Cậu bé làm nghề “rồng phun lửa” trên phố Bùi Viện, hồn nhiên tới đau lòng: “Ba con mất rồi, dính Covid á”
Cậu bé 11 tuổi vốn làm nghề phun lửa dầu hôi, mưu sinh trên phố Bùi Viện. Nhưng từ khi bùng dịch, em chuyển qua bán sơ-ri dạo, ngày nào bán hết cả túi cũng chỉ được 30k.
Nếu ra khu phố Tây Bùi Viện (quận 1), sẽ không khó khăn để bắt gặp các cô, cậu bé tí tuổi đầu đã xách bình dầu, cây bông gòn và miệng thở ra lửa. Những em nhỏ vẫn còn đang tuổi ăn học nhưng phải gác lại con chữ qua lề phố để lo kiếm kế mưu sinh. Chị Phương Thế Mỹ Lộc, 26 tuổi, ngụ tại Quận 4, Sài Gòn đã không khỏi xót xa khi nghe câu chuyện của cậu bé 11 tuổi, làm nghề “ rồng phun lửa”.
Đã 3 tháng kể từ khi bùng dịch, cấm mọi tuyến phố, cậu bé chuyển qua bán sơ-ri dạo. Thấy em nhỏ ngày nào cũng lang thang trong hẻm với túi sơ-ri, chị Lộc mới gọi em lại vào mua và trò chuyện cùng. Đoạn hội thoại của người phụ nữ với em khiến nhiều người nghẹn ngào.
“- Ba con đâu?
- Ba con mất rồi.
- Sao mất?
- Dính Covid á.
- Rồi lúc đó con ở đâu?
- Lúc đó con mướn phòng, con bị bà chủ nhà đuổi ra, tại con không có tiền”.
Cậu bé trả lời chị Lộc khi được hỏi về ba (Ảnh cắt từ clip)
Câu trả lời và ánh mắt hồn nhiên của cậu bé khiến chị Lộc phút chốc chùng xuống. Sống trong cái khổ, phải bươn chải từ khi tấm bé đã làm em trưởng thành, dạn dĩ trong từng câu nói, cử chỉ. Chị Lộc ngồi chuyện trò thêm mới biết, cậu nhóc hiện đang sống với người cậu, không nhà cửa, không nơi ăn chốn ngủ. 2 cậu cháu ngày ngày vạ vật trên đường, lấy manh áo làm chăn, gầm cầu làm chỗ trú.
Mẹ bé đẻ 6 người con, nuôi không đặng nên đành gửi em ở với cậu. Em trước đi phun lửa trên phố, mỗi tháng kiếm được 1 triệu, đều giữ và gửi lại cho cậu, một ít đưa lại mẹ mua sữa cho các em.
“Thấy bé hay đi bán trong khu tưởng nó cầm túi sơ-ri cầm ăn chơi, ai ngờ đi bán. Mà cái bịch bé xíu, bán cả túi được 30k. Mình có gọi vào, rồi cho em ít sữa, gạo. Hỏi nhà có chỗ nấu không, em bảo em sẽ đi nhờ người ta bắc hộ nồi cơm rồi ăn với nước tương…
Nghe bé nói ba mất mà thương lắm, vì ba mình cũng ra đi vì Covid-19″, chị Lộc tâm sự.
Video đang HOT
Chị Lộc thương tình, cho em nhỏ vào nhà ăn uống, tặng em thêm gạo, sữa
Do nhà nghèo nên cậu bé đi học phun lửa từ khi còn bé. Chị Lộc mới hỏi, sao em không đi bán vé số hay làm công việc gì khác nhẹ nhàng, đỡ nguy hiểm hơn, hóa ra đi phun mãi thành quen, cậu nhóc lại thấy thích thú với nghề này: “Bé nói nó phun được xa lắm, còn học được cách phun sao cho không bị trầy cái miệng nữa luôn” , chị Lộc nói.
Câu chuyện của em nhỏ sau khi đăng tải đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Rất nhiều người đã bày tỏ sự thương cảm cho hoàn cảnh của cậu bé và gửi lời nhắn nhủ muốn giúp đỡ em. Chị Phương Thế Mỹ Lộc cho chúng tôi biết, trong vài ngày tới chị sẽ đến tận nơi cậu bé đang sống và làm cầu nối giúp đỡ em với các nhà hảo tâm khác.
“Bên mình có mấy anh chị em hay làm từ thiện cùng, muốn hỗ trợ em nên hôm nay mình sẽ qua chỗ em hỏi cho rõ hơn. Mình sẽ mua thêm đồ với chút sữa cho mấy đứa em của bé”, chị Lộc cho hay.
Bộ ảnh về người vô gia cư lay lắt trong đêm Sài Gòn giãn cách và những điều ấm áp nhỏ bé khiến ai cũng rưng rưng
Giữa những ngày Sài Gòn giãn cách, vẫn có những bạn trẻ tình nguyện rong ruổi khắp các tuyến phố, mang đến những suất cơm, phần quà quý giá cho người vô gia cư.
Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện một bài đăng trên fanpage của một nhóm thiện nguyện mang tên "Sài Gòn đêm" về hình ảnh đáng thương của những người vô gia cư tại Sài Gòn trong những ngày thành phố "ốm nặng". Bài viết ngay khi vừa được đăng tải đã thu hút hàng chục ngàn lượt tương tác và bình luận từ cộng đồng.
Những hình ảnh cuộc sống về đêm lay lắt, không nơi nương tựa, không có cách nào mưu sinh kiếm miếng ăn qua ngày giữa thời gian dịch bệnh hoành hành... của những người vô gia cư khiến ai cũng đều động lòng trắc ẩn.
Bài viết được hàng ngàn lượt bình luận và chia sẻ
Trò chuyện với chị Hiền Mai, một thành viên của "Sài Gòn đêm" và cũng là chủ nhân của những bức ảnh, được biết việc hỗ trợ người vô gia cư khi Sài Gòn về đêm là một trong những hoạt động thường xuyên nhóm của chị vẫn duy trì trong những năm qua.
Những người vô gia cư vốn đã khó khăn nay lại càng vất vả bởi dịch bệnh
Được biết, trước dịch có khoảng 20 người tình nguyện viên đi phát quà từ thiện mỗi đêm, nhưng hiện tại chỉ còn chị và anh Thành - một thành viên khác trong nhóm: "Chị và anh Thành mỗi đêm đều đi phát khoảng 60 phần quà trong phạm vi 7 - 8 quận từ lúc 7h30' tối đến 12h đêm, chưa bỏ một buổi nào từ khi có Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 rồi giờ là Chỉ thị 12. Vì chỉ có 2 người đi nên năng suất cũng phải tăng lên gấp đôi gấp ba."
Cái họ cần mỗi đêm, có lẽ chỉ là một chỗ có thể ngả lưng
"Những người vô gia cư này, bình thường sẽ là người làm thuê cho các hàng quán ăn, đi lượm ve chai, bán vé số, xe ôm, xích lô... Nhưng thời điểm dịch này thì có khi đến "rác" cũng không có để lượm thì họ còn có thể làm gì nữa đâu em? Tội lắm!" - Chị không khỏi đau lòng khi nhắc đến hoàn cảnh những người vô gia cư mình đã gặp mỗi đêm.
Trong cuộc hành trình dài mỗi đêm này, chị lại gặp không ít những con người, những mảnh đời mang trong mình đầy những tâm sự đau thương.
Chị tâm sự về một hoàn cảnh khiến chị cứ day dứt mãi trong lòng: "Chị gặp chú tại Quận 6. Ngoài chiếc xích lô thì thứ quý giá nhất đối với chú là 2 người con, 1 bé 7 tuổi, 1 bé 8 tuổi. Chiếc xích lô chú nhường cho 2 con ngủ rồi mình ngủ ở dưới đất. Có vẻ tinh thần chú không minh mẫn lắm."
"Lúc chị đưa phần quà, bác quỳ sập xuống đất luôn miệng nói: "Chú khổ quá, khổ quá con ơi! Chú mừng lắm, cảm ơn con nhiều!" Bốn chữ "Mừng quá" và "Cảm ơn" được chú lặp lại không biết bao lần."
Người đàn ông mà chị gặp tại quận 6, TP.HCM
Chị Hiền Mai cũng nói thêm: "Giờ các nhóm từ thiện cũng vì dịch mà nghỉ nhiều rồi. Chỉ còn tụi chị. Họ chờ tụi chị."
"Còn có một cụ bà tên Dung, bà thường xuyên ở tại trạm xe bus Hàm Nghi, Quận 1. Hôm đầu tiên chị gặp thì bà ngủ trên ghế chờ xe bus rồi bị ngã xuống nên hôm sau chị quay lại mang kèm thêm cho bà lọ dầu để bóp. Bà đã 84 tuổi rồi nhưng vẫn minh mẫn lắm."
Bà Dung thường ngủ lại qua đêm trên ghế chờ trạm bus Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM
"Đêm hôm trước chị đến trò chuyện với bà, bà còn nói: "Tối mai con lại ghé nha, bà đợi. Giờ đâu có ai cho gì ăn đâu. Không có tụi con, bà đói lắm. Tụi con đến nói chuyện với bà, bà cũng vui lắm, cả ngày đâu được nói chuyện với ai ". Chị cũng không dám hứa với bà vì hôm sau chị đi tiêm vaccine, khi về sợ sức khỏe sợ không ổn định thì không qua được. Nhưng cuối cùng chị vẫn cố gắng ra với bà dù trong người hơi râm ran sốt." - Chị không kìm được bồi hồi khi nhắc đến hoàn cảnh của bà cụ.
"Bà vốn là người Đồng Nai, vào Sài Gòn kiếm cơm cũng mấy chục năm nay rồi. Trước dịch thì bà đi làm thuê cho tiệm bánh mì, lau chùi quét dọn nhưng giờ thì đóng cửa nên bà thành người vô gia cư. Không gia đình, không con cái."
Nhiều người dù tuổi đã "thất thập cổ lai hy" nhưng vẫn phải vất vả ngược xuôi mỗi ngày
Những đứa bé phải cùng bố mẹ ra đường sống qua ngày với số lương thực ít ỏi
Một người vô gia cư ở quận 5 bị tai biến, một bên chân tay co quắp, miệng không thể cử động linh hoạt nhưng không có điều kiện chữa trị
Có những người, khi chị Mai đến thì đã ngủ. Chị cũng không nỡ đánh thức họ mà chỉ nhẹ nhàng đặt lại phần quà gói trọn tấm lòng thơm thảo cạnh bên, mong họ khi thức dậy sẽ có một ngày mới bớt phần nào nhọc nhằn.
Cụ bà với mái tóc bạc trắng vẫn mang dáng vẻ nhọc nhằn
Khó khăn đến trong từng giấc ngủ
Mong Sài Gòn sớm khỏe để mỗi người lại được đi làm, lại được trở về với cuộc sống thường ngày
Được biết, nhóm từ thiện "Sài Gòn đêm" của Hiền Mai hoạt động từ đã lâu, thời gian gần đây dù dịch bệnh nhưng chị cùng những thành viên khác trong nhóm vẫn cố gắng duy trì một số hoạt động như hỗ trợ các y bác sĩ tại bệnh viện dã chiến đồ bảo hộ, phát mỗi ngày 400 - 500 phần cơm trong khu cách ly bà con... Những việc này đều nghiêm túc đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh.
"Dù đi lại có khó khăn do dịch bệnh nhưng bọn chị vẫn mặc đồ bảo hộ đầy đủ và có giấy thông hành của đội thiện nguyện. Cơ quan chức năng cũng thông cảm và hiểu bọn chị đang đồng hành, làm những việc bé nhỏ cùng họ làm những việc lớn hơn, chung tay dập dịch và đảm bảo đời sống cho mọi người." - chị Hiền Mai chia sẻ.
Ảnh: Nhóm Sài Gòn đêm
Được cho 150k, cụ bà bán vé số nhất quyết trả lại 100k, nghe lý do ai cũng rưng rưng Cụ bà chỉ dám nhận 50k, còn 100k tiền thừa, cụ nhất quyết đòi trả lại để nhường cho người khó khăn hơn. Giữa những ngày tháng đất nước đang căng thẳng vì dịch bệnh thì vẫn còn đâu đó những câu chuyện tử tế, những tấm lòng tử tế khiến người ta có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống. Điển hình...