Cậu bé làm vỡ tượng đồ chơi ở Hong Kong bị sang chấn tâm lý
Cậu bé luôn trong tình trạng lo lắng, không muốn đến trường sau vụ làm vỡ tượng đồ chơi cao 1,8 m, trị giá hơn 6.500 USD.Theo Oriental Daily, anh Cheng Pok-man (39 tuổi) kể Lucas (5 tuổi), con trai anh, hiện vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ việc.
“Ngay hôm sau, con nói không muốn đến trường và liên tục hỏi tôi tại sao con búp bê (bức tượng đồ chơi) lại đáng sợ đến như vậy”, người cha kể.
Vì con vẫn còn sang chấn tâm lý, anh Cheng để cậu bé ở nhà những ngày đầu tiên và động viên con đi học trở lại trong vài hôm gần đây.
Gia đình phải bồi thường sau khi con vô tình làm vỡ tượng đồ chơi.
Gia đình phải bồi thường sau khi con vô tình làm vỡ tượng đồ chơi.
Gia đình phải bồi thường sau khi con vô tình làm vỡ tượng đồ chơi.
Phụ huynh này chia sẻ vụ việc ảnh hưởng nhiều đến con cái, gia đình anh. “Những tổn thất về tiền bạc không là gì so với sự tổn thương của đứa trẻ”.
Trước đó, ngày 22/5, anh Cheng và vợ đưa các con đến trung tâm thương mại Langham Place, Hong Kong, Trung Quốc.
Tại đây, anh Cheng để con đứng một mình trước cửa hàng đồ chơi KK Plus rồi nghe điện thoại. Một âm thanh lớn phát ra, anh quay lại và thấy con trai mình đang đứng bên cạnh một bức tượng Teletubbies vỡ nát dưới sàn.
Bức tượng Teletubbies cao 1,8 m được trưng bày ở cửa hàng đồ chơi.
Video đang HOT
Bức tượng Teletubbies cao 1,8 m được trưng bày ở cửa hàng đồ chơi.
Một nhân viên bán hàng của KK Plus nói với gia đình rằng Lucas đã đá vào bức tượng khiến món đồ chơi đổ bể.
Bức tượng có giá 52.000 HKD (6.624 USD), nhưng cửa hàng nói họ chỉ tính “giá gốc” và yêu cầu anh Cheng bồi thường 33.600 HKD.
Tuy nhiên, vào ngày 24/5, đại diện cửa hàng KK Plus liên hệ với anh Cheng để xin lỗi và hoàn tiền.
Lý do vào tối 22/5, đoạn video ghi lại sự việc được đăng tải trên mạng xã hội. Đoạn phim cho thấy cậu bé Lucas chỉ dựa nhẹ vào bức tượng vàng, không có hành động đá chân như nhân viên cửa hàng kể lại.
Ngoài ra, nhiều người đã chỉ trích cửa hàng này vì trưng bày bức tượng lớn nơi công cộng nhưng không có rào chắn.
“Nhân viên hiểu lầm và đổ hết lỗi cho con tôi. Lúc đầu, chính tôi cũng đã sai khi nghi ngờ con dù chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện”, anh Cheng nói.
Kiện Facebook vì công việc quá ám ảnh, độc hại
Một cựu quản trị nội dung tại chi nhánh Facebook ở Kenya đang kiện Meta, công ty mẹ của mạng xã hội vì điều kiện làm việc tồi tệ.
Hôm 11/5, Daniel Motaung, một cựu quản trị viên nội dung của Facebook, đã đệ đơn kiện Meta và đối tác của họ, công ty gia công phần mềm Sama với cáo buộc vi phạm hiến pháp Kenya.
Các luật sư của Motaung cho biết vụ kiện trên không chỉ yêu cầu bồi thường tài chính mà còn buộc Facebook phải thay đổi các hoạt động kiểm duyệt nội dung của mình trên toàn cầu.
Điều kiện làm việc tồi tệ
Trong đơn kiện, Motaung đã đưa ra bằng chứng rằng những nhân viên quản trị nội dung Facebook tại Kenya đang làm việc trong điều kiện tồi tệ, được trả lương thấp, không có hỗ trợ sức khỏe và không có hoạt động công đoàn. Ngoài ra, ông còn cáo buộc Meta đang vi phạm quyền riêng tư cũng như nhân phẩm của họ.
Những lời buộc tội của Motaung chống lại Meta và Sama đã được đưa vào đơn kiện đệ trình lên Tòa án Việc làm và Quan hệ Lao động của Kenya.
Nhiều kiểm duyệt viên của Facebook đã bị sang chấn tâm lý khi làm việc
Trong một bản khai kèm theo đơn khởi kiện, Motaung khẳng định rằng ông không được thông báo trong quá trình tuyển dụng rằng mình sẽ làm việc cho Facebook cũng như không được biết chi tiết về tính chất công việc trước khi vào làm.
Motaung cho biết ông phải xem xét các bài đăng trên mạng xã hội chứa nội dung bạo lực, khỏa thân, phân biệt chủng tộc hay lạm dụng tình dục trẻ em. Cựu nhân viên Facebook được chẩn đoán mắc chứng PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý).
Vụ kiện yêu cầu Meta và Sama thực hiện hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho những kiểm duyệt viên và trả cho họ mức lương tương đương với nhân viên Facebook toàn thời gian.
Báo cáo của Time trích dẫn phiếu lương cho thấy Sama đã trả cho kiểm duyệt viên số tiền chỉ khoảng 2,2 USD/giờ.
Vụ kiện của Motaung cũng yêu cầu bồi thường cho những người kiểm duyệt nội dung khác của Facebook tại Kenya.
Một phát ngôn viên của Meta nói với Insider rằng công ty sẽ không đưa ra bình luận về các khiếu nại pháp lý đang diễn ra. Sama cũng từ chối bình luận về vụ kiện nhưng trước đó đã phủ nhận cáo buộc nhân viên của họ bị trả lương không công bằng.
Phát ngôn viên Meta khẳng định có trách nhiệm với những người đang kiểm duyệt nội dung cho công ty và yêu cầu đối tác đưa ra mức lương, phúc lợi và hỗ trợ đầu ngành.
"Chúng tôi chịu trách nhiệm trước những người kiểm nội dung cho Meta một cách nghiêm túc và yêu cầu các đối tác của chúng tôi cung cấp các khoản chi trả, lợi ích và hỗ trợ hàng đầu trong ngành", phát ngôn viên cho biết.
"Chúng tôi cũng khuyến khích những người đánh giá nội dung nêu vấn đề khi họ biết và thường xuyên tiến hành các cuộc đánh giá để đảm bảo các đối tác của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn mà chúng tôi mong đợi ở họ", phát ngôn viên tiếp tục.
Cáo buộc liên quan đến hoạt động buôn người
Ngoài ra, đơn kiện của Motaung cũng cáo buộc Sama và Meta cưỡng bức lao động bằng cách đặt "quảng cáo việc làm sai sự thật", không thông báo cho người nộp đơn rằng họ sẽ làm việc với tư cách là người kiểm duyệt nội dung Facebook, cũng như không cảnh báo rằng họ sẽ xem nội dung độc hại, gây chấn thương tâm lý.
Vì những quảng cáo việc làm gây hiểu lầm của Meta, hàng chục nhân viên từ những nơi khác ở châu Phi đã chuyển đến đến Kenya để làm việc cho Sama. Đơn kiện lập luận rằng sai phạm này liên quan đến hoạt động "buôn người".
Theo luật Kenya, những sai phạm của Meta có liên quan đến hoạt động "buôn người".
"Những quảng cáo gây hiểu lầm này cố tình nhắm mục tiêu vào những người châu Phi có hoàn cảnh khó khăn. Những người này không chỉ bị lừa làm một công việc mà họ không hề biết mà còn phải chịu điều kiện làm việc tồi tệ cũng như sang chấn tâm lý", các luật sư của ông Motaung cho biết.
Trong một tuyên bố do Foxglove, một tổ chức phi lợi nhuận ở London cung cấp cho Insider, ông Montaung cho biết mình chịu thiệt hại về gánh nặng tinh thần lẫn thể chất.
"Sau khi tốt nghiệp đại học, với mong muốn phát triển bản thân và đưa gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói, tôi đã nộp đơn xin việc. Tuy nhiên, 6 tháng sau, sức khỏe thể chất và tinh thần của tôi đã bị hủy hoại", ông Motaung cho biết.
Không lâu sau khi gia nhập Sama, Motaung đã thành lập công đoàn để lên tiếng cho gần 200 nhân viên tại Nairobi nhưng bị đuổi việc ngay sau đó. Ông và luật sư tin quyết định sa thải là do nỗ lực công đoàn.
"Mark Zuckerberg và những công ty như Sama không thể được phép đối xử với con người như thế này. Chúng tôi không phải là động vật. Chúng tôi là con người, và chúng tôi xứng đáng được đối xử tốt", ông Motaung cho biết.
Bị chỉ trích vì "thiếu sáng tạo", PSY vẫn tự hào với màn hợp tác cùng Suga (BTS) Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng Psy đang cố "bắt chước phong cách trước đây" nhưng điều đó không khiến ca khúc "That That" ngừng leo hạng trên các BXH. (Ảnh: P Nation) PSY mới đây đã cho ra mắt album mới mang tên PSY 9th cùng ca khúc chủ đề That That kết hợp cùng Suga (BTS). Ngay sau khi...