Cậu bé đu quay
Sáng nào, sau khi đưa hai con lớn đến trường xong, tôi cũng đẩy xe đưa cậu con út hai tuổi ra công viên hong nắng. Công viên mà cu con của tôi ưa thích có cái nhà đu quay xanh đỏ tím vàng rất “nguy hiểm”.
Không phải nó nguy hiểm vì chất lượng kém, mà vì nếu tôi ra đúng lúc đu quay mở cửa làm việc thì thằng bé sẽ không thiết tha chơi thứ gì khác ngoài việc lăm lăm lao vào đấy, trong khi tôi lại rất hãi. Đã ngồi đu quay xoay tròn cả mấy chục vòng lại còn phải trông chừng cậu con trai nghịch ngợm cứ nhổm lên trồi xuống, nên chỉ trụ được một vòng là mặt tôi xanh lét vì say. Bởi thế, tôi toàn phải “rình” lúc nhà đu quay đóng cửa mới đưa con đến chơi.
Đấy cũng là một trong những lý do tôi chọn đưa thằng bé đến công viên vào lúc sáng sớm.
Những chiếc đu quay đã trở thành linh hồn của công viên này
Một hôm, khi hai mẹ con đang chơi trò cầu trượt thì tôi nghe tiếng chào rõ to. Thì ra là Alex, một đạo diễn phim mà tôi quen. Hóa ra Alex làm việc tại thư viện phim ảnh ở ngay cạnh công viên. Thế là tôi đứng lại trò chuyện phiếm với anh. Vừa tán chuyện, Alex vừa tham gia chơi nhiệt tình với cậu nhỏ của tôi. Công nhận Alex khéo với trẻ con thật, anh cho cu con “bay” từ ghế xích đu ra cầu trượt, cho nó nhào từ bãi cát vào lòng rồi tung lên cao.
Video đang HOT
Chồng tôi đi công tác cả tháng nay, thằng bé thiếu hơi bố nên thấy có chú chơi cùng thì sướng lắm, cứ bám lấy Alex suốt. Anh còn là một ông bố vui tính khi thường xuyên có những cú hắt hơi kỳ diệu. Sau mỗi cú hắt hơi, anh xòe tay ra sẽ có cả đống kẹo nên lũ trẻ rất thích, đứa nào cũng mắt tròn mắt dẹt vì “chú ấy hắt hơi giỏi quá mẹ ạ!”. Đây là điểm chung của đa số ông bố Ý mà tôi thường gặp: ai cũng rất quan tâm tới con cái và chịu khó chơi cùng chúng. Ông bố nào có con gái cũng dịu dàng, galant với công chúa nhỏ, còn nếu có con trai thì ắt sẽ hoá thành cầu thủ bóng đá hoặc thợ sửa ô tô.
Tôi đã từng xem cuốn phim ngắn 13 phút đoạt giải thưởng quốc tế của Alex. Phim kể về chú bé Jody và chiếc đu quay, không ngờ đó chính là tuổi thơ của anh. Bố mẹ Alex từng sở hữu một chiếc đu quay nên cuộc đời họ là những chuyến đi từ làng này sang làng khác, từ thành phố này đến thành phố khác ở khắp nước Ý để “kinh doanh”. Alex kể rằng mỗi năm anh di chuyển qua 27 thành phố khác nhau, đồng nghĩa với việc đổi 27 trường học khác nhau hàng năm.
Với các bạn nhỏ, chiếc đu quay đầy màu sắc cùng tiếng nhạc vui tai chẳng khác nào những giấc mơ có thực
Công viên nơi con trai tôi thích chơi từng bị bỏ hoang. Alex đã dựng lên đó chiếc đu quay bằng cách tìm mua từng con thú, từng món đồ chơi rồi tự tay lắp đặt. Nhờ vậy mà công viên đã thu hút rất nhiều bé đến chơi, xóa tan bầu không khí ảm đạm vốn có trong nhiều năm trời. Bây giờ chiếc đu quay đã trở thành linh hồn của công viên này, cho dù hiện tại nó đang là nỗi “kinh hoàng” của tôi. Với các bạn nhỏ, chiếc đu quay đầy màu sắc cùng tiếng nhạc vui tai chẳng khác nào những giấc mơ có thực. Với Alex cũng thế, anh đã sống cùng những giấc mơ ấy cho đến tận năm 15 tuổi. Sau này, anh đưa câu chuyện với những giấc mơ tuổi thơ này vào phim rồi được giải.
Tôi yêu những câu chuyện như vậy. Chúng làm cho cuộc sống này thật phong phú, thật đáng trân trọng bởi những người đáng được trân trọng như Alex – “cậu bé” đu quay.
Theo thegioitiepthi.vn
Miệt mài tỏa ấm trong chiếc chăn rách toạc
Thậm chí, có lần tôi bệnh nặng, không thể ủi đồ cho chồng, anh đã gọi điện "méc" anh trai: "Nó bỏ bê em, cả tháng nay không chịu ủi đồ, để em phải mặc quần áo nhăn đi làm".
Cuối tháng rồi, tôi tình cờ đọc được câu: "Đã khi nào bạn phân vân, liệu tử tế và hạnh phúc vẫn chung lộ trình"? Lại được nghe câu chuyện về một cô giúp việc trước tuần lễ nghỉ phép đã lồng sẵn bảy cái bịch vào thùng rác để ông chủ khỏi phải lúi húi thay túi sau mỗi lần đổ rác, tôi sụt sùi cảm kích nhưng lại bẽ bàng khi nghĩ đến mình ngày xưa.
Trước chuyến công tác dài ngày, tôi cũng thường tròng sẵn nhiều bịch ni lông vào thùng rác, nấu thức ăn trữ đầy tủ lạnh, ủi tất cả quần áo cho chồng... Nhưng chưa bao giờ anh ấy tỏ ra cảm kích hay ghi nhận tình cảm, công sức của tôi. Thậm chí, có lần tôi bệnh nặng, không thể ủi đồ cho chồng, anh đã gọi điện "méc" anh trai: "Nó bỏ bê em, cả tháng nay không chịu ủi đồ, để em phải mặc quần áo nhăn đi làm".
Tôi chia sẻ câu chuyện của mình cho bạn bè thân, những người mạnh mẽ thì cho rằng, những hành động tử tế, đáng quý ấy của tôi chả khác nào miệt mài tỏa ấm trong một chiếc chăn rách toạc, rằng việc tôi làm đã vô hình chung tạo ra một "thằng đàn ông" vô trách nhiệm chỉ biết giao phó toàn bộ việc nhà cho vợ. Những người hiền tính hơn thì cho rằng sẽ rất thú vị nếu được nhận sự chăm sóc nhưng kèm theo, người đàn ông phải cảm thấy xấu hổ khi rốt cuộc vợ cứ phải là người mẹ lớn trong đời mình mà bản thân không làm được gì cho vợ.
Tôi thấy rằng có những cái có vẻ đúng ở chỗ này mà chưa chắc đã đúng ở chỗ kia, mối quan hệ gia đình khác các mối quan hệ xã hội. Không phải vô cớ mà từ chuyện chị làm công tôi lại liên tưởng đến mình. Nếu những hành động vô điều kiện đó là của người làm công đối với ông chủ thì thật tốt, thể hiện đạo đức nghề nghiệp, sự chu đáo, tế nhị, đáng trân trọng. Từ đấy, mối quan hệ chủ - tớ có thể tiến lên một bước thành tình bạn. Còn trong mối quan hệ vợ chồng, tình yêu thương phải có sự trao đổi hai chiều. Người vợ chu toàn, ôm đồm hết mọi việc, đến mức làm "mất khả năng lao động của chồng" dường như là một người vợ ngốc. Tôi đã hy sinh và thật bất hạnh là không thể gặt hái được hạnh phúc.
Ngày còn trẻ tôi vẫn nghĩ "cuộc tình" của mình như của người đắp chăn và chiếc chăn bông. Người tỏa hơi ấm, chăn giữ lại để chúng tôi cùng sưởi nhau. Ai ngờ...
Nhận ra nguyên nhân bi kịch gia đình có phần đến từ chính mình, tôi trách bản thân đã quên mình vì chồng, càng củng cố vị thế gia trưởng của anh ấy, dần tạo ra một "sản phẩm" không thể chung sống được nữa. Tôi hiểu ra rằng hy sinh một chiều là bất hạnh chứ không phải đức hạnh.
Tôi trộm nghĩ, giá như trước kia mình thẳng thắn góp ý, điều chỉnh, xây dựng hay yêu cầu chồng biết nghĩ cho vợ, vun đắp cho gia đình. Mới hay, "đòi nhận" cũng là một đức tính cần có của người phụ nữ hiện đại.
Đã bao giờ bạn thấy mình "một chiều" chưa? Nếu vậy thì bạn nên đọc bài này của tôi.
Tháng 3, hoa bưởi, nhớ bà
Thuy miny
Theo tapchicongthuong.vn
Sự thật choáng váng về người mẹ nuôi giàu có của chồng Trong đám cưới, bỗng xuất hiện một người phụ nữ luống tuổi, xưng là "mẹ nuôi" của chú rể. Bà còn tặng cho cô dâu món quà cưới rất đắt tiền... Câu chuyện về người "mẹ nuôi" đặc biệt của chú rể ở Hải Dương khiến luật sư Nguyễn Hồng Thái (Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp -...