Cậu bé dị tật 14 tuổi bán nước sâm nuôi mẹ và những người ‘thầm lặng’ phía sau
Dân mạng xúc động chia sẻ nghị lực của cậu bé khiếm khuyết 14 tuổi bán nước sâm ở TP.HCM nuôi mẹ.
Nhưng ít ai biết rằng, sau câu chuyện của hai mẹ con còn có những con người “thầm lặng” góp sức.
Người mẹ thức tỉnh từ tình yêu của con
Đúng 12 giờ trưa, em Nguyễn Gia Bảo Quân bị dị tật chân, để đầu trần chạy tới lui mời người dừng đèn đỏ mua nước sâm ngay ở ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học (Q.1, TP.HCM). Giọng ú ớ, Quân phát âm không rõ nhưng thật thà kể hoàn cảnh: “Mẹ vừa mổ viêm ruột chưa tròn 1 tháng nên em không để mẹ đứng bán cùng. Trước đó, mẹ em đi làm phụ quán sinh tố, trước đó nữa, mẹ vừa đi cai nghiện 15 tháng về…”.
Bán nước được bao nhiêu tiền Quân đều mang hết về đưa cho mẹ
Tôi tìm đến phòng trọ bề ngang chưa tới 2m của hai mẹ con ở khu phố Tây gần đó, chị Nguyễn Thị Thủy Tiên (48 tuổi, mẹ em Quân) ốm nhom cho biết vừa giảm 10 kg sau mổ. Chị Tiên thẳng thắn kể về quá khứ. Năm 2018, chồng mất vì đau tim, không thuận thảo với gia đình chồng, chị cùng con đi ở thuê nay đây mai đó. Cuối 2019, chị đưa con đến chung sống với một người đàn ông khác cũng ở phố Tây. Cuối năm 2020, cả hai test dương tính nên bị đưa đi cai nghiện.
“Những ngày tháng trong trại cai nghiện, tôi nhớ con da diết, không hiểu rằng sao trước đó mình lại có thể để con chứng kiến cảnh mẹ chơi đá, dễ dàng nổi nóng đến như vậy. Vô trại, tôi được cho làm việc giống như công nhân, lâu lâu được gọi về cho con. Tôi chỉ ao ước được làm lại cuộc đời, sống cạnh con chứ không còn thiết tha gì nữa”, chị kể.
Cũng khi trong trại, nghe người nhận nuôi kể con trai chới với, cậu bé 14 tuổi tự bơi giữa dòng đời, rồi nhận từng đồng tiền con đi nhặt ve chai gom góp gửi vào, chị Tiên nói chính tình yêu thương của con làm mình thức tỉnh. Ông Nguyễn Hiền Triết (64 tuổi, bảo vệ làm gần đó) kể, ông nhiều lần chứng kiến cậu bé bảo mẹ đi về nghỉ mỗi lần thấy mẹ ra định bán cùng.
“Dù không đi học, nhưng nó rất ngoan, nói chuyện lễ phép, dạ thưa “, ông Triết nhận xét. Cuối tháng 1.2022, người mẹ trở với con rồi bắt đầu đi tìm việc rửa chén, rửa ly, phụ quán sinh tố. Chị bắt đầu lại từ con số 0 với cậu con trai mạnh mẽ, hiếu thảo.
Chị Kim (trái) đến nhà thăm, tặng quà giúp mẹ con Quân
Video đang HOT
Những người hào sảng
PV chứng kiến nhiều người mua nước sâm lì xì thêm cho em. Cậu bé cúi đầu cảm ơn, mang hết về đưa mẹ để mẹ đi tái khám, đóng tiền trọ. Trong đó có chị Kim (ngụ Q.11) mang 1 thùng mì, 1 gói bánh và 1 bì thư đến tận nhà trọ trao cho hai mẹ con và nói: “Tôi khâm phục nghị lực của bé nên muốn chia sẻ đôi chút”.
Bà Hoàng Phi Yến (65 tuổi, ngụ Q.1) chứng kiến Quân chơi vơi khi không còn ai thân thích khi mẹ đi cai nghiện nên cho em mượn ghế bố ngủ trước nhà. Trời mưa, bà gọi Quân vào nhà ngủ, rồi nhận làm cháu nuôi. Hồi Quân bị nhiễm Covid-19, bà tự chạy xe đưa Quân đi cấp cứu kèm cái điện thoại, dặn em muốn nói gì thì gọi để bà dịch cho bác sĩ nghe. Tới khi chị Tiên được ra trại, chính bà cũng lọc cọc chạy xe đi rước. Người xung quanh thì vẫn nói bà rảnh quá nên đi lo người dưng. “Chắc kiếp trước có nợ với nó mà trả chưa xong”, bà lý giải.
Tháng 6.2022, chị Tiên viêm ruột nặng, đi viện mổ cũng một tay bà Yến chạy đôn chạy đáo mượn tiền hàng xóm đóng viện phí. Để Quân có thể phụ mẹ kiếm tiền, bà cũng nói con gái nấu nước sâm cho Quân đi bán. “Ngày nào trước khi đi bán nó cũng ghé nhà đốt nén nhang cho chồng tôi, biết ổng thích ăn chè nó mua luôn chén chè để cúng. Nó thiệt thà, có tấm lòng vậy, bảo sao mà không thương được”, bà Yến chia sẻ.
Bà Đoàn Thị Huế (51 tuổi, chủ nhà trọ) cho hay, biết chị Tiên đi cai nghiện về, nhưng nhìn bé Quân thấy thương nên bà đồng ý cho hai mẹ con thuê trọ. Bà cảm nhận được quyết tâm của hai mẹ con. Lúc chị Tiên đau ốm, bà cũng không lấy tiền trọ, thường nấu ăn mang lên phòng cho chị. Theo xác minh của Thanh Niên, chị Tiên cùng con trai khai báo thuê nhà tại một con hẻm thuộc P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 từ tháng 7.2022. Địa phương cũng chưa ghi nhận phản ánh nào của hàng xóm liên quan đến gia đình.
Cuộc sống hiện tại của cậu bé người Nùng co quắp 2 chân từng gây bão
Cách đây 3 năm câu chuyện về một cậu bé người Nùng bị co quắp hai chân, mẹ bỏ đi, bố vướng vào vòng lao lý từng gây bão mạng xã hội.
Cậu bé được các nhà hảo tâm giúp đỡ sang Úc điều trị. Sau thời gian dài kiên trì tập luyện cuối cùng Lù Văn Chiến đã có thể đứng trên đôi chân của mình. Cuộc sống hiện tại của cậu bé sau 3 năm nổi tiếng khiến nhiều người tò mò.
Cậu bé người Nùng khiếm khuyết bất ngờ nổi tiếng trên báo nước ngoài
Lù Văn Chiến (SN 2012, dân tộc Nùng) quê ở vùng núi Nậm Khòa, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Từ nhỏ Chiến sống cùng với bà nội và chú thím. Cậu bé lớn lên với đôi chân bé xíu quặp vào nhau nên không thể đi lại bình thường được.
Hình ảnh Lù Văn Chiến cách đây 3 năm khiến nhiều người xót xa.
Dù gia đình khó khăn nhưng bà nội Chiến vẫn hi vọng cháu có thể đến trường. Vậy là năm cậu bé 6 tuổi, người bà cõng đứa cháu chỉ nặng vỏn vẹn 10kg với đôi chân lủng lẳng tới trường. Nhờ có sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, Chiến cũng đã biết đọc, biết viết sau khi học hết lớp 1.
Tháng 9/2019, một Việt kiều người Na Uy đã chụp được hình ảnh của Chiến lê lết dưới bùn đất trong một ngày mưa, bò theo các bạn tới trường khiến nhiều người xót xa. Vị Việt kiều đăng tải hình ảnh này trên trang cá nhân kèm dòng trạng thái: "Có ai biết bác sĩ có thể giúp đỡ bé này không?". Cậu bé được một nhóm thiện nguyện kết nối với giáo sư, bác sĩ Trần Anh Tôn - chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình ở Australia. Vị giáo sư nhận lời chữa trị cho Chiến nhưng trước tiên cần thăm khám qua video.
Câu chuyện về cậu bé người Nùng được đăng tải trên báo chí Australia.
Tuy nhiên ở vùng núi xa xôi, không có ai giỏi Tiếng Anh để có thể giao tiếp với bác sĩ nước ngoài. Cách Hà Giang 1.500 km, chị Trần Mai Vy, giáo viên tiếng Anh ở thành phố Kon Tum tình cờ biết được hoàn cảnh của Chiến. Là một người mẹ cũng có con bị bệnh nặng, chị Vy hiểu hơn ai hết hoàn cảnh của những đứa trẻ khiếm khuyết. Vậy là chị quyết định gác lại công việc lên Hà Giang giúp đỡ cậu bé.
Hành trình tìm lại đôi chân lành lặn của bé trai người Nùng
Sau khi thăm khám qua video, bác sĩ Tôn khẳng định có thể chữa khỏi cho Chiến nếu cậu bé được điều trị tại Australia. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện lẫn thời gian để đưa cậu bé đi điều trị.
Từ Hà Giang trở về, hình ảnh cậu bé với đôi chân không lành lặn, người lúc nào cũng lấm lem bùn đất ám ảnh tâm trí chị Mai Vy. Sau vài ngày suy nghĩ, chị đề nghị chồng đồng ý cho mình đưa Chiến ra nước ngoài chữa trị.
Ca phẫu thuật chân của Chiến ở Australia rất thành công.
Tháng 11/2019, cậu bé người Nùng được đưa sang Úc điều trị. Ca phẫu thuật hai bàn chân và khớp háng bên phải của Chiến kéo dài 9 tiếng đồng hồ thành công. Sau ca phẫu thuật này, chị Vy cùng các y tá tiếp tục chăm sóc và giúp Chiến tập vật lý trị liệu. Ngày thứ ba sau ca phẫu thuật, cậu bé bắt đầu tập đứng trên đôi chân của mình. Chia sẻ với VnExpress chị Vy không giấu nổi sự xúc động trước nghị lực phi thường của đứa trẻ.
Lần đầu tiên có thể đứng thẳng Chiến tròn xoe mắt ngạc nhiên còn chị thì không thể kìm được nước mắt. Có những lúc vết thương ứa máu ngấm ra lớp băng nhưng Chiến không hề kêu đau mà vẫn kiên trì tập luyện. "Sức chịu đựng của con quá lớn nên tôi cũng tự dặn mình phải cố gắng tới cùng", chị Mai Vy chia sẻ với VnExpress.
Sau ca phẫu thuật cậu bé nở nụ cười rất tươi. (Ảnh: Mai Vy)
Sau thời gian dài được chị Vy chăm sóc, Chiến cũng dành cho chị tình cảm đặc biệt. Trong một lần ra ngoài về, chị Vy rất bất ngờ khi thấy cậu bé hí hoáy viết trên đôi chân bó bột của mình. Một bên, Chiến viết " Con yêu mẹ", chân còn lại viết " Mẹ Vy", bên cạnh cậu bé còn vẽ thêm hình trái tim rất đáng yêu. Chính giây phút này đã khiến chị Vy muốn nhận Chiến làm con nuôi của mình.
Hành trình phục hồi của Chiến từng được nhiều tờ báo ở Australia đưa tin. Cậu bé được mệnh danh là "Lucky boy" - cậu bé may mắn. Hành trình kỳ diệu này không thể không kể đến sự giúp đỡ của chị Mai Vy. "Đó là sự may mắn đến từ những nỗ lực tuyệt vời của nhiều người tốt, trong đó có mẹ Vy", một tờ báo ở Australia viết.
Cuộc sống hiện tại của cậu bé người Nùng sau 3 năm phẫu thuật
Đầu năm 2020, Chiến được mẹ Vy đưa về nước nhưng chân cậu bé vẫn phải đeo khung nẹp định vị. Chị Vy dẫn Chiến về ăn Tết tại nhà mình đồng thời thuyết phục chồng nhận nuôi cậu bé. Bởi nếu vừa phẫu thuật xong lại trở lại Hà Giang, không có điều kiện tập luyện đôi chân của cậu bé sẽ trở lại như cũ.
Giờ đây Chiến có thể tự đi lại trên đôi chân của mình như bao bạn bè cùng trang lứa.
Chồng chị Mai Vy cũng rất yêu thương Chiến nhưng anh còn đắn đo bởi gia đình cũng có một người con bị bệnh nặng, sợ vợ không đủ sức cáng đáng. Trước sự quyết tâm của vợ, cuối cùng người chồng cũng đồng ý.
Hiện tại, sau 3 năm Chiến đã có thể đi lại bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Cậu bé thậm chí còn có thể tự đạp xe đạp đến trường. Nhiều lúc Chiến cũng thắc mắc với mẹ Vy tại sao họ của mình không giống với hai anh trai. Chị Vy cũng giải thích để cậu bé không quên cội nguồn của mình. Nghe mẹ giải thích Chiến còn hài hước đùa rằng sau khi lớn lên sẽ chuyển họ mẹ sang họ Lù cho giống với mình.
Chiến (bên phải, hàng trước) về thăm quê, trò chuyện cùng các bạn.
Lù Văn Chiến hiện đang học lớp 4 tại một trường tiểu học gần nhà. Cậu bé ước mơ sau khi lớn lên có thể trở thành bác sĩ. Trong dịp nghỉ hè năm nay, gia đình chị Vy cũng đưa Chiến trở lại Hà Giang thăm người thân và bạn bè. Nhìn thấy cậu bé khiếm khuyết năm nào giờ có thể tung tăng chạy nhảy ai nấy đều xúc động nghẹn ngào.
Cậu bé hiện đang học lớp 4 tại một trường Tiểu học tại Kon Tum.
Trước đó, mạng xã hội cũng rất xúc động trước câu chuyện của hai chị em bé gái song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi. Hai bé được xác định dính nhau vùng bụng chậu, tứ chi đầy đủ, tuy nhiên có một số cơ quan phải dùng chung với nhau. Hai chị em từng phải sống trong tư thế mặt đối mặt gặp rất nhiều bất tiện.
Ca phẫu thuật của hai bé cách đây hơn 2 năm từng thu hút hàng triệu người theo dõi. Ca phẫu thuật phức tạp này có sự đóng góp của 100 y bác sĩ trong 13 giờ liền. Sau hơn 2 năm phẫu thuật thành công, hiện tại Trúc Nhi - Diệu Nhi đã có thể đi lại bình thường, cơ thể cũng rất nhanh nhẹn, hoạt bát.
Sau hơn 2 năm phẫu thuật tách rời, Trúc Nhi và Diệu Nhi đã có thể líu lo chạy nhảy trên đôi chân của mình.
Vậy mới thấy chính sức mạnh của tình yêu thương cùng với sự tận tình của các y bác sĩ đã giúp những đứa trẻ khiếm khuyết có một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Nam shipper đặc biệt, nhảy lò cò giao đồ cho khách Dù cơ thể khiếm khuyết nhưng anh shipper đặc biệt vẫn cố gắng làm việc, kiếm thêm thu nhập. Mới đây, dân mạng đã không ngừng truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh một nam shipper khiếm khuyết đang chăm chỉ làm việc. Dù cơ thể không lành lặn, mỗi bước đi đều khó khăn nhưng anh chàng lại rất nhanh nhẹn,...