Cậu bé làm Văn miêu tả món ăn “quốc hồn quốc túy” chỉ ngon khi ở Việt Nam, dân tình đọc đến đâu thèm ăn đến đó!
Miêu tả món ăn phải chất và buồn cười thế này chứ!
Tập làm văn là môn học quan trọng của học sinh trong suốt 12 năm học. Từ môn học này, trẻ em sẽ dần rèn luyện được khả năng sử dụng ngôn ngữ, cách kết hợp câu từ, cách diễn đạt ý tứ và các quan điểm cá nhân.
Nói sâu xa vậy thôi chứ đối với nhiều em nhỏ, môn học này chỉ đơn giản là nơi “giãi bày” tâm sự khi bóc lại cuộc sống gia đình mình. Với khiếu hài hước và sáng tạo, đã có nhiều bài văn ra đời khiến phụ huynh dở khóc dở cười.
Điển hình như mới đây, một bài văn miêu tả món ăn yêu thích của cậu bé Tiểu học đang nhận được nhiều sự chú ý. Cậu nhóc lựa chọn món ăn quốc dân là bún đậu để miêu tả. Đọc xong chắc hẳn người lớn nào cũng phát thèm, muốn đi ăn nhanh món này mới được!
Cụ thể, cậu bé đã miêu tả món bún đậu như sau:
“Trên đời này, món ngon nhất mà em từng ăn là bún đậu. Món bún đậu bao gồm: bún, đậu, chả cốm chấm với nước mắm. Khi em sang nhà mẹ, em được bà và dì đưa đi ăn ở quán gần nhà.
Em dắt em Mây đi cùng. Bà chủ quán tên là Lan. Bà bán bún đậu 20 nghìn, trà đá 3 nghìn. Em uống cho đã mồm dù nó đắng. Có lúc, em được mẹ và chú cho đi ăn bún đậu ở chỗ khác. Rồi em lại ăn đã mồm tiếp. Ăn bao nhiêu em vẫn thấy ngon. Khi nào gặp mẹ em lại xin mẹ cho đi ăn tiếp”.
Không hiểu ai dạy cho cậu bé mà lại dùng từ “đã mồm” để miêu tả việc ăn ngon cho được. Cậu nhóc có vẻ rất đam mê với món ăn này, lúc nào cũng muốn nhanh nhanh ăn món bún đậu thôi.
Bên dưới bài văn tả thực này nhận được nhiều bình luận. Trong đó không ít người cho rằng dù chữ viết chưa được đẹp, còn đôi chút gạch xóa xong bài văn lại có tư duy mạch lạc, rõ ràng, đọc xong chỉ muốn đi ăn ngay 1 đĩa bún đậu thôi!
Một số bình luận bên dưới bài văn này:
- “Giọng văn yêu quá đi mất. Đúng là bún đậu phải ăn cho đã mồm thì mới ngon được”.
- “Bé đáng yêu quá, viết xong chỉ muốn đi ăn bún đậu sớm thôi. Nhưng chị nên dạy bé ăn chấm mắm tôm nhé, đó mới là tinh hoa của đồ ăn này đó!”.
- “Đọc xong mà rõ thèm. Văn miêu tả đồ ăn phải chất như này chứ!”.
Nguồn: Vũ Hải Yến
Xôn xao câu chuyện thấy hàng xóm bán bún đậu đắt khách, nhà bên cạnh mở tiệm y hệt và cái kết "đắng lòng" cho người ăn theo
Đoạn video về sự cạnh tranh của 2 hàng bún đậu đang làm netizen phải bàn tán nhiều.
Người ta thường bảo buôn bán phải cạnh tranh thì doanh số nó mới tăng, điều này đúng không phải bàn cãi. Nhưng cạnh tranh thì cũng phải tuân theo điều kiện rõ ràng, đó chính là "cạnh tranh lành mạnh".
Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh 2 hàng bún đậu mở sát liền kề nhau đã khiến netizen bàn tán xôn xao. Câu chuyện "buôn bán ăn theo hàng xóm" từ lâu cũng không còn xa lạ với cư dân mạng nữa, nhưng kinh doanh ngay sát nhau, đã thế biển hiệu còn giống y hệt thì đúng là... ngang trái.
Clip: Hai hàng bún đậu ồn ào nhất TikTok lúc này
Cụ thể, đoạn video dài vỏn vẹn 21 giây ghi lại cảnh 2 hàng bún đậu cùng đặt tên là "Bún Đậu Mẹt Phố Cổ" được kinh doanh sát rạt nhau. Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng đây là cùng 1 chủ, thực tế lại là 2 quán khác nhau hoàn toàn. Cư dân mạng một số người đã bày tỏ thắc mắc, không hiểu vì lí do gì mà hai người "hàng xóm" này lại có chung một chí hướng, đặt tên quán y hệt nhau vậy.
Một vài người khác thì lại chỉ ra đây là cách thức buôn bán ăn theo "hàng xóm" quen thuộc. Hiện tại, vẫn chưa biết hàng nào mở trước, nhưng netizen dựa vào quan điểm cá nhân đa số đều cho rằng "hàng nào đông khách hơn thì đó là hàng mở đầu tiên".
Hai hàng bún đậu đặt tên y hệt nhau
Tuy nhiên, nhìn kĩ thì hàng bún có biển màu vàng đông khách hơn
Nhiều cư dân mạng sau đó cũng bày tỏ quan điểm rằng, đồng ý kinh doanh là tự do, kể cả bán giống "hàng xóm" mặt hàng bún đậu cũng chẳng thành vấn đề. Tuy nhiên, việc đặt tên y hệt dễ dàng gây lú cho người khác như vậy rõ ràng là chuyện không lành mạnh trong kinh doanh.
Một vài bình luận tiêu biểu:
- Tự dưng 2 hàng khác nhau lại đặt tên y hệt nhau...
- Thế này còn gì là tình làng nghĩa xóm nữa các bác ơi.
- Cạnh tranh cũng được nhưng làm sao để còn nhìn mặt được nhau nữa chứ ta.
Nguồn: Tổng hợp
Đang giãn cách, cậu bé viết văn tả 1 món ăn mà đọc tới đâu lên "cơn thèm" tới đó, nhưng ơ kìa, có 2 từ cứ thấy sai sai? Đang mùa thèm ăn đủ thứ, nỡ lòng nào miêu tả chi tiết đến thế này hả con trai ơi? "Hết dịch, bạn sẽ ăn món gì đầu tiên" là câu hỏi bạn có thể dễ dàng bắt gặp không dưới 1 lần khi lướt mạng xã hội. Cũng những món ăn đó, đơn giản vô cùng: Bún riêu, bún đậu, bún mắm,...