Cậu bé lớp 3 quyết không đụng vào gà rán trong buổi liên hoan, lý do khiến nhiều người xúc động
Cậu học trò lớp 3 khiến nhiều người xúc động nghẹn ngào, khi chia sẻ lý do em nhất quyết không ăn phần gà rán của mình.
Câu chuyện chiếc đùi gà rán trong ngày lễ tổng kết năm học nhận hàng nghìn likes
Ảnh minh họa
Trong xã hội hiện đại, nhịp đập hối hả, tất bật của cuộc sống khiến con người ta trở nên gấp gáp, bận rộn hơn.
Hối hả theo guồng quay ấy, đôi khi chúng ra bỏ quên phía sau sự yêu thương, quan tâm, sẻ chia với người khác. Thậm chí, giữa những người thân trong gia đình, bạn bè xung quanh, sự ích kỷ, hời hợt vẫn có thể tồn tại.
Sự vô tâm, không để ý đến những người xung quanh tưởng chừng là một chuyện đơn giản, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn.
Bởi cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau, thử thách trong cuộc sống, là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và gắn kết toàn xã hội.
Mới đây, một người phụ nữ đã chia sẻ câu chuyện xúc động, khiến nhiều người lần nữa phải suy ngẫm về sự sẻ chia, tình yêu thương dành cho nhau.
Đó là câu chuyện mà chị Liên Lý, đến từ Bắc Giang kể lại. Theo đó, chị Lý phụ trách hội phụ huynh lớp học của con trai chị. Được biết, bé đang học lớp 3A4 tại một trường Tiểu học tại Bắc Giang.
Câu chuyện thu hút hàng nghìn lượt likes, bình luận trên mạng xã hội
Cách đây 2 hôm, chị và cô giáo chủ nhiệm cùng các phụ huynh khác trong lớp tổ chức một bữa tiệc liên hoan cho các bé, nhân dịp tổng kết năm học 2022 – 2023.
Tại buổi liên hoan, chị Liên Lý đã chứng kiến câu chuyện khiến chị và nhiều người có mặt ngày hôm đó không khỏi xúc động.
Video đang HOT
“Hôm đó là ngày cuối cùng của năm học, lớp con trai mình tổ chức liên hoan chia tay để bước vào kỳ nghỉ hè .
Sau những lời cảm ơn và nhắn gửi của cô giáo chủ nhiệm và bác hội trưởng phụ huynh, đến phút giây các bạn nhỏ mong chờ nhất: Trao phần thưởng, món quà xứng đáng dành cho các bạn sau những nỗ lực học tập, rèn luyện.
Cuối cùng là lớp tổ chức ăn liên hoan. Mỗi bạn được một suất bao gồm: Một chiếc đùi gà rán, ít khoai tây chiên và một ly trà sữa. Cả lớp rất hào hứng, các con vui vẻ, ăn uống ngon lành.
Tuy nhiên, đến cuối buổi tổng kết, mình đi thu dọn bàn cho các con thì thấy một phần gà rán còn nguyên trên bàn.
Con chỉ uống ly trà sữa, suất gà rán vẫn nguyên si. Mình liền hỏi: Con không thích món này à, hay gà rán không ngon hay sao mà con không ăn” - Chị Liên Lý nhớ lại.
Và câu trả lời của em học sinh khi ấy khiến chị bất ngờ, không khỏi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt: “Con bảo không phải đồ ăn không ngon, mà con muốn để dành lát mang về cho em con, em con đang bị bệnh, nằm ở nhà”
Theo chị Liên Lý, cậu bé là bạn cùng lớp của con trai, đồng thời là hàng xóm ở gần nhà chị. Em của bé chỉ mới 3 tuổi, đang mắc bệnh hiểm nghèo, tình trạng sức khỏe xấu.
Chị rất rõ hoàn cảnh gia đình và tình hình sức khỏe của em trai cậu học trò, nên càng thương cậu bé.
Rất may, sau bữa tiệc vẫn còn dư một vài phần gà rán. “Mình bảo với bé rằng con hãy ăn hết đi, lát nữa bác cho con thêm một suất để con mang về cho em.
Thực sự khi ấy đang trước mặt cô giáo, các bậc phụ huynh và hơn 40 thiên thần bé nhỏ nên mình cố kìm nén để nước mắt không trào ra.
Nhưng về đến nhà mình bật khóc như một đứa trẻ. Mình cảm nhận được tình cảm thơ ngây, tình yêu thương con dành cho em trai đang lâm trọng bệnh lớn hơn tất cả những gì đang hiện hữu.
Cảm ơn con, thiên thần bé nhỏ. Cầu chúc cho em trai con vượt qua căn bệnh hiểm nghèo và sớm bình phục. Mong mọi điều tốt đẹp đến với con cùng gia đình con” - Chị Liên Lý xúc động chia sẻ.
Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức. Trong đó, trước hết là biết quan tâm, yêu thương cha mẹ ông bà, anh chị em, yêu thương mọi người.
Và thực sự, bố mẹ của cậu học trò nhỏ trong câu chuyện này sẽ cảm thấy ấm lòng xiết bao, khi thấy con trai mình biết quan tâm, yêu thương em chỉ qua một hành động nhỏ.
Câu chuyện sau khi được chia sẻ đã thu hút hàng nghìn lượt “thả tim”, bình luận. Ai nấy đều xúc động và để lại lời ngợi khen trước hành động ấm áp của cậu học trò lớp 3 đến từ Bắc Giang.
Một đứa trẻ mới chỉ 9 tuổi, nhưng đã mang đến cho nhiều người lớn bài học về sự sẻ chia và tình yêu thương quá đỗi ngọt ngào, ấm áp.
Mẹ chồng nặng lòng khi gả con dâu đi bước nữa, khóc suốt 10 ngày
Lê tâm sự, nhiều lúc cô còn thân với 2 mẹ chồng hơn cả mẹ ruột. 10 năm qua, Lê luôn biết ơn trước tình cảm và sự tử tế của 2 mẹ dành cho cô.
Mẹ chồng cũ nặng lòng, không nỡ gả con dâu đi
Nhân vật chính trong câu chuyện nhân văn này là Nguyễn Huỳnh Lê (29 tuổi), ở Bình Chánh, TPHCM. Chồng Lê mất khi cô vừa tròn 19 tuổi. Lê để tang chồng 3 năm, mỗi ngày đều siêng đi chùa, cúng cơm, ăn chay. Bà Nguyễn Thị Phụ (SN 1960, ở Bình Chánh) thương cảnh con dâu còn trẻ mà góa phụ nên đồng ý gả con đi bước nữa.
Mẹ chồng mới của Lê là bà Võ Thị Mỹ Nô (64 tuổi) rất thông cảm cho hoàn cảnh của của nàng dâu và chào đón Lê về nhà bằng tất cả tình thương.
Lê và 2 mẹ chồng xuất hiện trong chương trình "Mẹ chồng nàng dâu"
Suốt hơn 10 năm làm dâu, Lê khắc ghi từng kỷ niệm, sự quan tâm của 2 mẹ dành cho cô. Nhớ năm 19 tuổi, Lê chân ướt chân ráo về gặp bà Phụ, cô lo lắng khi biết mẹ chồng là người vô cùng khó tính. Gặp chuyện không vừa ý, bà Phụ thường quăng đồ, trách mắng khiến Lê tủi thân khóc.
"Thôi xong, mẹ khó quá rồi. Nhiều khi mặt mẹ nghiêm lắm, lúc vui mẹ ừ, lúc không vui mẹ không trả lời luôn. Em lại không biết nữ công gia chánh nữa", Lê nhớ lại.
Bà Phụ cũng thừa nhận bản thân có phần khắt khe với nàng dâu: "Lúc đó nó nhỏ xíu, công chuyện nhà mình làm bù đầu bù cổ mà nó không biết cái gì hết". Về sau, bà Phụ nghĩ, thôi thì con trai phải thương dâu nữa, khó quá cũng tội con. Dần dần bà nhẹ nhàng hơn, chỉ bảo Lê làm từng thứ một.
Mấy năm sau ngày chồng qua đời, Lê về báo với mẹ đang quen một người đàn ông cùng huyện, giờ lỡ có em bé. Ban đầu bà Phụ hỏi dò: "Người đó có vợ chưa? Nếu có bầu thì cứ để mẹ nuôi". Nhưng phía nhà thông gia vẫn muốn được đón rước Lê về đàng hoàng. Nghe tin ấy, bà Phụ tuy vui nhưng nặng lòng, không nỡ để con đi.
"Nhà có 2 mẹ con, giờ tôi gả nó đi thì tôi nói chuyện với ai. Tôi cắn răng bảo con, thôi con ráng tìm hiểu tính tình hắn sao, tìm hiểu xong mới quyết định trả lời nhà người ta. Tôi sợ bên con dâu sau về bên đó nhà chồng mới không được như mình. Nếu dạy được thì dạy, không được thì gửi về tôi chứ đừng ăn hiếp, tội nó", bà Phụ rầu rĩ.
Ngày gả con đi, bà Phụ khóc suốt 10 ngày. Cứ dăm bữa, bà lại chạy xuống nhà chồng mới của Lê thăm hỏi vì nhớ quá.
Huỳnh Lê được nhà chồng mới chào đón, yêu thương hết mực
Hai mẹ chồng thay phiên chăm cháu giúp nàng dâu
Về nhà chồng mới, Lê may mắn khi được cả nhà chồng bù đắp sự yêu thương. Trái ngược với mẹ chồng cũ, Lê cảm nhận mẹ chồng thứ hai vô cùng dễ tính. Lê không rành việc nhà, không biết chuyện cơm nước, bà Nô đứng ra quán xuyến hết, để cho con dâu ngủ tới tận trưa.
"Nó vụng về thiệt, nhưng nghĩ con làm dâu được mấy bữa, về lại ốm nghén, thôi tôi bảo để tôi làm hết. Nhà cửa, bếp núc, khỏi làm, thức dậy là có đồ khô mặc", bà Nô kể.
Thời điểm Lê mang bầu, 2 bà mẹ chồng túc trực chăm sóc, bồi bổ cho con dâu liên tục. Bà Phụ thường gọi hỏi Lê thích ăn gì mẹ mua. Biết Lê thích ăn cay, bà mua chục trái ớt trữ sẵn trong tủ lạnh, tới bữa cắt sẵn cho con ăn. Lê không thích ăn cơm, bà hiểu ý liền đổi sang bún gạo, thêm cả tôm, mực cho ăn. Ở cữ kiêng gội đầu, bà Phụ nấu nước trực tiếp gội luôn cho con dâu.
Gả nàng dâu đi, bà Phụ buồn rầu không nỡ
Đến khi đẻ bé thứ 2, Lê nhớ nhất kỷ niệm lần tắc tia sữa, chồng không ở cạnh, bà Nô đã không ngại "thông" luôn giúp con dâu. Hai đứa con của Lê đều do 2 bà nội chăm từ tấm bé. Thậm chí bé đầu rất quấn bà Phụ, tối nào bé cũng đòi lên nhà bà ngủ.
"Thằng cháu nội ruột mà nó không theo bà nội, nó theo tôi không à. Cứ ở bà nội nó quậy, còn lên tôi thì nó lại ngoan", bà Phụ nói.
Mối quan hệ giữa hai phía thông gia cũng rất khăng khít. Hai nhà gần nhau, bà Nô vẫn thi thoảng kêu bà Phụ qua chơi. Chồng mới của Lê cũng rất tâm lý, sợ bà Phụ nhớ con, nhớ cháu nên anh mua cả iPad, chỉ cho bà cách gọi video lúc rảnh.
Lê luôn cảm thấy biết ơn vì sự tử tế của chồng. Nàng dâu gửi lời nhắn nhủ tới ông xã: "Anh tốt với mẹ con tôi là điều quá bình thường, nhưng anh cũng tốt với cả mẹ Phụ luôn. Anh hay kêu về trên cho mẹ tiền đi em. Nhiều lúc tôi ngại, sợ anh suy nghĩ này kia, nhưng anh kêu cứ cho đi, ai cũng là mẹ, là cha. Anh không bao giờ tính toán hết. Tôi được như ngày hôm nay là nhờ anh, tôi rất thương và biết ơn anh".
Bà choáng ngợp, sợ bị chê "quê" khi lần đầu cùng cháu đi uống trà sữa Có thể nói, ngoài cha mẹ thì ông bà chính là những người luôn yêu thương và quan tâm chúng ta vô điều kiện. Tuy nhiên, vì tuổi già và điều kiện sống nên ông bà thường khó có thể trải nghiệm những sở thích, xu hướng của giới trẻ. Do đó, mới đây, phản ứng của một người bà trong lần đầu...