vào bàn học bố mẹ mới thôi mắng‘ – tài khoản Quỳnh Tú chia sẻ.
Bức thư đáng yêu nhưng cũng gửi gắm nhiều thông điệp từ cậu học sinh này. Có lẽ đây cũng là sự cảnh báo cho các bậc phụ huynh khi gây áp lực cho con bằng việc theo đuổi kỳ vọng của chính bản thân mình. Đừng nghĩ rằng con trẻ không có áp lực. Thậm chí những áp lực với chúng đang phải chịu đựng còn lớn hơn cả người lớn.
Trẻ con là những chủ thể độc lập và khác biệt nhưng người lớn lại muốn chúng làm những việc giống nhau. Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái, mong muốn con phát triển nhưng cha mẹ cũng cần thấu hiểu những áp lực mà con đang phải chịu. Từ việc thấu hiểu những áp lực đó, cha mẹ sẽ đồng cảm với con hơn, biết cách để giảm thiểu những áp lực cho con, định hướng cho con đi đúng hướng.
Theo baodatviet
Xót xa bức ảnh cậu bé làm bài tập sau xe của bố: Học sinh thời này "học ngày học đêm" chưa đủ, ra đường vẫn phải học!
Cứ mùa thi đến, chúng ta lại chứng kiến được vô số hình ảnh xót xa của các em học sinh khi phải chịu áp lực thi cử rất lớn.
Không còn xa lạ với nhiều người, cứ mỗi mùa thi đến, những câu chuyện về các cô cậu học trò phải gánh chịu những áp lực lại xuất hiện tràn lan trên khắp các phương tiện truyền thông. Chuyện mà "ai cũng biết, nói mãi" này luôn nóng, nhưng có lẽ chưa đủ để dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho xã hội rằng học sinh đang phải chịu quá nhiều áp lực. Ngoài học trên lớp, các em phải đi học thêm thầy này cô kia, thời gian ngủ còn chưa đủ, huống hồ nói đến chuyện được thư giãn.
Gần đây lại xuất hiện một câu chuyện về việc phải làm bài tập ngay trên đường đến trường trong mùa thi cử khiến cộng đồng mạng bất bình. Trên một trang fanpage đã chia sẻ về cậu chuyện một cậu bé người Trung Quốc phải làm bài tập khi được bố mình chở đến trường học. Dù là câu chuyện ở một quốc gia khác, nhưng khi được chia sẻ lại cũng đã làm dấy lên nhiều suy nghĩ và phản hồi từ phía cộng đồng mạng.
Ảnh: Hạo Minh.
Ngay khi bài đăng được chia sẻ, không ít những bạn trẻ đã vô cùng đồng cảm với các em học sinh đang bù đầu trong mùa thi cử. Bạn Nguyễn Hoài đã bình luận: " Nhớ lại bây giờ vẫn thấy sợ, ngày trước mình cũng học ngày học đêm. Đỡ một cái là bố mẹ mình không có tạo áp lực".
Còn bạn Đức Minh lại cho hay: " Em mình cũng giống như bạn nhỏ này, nhìn nó học ngày học đêm thấy mà tội lắm luôn. Cố gắng nhồi nhét kiến thức thế này không biết có nhớ hết hay không, rồi sau này lại quên sạch hết thì công sức chả ý nghĩa gì".
Bạn Minh Quang cho biết thêm: " Đi học là để lấy kiến thức mà hình như ba mẹ nào cũng không thể bỏ suy nghĩ "chạy điểm số" được hay sao đó dù đã có rất nhiều câu chuyện học sinh tự tử vì áp lực học hành, thi cử".
Cái gì cũng có tính hai mặt, dẫu biết việc cho con cái học hành tử tế để tương lai chúng nó tốt đẹp hơn, thế nhưng các bậc phụ huynh cũng đừng nên tạo áp lực cho con trẻ bởi sẽ mang đến những hệ quả khó lường.
Theo Helino
Nhìn bức ảnh học sinh ở ký túc xá Chuyên Phan Bội Châu ngồi học kín hành lang này để biết vì sao họ học giỏi thế Mỗi khi tới mùa thi, áp lực điểm số đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của rất nhiều học trò khiến học trò phải đau đầu, thậm chí thấy học chưa đủ mang cả bàn ghế ra cả hành lang để học. Nhiều teen cứ hỏi: " Ơ thoắt một cái đã hết một ngày, thế mà mình chẳng làm gì...