Cậu bé không nói được tiếng người, thích ăn cá sống
Mới biết nói gần 1 năm nay nhưng cậu bé không tên này cũng chỉ bập bẹ tiếng được tiếng mất. Ngôn ngữ thông dụng của cậu bé hay đi lang thang và thích ăn cá sống là những tiếng hú.
Cậu bé không tên này ở xã Lộc Điền ( huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế), là con của bà Nguyễn Thị Thanh Minh (45 tuổi). Theo người dân địa phương, bà Minh không chồng, có 3 con trai (1 bé đã mất) sống ở đây 10 năm trong căn nhà rách nát. Bà có tiền sử bệnh tâm thần, không hộ khẩu. Hai con trai của bà đều không có tên, không biết cha là ai. Con trai lớn năm nay 15 tuổi thích ăn cá sống, chỉ thích hú, leo trèo và không biết nói tiếng người.
Cậu bé cũng không thích áo quần, chỉ mặc một chiếc áo đã rách nát và không cho ai đụng vào. Theo người dân, chiếc áo này em đã mặc được 5 năm. Ông Nguyễn Đoàn, anh họ của bà Minh, cho biết cậu bé biết nói tiếng người chỉ gần 1 năm trở lại đây, nhưng cũng chỉ bập bẹ vài từ. Ngôn ngữ chủ yếu của cậu là những tiếng hú rất hoang dại.
Cậu thường lang thang suốt ngày để tìm kiếm thức ăn theo bản năng, đặc biệt là lá cây, cá sống. “Năm ngoái, khi nước lũ lên, nó lao xuống ruộng bơi lội tìm bắt cá. Tôi thấy nó bắt được cá rồi đưa lên miệng ăn rất ngon lành”, ông Nguyễn Đoàn cho biết. Mặc dù cậu bé sống theo bản năng hoang dã, nhưng người em thì phát triển bình thường.
3 mẹ con sống trong ngôi nhà rất lộn xộn, hôi hám.
Hàng ngày bà Minh đi bẻ măng tre ra chợ bán để mua gạo.
Video đang HOT
Thấy hoàn cảnh khó khăn, mọi người trong thôn, xã thường hay giúp đỡ cho gạo, mì tôm để 3 mẹ con sống qua ngày. Chủ tịch UBND xã Lộc Điền cho biết bà Minh có tiền sử bệnh tâm thần.
Phương Hạnh
Theo_Zing News
Thương bé 11 tuổi bị xe tải cán nát một chân
Trên đường đi học về, cậu bé Phạm Văn Thạnh đã bị xe tải tông và cán nát 1 chân, ngoài ra còn bị đa chấn thương trên cơ thể. Nhiều người đã khóc lặng khi chứng kiến nỗi đau của cậu bé trong bệnh viện, một cậu bé mồ côi cha, mẹ thì bệnh tim nặng.
Cũng vì mồ côi cha, mẹ bệnh tim nặng nên 11 tuổi, cậu bé Phạm Văn Thạnh (số 3 khu vực 9, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã sớm chịu cảnh đói cơm thiếu áo. May mắn em đã được Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi huyện Phú Lộc nhận chăm sóc nên từ đó cái ăn cái mặc cũng đỡ hơn, mà đặc biệt là em được đi học hàng ngày - điều mà cậu bé vẫn lo lắng bởi Thạnh rất ham học. Nhưng rồi số phận thật nghiệt ngã với em vào cái ngày định mệnh trên đường đi học về.
Cậu bé Phạm Văn Thạnh đau đớn trên giường bệnh sau tai nạn giao thông khiến em bị cắt cụt chân trái
Chúng tôi vào thăm cậu bé Thạnh tại Khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế. Đối với Thạnh, mỗi ngày trôi qua là một ngày cậu bé phải gồng người chịu cơn đau khủng khiếp từ những vết thương trên vùng đầu, mặt và khắp cơ thể do bị chiếc xe tải cán qua. Đứa trẻ mới 11 tuổi chân trái bị cụt đến tận bẹn rên khe khẽ, mặt co cứng lại vì đau nhưng nén để không bật khóc. Chốc chốc em lại đưa bàn tay gầy guộc xuống khoảng trống chiếc chân đã bị cắt cụt, quờ quạng một cách vô thức, như tìm kiếm. Người anh trai quay mặt, lén đưa ống tay áo quệt nước mắt.
Chị Lê Thị Hồng Vân, Phó Chủ tịch Hội chữ thập đỏ vẫn bàng hoàng khi kể lại: "Tai nạn xảy ra ngay trước Cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi. Cứ tưởng là một người lớn bất hạnh nào đó, ai ngờ khi chạy ra chúng tôi bủn rủn muốn quỵ xuống khi thấy Thạnh nằm trên đất, máu me be bét từ những vết thương khắp cơ thể, chân trái bị cán nát, chỉ còn da dính hai đoạn đứt lìa lại. Mặt cậu bé lòa máu!". Quãng đường đến Bệnh viện Trung ương Huế chừng 50 km trở nên quá dài, bởi mỗi phút trôi qua có thể sẽ mất đi cơ hội sống của cậu bé. Không chờ được taxi, chị Vân và cán bộ cơ sở lao ra "chặn đường", vẫy bất cứ chiếc ô tô nào chạy qua, nhờ đưa Thạnh đến bệnh viện.
Nhà Thạnh có đến 7 anh em, anh trai Phạm Phụng phải bỏ học từ sớm đi làm nuôi các em. Nhận tin em trai bị tai nạn, anh Phạm Phụng chỉ biết khóc vì thương em sớm bất hạnh
Cha mẹ Thạnh sinh 7 người con, sống bằng nghề làm ruộng nên rất khó khăn. Cuộc sống gia đình họ càng khốn khó hơn khi người cha mất, mẹ mắc bệnh tim. Người anh cả Phạm Phụng (22 tuổi) phải bỏ học sớm, mười năm nay vào Đà Nẵng làm thuê kiếm tiền phụ giúp mẹ nuôi đàn em. Nhưng những đồng tiền kiếm được cũng không đủ cho các em học hành. Hai em trai kế cũng phải bỏ học. Năm 2013, Phạm Văn Thắng (13 tuổi), Phạm Văn Thạnh và Phạm Thị Hồng (8 tuổi) được Cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi Phú Lộc thuộc Hội chữ thập đỏ huyện Phú Lộc nhận vào nuôi.
Khi hay tin dữ, Phụng hớt hải bắt xe khách từ Đà Nẵng ra Huế. Đứa em tội nghiệp đã được đưa vào phòng mổ. Mỗi phút trôi qua nơi hành lang bệnh viện lê thê nặng nề trong âu lo. "Khi ra, em đã được các bác sỹ tháo khớp, xử lý nhiều khâu chống hoại tử. Chân trái của Thạnh bị cụt gần đến háng. Đầu khâu mười mấy mũi. Em hôn mê, thở máy. Trên người em lúc nào cũng có chừng hai chục sợi dây để truyền đủ các loại thuốc...Tôi đau đứt ruột"-Phụng đau đớn úp mặt hốc hác vào đôi tay sạm đen.
Chiều Thạnh gặp nạn, những người anh ôm khúc chân đứt lìa của em về chôn cạnh mộ cha. Chôn một phần cơ thể của em xuống đất, họ vừa đau vừa sợ. Sợ em không tỉnh dậy từ cơn hôn mê. Nếu điều khủng khiếp đó xảy ra, họ không chỉ mất đi đứa em mà có thể cả mạng sống của người mẹ bị bệnh tim nặng cũng không giữ được. Đến bây giờ, các con vẫn giấu biệt mẹ chuyện đau lòng. Bà chỉ biết Thạnh bị tai nạn, vết thương nhẹ mà đã ngất lên ngất xuống.
Nỗi đau càng như xát muối vào tim người anh cả bởi khi tỉnh dậy, Thạnh vẫn chưa biết mình mất một chân. "Ngồi cạnh em, có lúc tôi hỏi, nếu như em bị cụt chân thì sao? Có lẽ tưởng tôi đùa, Thạnh hồn nhiên nói chân em sẽ mọc lại. Khi thuốc tê hết tác dụng, vết thương đau nhức, em quờ tay xuống mới biết không còn chân. Nhìn em hốt hoảng quờ quạng khoảng trống của chiếc chân đã mất, tôi không cầm được nước mắt"- Phụng bật khóc.
Em Thạnh đang rất cần sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm
Anh cả thương em mà chỉ biết khóc! Vậy nhưng cậu bé 11 tuổi lại cố gắng để đừng bật khóc. Nhưng một cách vô thức, cậu bé thỉnh thoảng lại đưa bàn tay gầy guộc quờ quạng khoảng trống phía dưới bẹn, nơi chiếc chân đã bị cắt cụt, ước "giá như chân em mọc lại". Rơm rớm! Buồn bã!
Mới là cậu học trò lớp 4, nhưng từ nhỏ đã chịu cảnh mất cha, mẹ bệnh tật, cuộc sống đói nghèo, nên Thạnh đã phải gồng mình chịu đựng nhũng thiệt thòi. Khi đau ốm, đứa trẻ nào cũng cần vòng tay che chở của người mẹ. Vậy nhưng, mỗi lúc nhớ mẹ quá, Thạnh chỉ buồn bã. Em cũng hiểu nếu để mẹ biết sự thật, có thể mẹ sẽ lên cơn đau tim nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Đang co người bởi cơn đau, khi nghe nhắc đến mẹ, mắt Thạnh sáng lên: "Em nhớ mẹ. Nhớ lắm!" Anh trai Thạnh lại phải vội vã quay mặt đi để giấu nước mắt.
Vừa thương em- người anh cả 22 tuổi, nay là trụ cột gia đình- vừa lo lắng không biết những ngày sắp tới sẽ phải như thế nào để có tiền chữa trị cho em. Phụng nói các bác sỹ cho hay quá trình điều trị cho Thạnh còn kéo dài. Em đã qua ba lần phẩu thuật. Quá trình điều trị cho em trai ít nhất cũng phải tốn 200 triệu đồng. Từ ngày Thạnh bị nạn, phần lớn tiền điều trị do Trung tâm mồ côi lo liệu. Trong thời gian qua một số nhà hảo tâm cũng hỗ trợ giúp đỡ phần nào để chi phí trong việc điều trị cho Thạnh. Chị Lê Thị Hồng Vân cho biết, chủ xe gây tai nạn cũng đã hỗ trợ một phần. Tuy nhiên, số tiền để điều trị cho đến lúc Thạnh hồi phục sẽ là một vấn đề nan giải.
Không thể nào giúp ước mơ "mọc" lại chân trái đã bị mất cho cậu bé bất hạnh mà chỉ còn cách giúp cậu có điều kiện điều trị lành hẳn những vết thương, hồi phục sức khỏe. Để làm được điều đó cần lắm những tấm lòng nhân ái tiếp tục hỗ trợ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1515: Anh Phạm Phụng (anh ruột Phạm Văn Thạnh), trú tại số 3 khu vực 9, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ĐT: 0165 285 2886 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Quỳnh Anh
Theo dantri
Cá heo mỏ kìm bị thương bơi dạt vào bờ biển Huế Người dân huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vào khoảng 5h sáng nay (3/7) đã phát hiện một chú cá heo còn sống trong tình trạng mệt mỏi, bị thương, bơi dạt vào bờ. Khu vực phát hiện cá heo là xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc. Những người dân ở đây trong khi đi tắm biển buổi sáng đã thấy 1...