Cậu bé có những vết thương lòng trở lại với cuộc đời
Dương khóc khi ôn lại quá khứ. Sự xúc động của cậu khiến người trò chuyện không kìm được nước mắt.
Khi mẹ không tha thứ cho bố…
Nguyễn Văn Dương, SN 1990, trú tại xã Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Có lẽ do kỳ vọng ở con, bố mẹ đã đặt tên cậu như vậy, nhưng cuộc đời của Dương không tươi sáng như cái tên ấy, cũng bắt nguồn từ cuộc hôn nhân ngắn ngủi của họ. Tổ ấm đã tan vỡ kể từ khi bố Dương, ông Nguyễn Văn Đức, SN 1960 có người đàn bà khác. Hai vợ chồng đã cố giấu nhưng Dương tình cờ nghe được cuộc điện thoại giữa mẹ và một cô gái trẻ. Qua đối đáp của mẹ, Dương biết, kẻ thứ 3 thẳng thừng tuyên bố, cô ta có quan hệ khăng khít với bố và ba mẹ con Dương phải dứt áo ra đi. Sau câu chuyện, mẹ Dương buông máy với vẻ mặt thất thần rồi đổ sụp xuống đất. Hình ảnh ấy còn ám ảnh cậu đến giờ.
Ở cái tuổi đã biết thế nào là yêu thương và phản bội, cậu buồn vì ngày nào bố mẹ cũng đôi co, to tiếng. Mẹ vốn nhu mì mà trở nên cáu gắt, cơm cũng chẳng động đũa. Tối tối, Dương mỏi mắt chờ bố. Những lúc ấy, nghe mẹ sụt sùi, lòng cậu đau như thắt. Cậu chỉ biết giấu nỗi buồn vào trong, không đủ cam đảm chạy lại ôm lấy mẹ. Bố phong độ, giỏi kiếm tiền – Dương nhìn vào ông để xây dựng mục tiêu phấn đấu của đời mình. Vậy mà, hình tượng ấy giờ vỡ tan. Thương mẹ, Dương nói chuyện với bố. Hai bố con đã thức thâu đêm. Sau lần tâm sự ấy, bố đã nhìn lại và xin lỗi mẹ. Dương tin sự thành thật của bố, nhưng mẹ sắt đá quá, mẹ không chuyển ý. Điều đó làm Dương tổn thương. “Em giận mẹ sao không nghĩ đến con mà tha thứ những lỗi lầm. Gia đình tan đàn xẻ nghé, em mới trượt ngã” – giọng Dương rầu rĩ.
Mẹ Dương đâm đơn ra tòa và tòa chấp nhận sự thuận tình ly hôn của hai người. Ôm vết thương lòng, Dương theo bố. Bố con Dương ở lại ngôi nhà cũ, còn mẹ và đứa em trai của Dương sống trong căn hộ mẹ được cấp. Cả nhà 4 người từng quây quần, sẻ chia, giờ rẽ làm hai lối, Dương dọn đồ cho mẹ mà nước mắt lã chã. Sống cách đó có mấy bước chân mà mẹ dặn dò Dương đủ điều. Mẹ nói, không đủ sức cưu mang 2 đứa, mẹ phải săn sóc cậu em vì nó còn quá nhỏ. Dương hiểu lắm chứ nhưng cậu vẫn đắng lòng.
Cuộc chia ly đã biến Dương thành một con người khác. Vốn hoạt bát nói cười là thế cậu đâm ra lầm lì. Trong căn nhà trống hoác, Dương thèm nghe tiếng mẹ quát mắng, muốn thấy thằng em trai mè nheo, nô đùa. Mọi thứ như lạc lõng và Dương sợ ở nhà một mình. Sự đổi thay ấy của con, bố Dương không hay biết. Ông vẫn mải mê với những bản hợp đồng làm ăn đây đó. Ông Đức đâu biết rằng, bao đêm Dương ngủ “lang”, trốn tránh những kỷ niệm và cả ký ức buồn trong ngôi nhà cũ. Học giỏi là thế, vậy mà lúc này Dương bê trễ học hành.
Video đang HOT
Để báo hiếu nhưng Dương lại chọn con đường lầm lạc
Che chở cho cha?
Gia đình tan nát chỉ là bước “dạo đầu” trong chuỗi ngày bất hạnh của Dương. Tai ương thực sự giáng xuống khi ông Đức (là chủ thầu xây dựng) làm ăn thua lỗ. Từng kiếm bạc tỷ nhưng chỉ trong phút chốc, ông Đức trắng tay vì rơi vào bẫy của kẻ lừa đảo. Chuyện làm ăn sa sút, bố không giấu Dương. “Ở Việt Trì, bố bị người ta cản đường, ép viết giấy vay nợ” – lời bố nói khiến Dương suy nghĩ. Thương bố nhưng cậu không biết làm gì.
Đêm 22-11-2007, Dương đang ngồi học bài thì một toán người hùng hổ xông vào phòng khách. Những kẻ sát khí đằng đằng đó đòi bố phải trả nợ. Họ nói, nếu không đưa tiền thì không xong. Nghe những kẻ lạ mặt đe dọa, Dương sợ hãi. Rồi Dương nghe tiếng ông Đức hô “cướp”. Dù hoảng sợ nhưng không hiểu sao, Dương lại lao xuống bếp vớ 2 con dao và chạy lại gần bố. Chẳng nói, chẳng rằng, cậu đưa cho bố 1 con dao. Còn mình cũng lăm lăm 1 con dao, hướng về nhóm người lạ, phòng vệ. Ba người đàn ông như hổ dữ, chẳng sợ bố con Dương đang cầm hung khí. Cơn hoảng loạn qua đi, 3 người đàn ông nằm trong vũng máu. Kết quả màn khua dao của Dương và bố là 1 kẻ chết, 2 người bị thương. Sực tỉnh, Dương nhìn bố ngây người, mọi sự đã quá muộn…
Ở cái tuổi 17, Dương cùng bố hầu tòa về tội “Giết người”. Phiên xử hôm ấy vắng lặng. Cả hai bố con đưa mắt tìm kiếm nhưng mẹ không đến. Bà quá đau đớn khi chồng và con đều vướng vòng lao lý. Từ khi bị tạm giam, bố con cách mặt. Gặp nhau tại tòa, Dương xót xa vì bố gầy quá, xọp đi trông thấy. Đưa đôi bàn tay đang tra trong còng số 8, Dương chạm vào bố, nhòa nước mắt. Ông Đức cũng không giấu được khuôn mặt nhàu nhĩ: “Bố hối hận vô cùng, nếu hôm đó hai bố con bớt nóng thì đã không có kết cục ngày hôm nay”. Nhận chăm sóc con mà để Dương ra nông nỗi này, ông Đức day dứt lắm. Bố con cùng đứng trước vành móng ngựa, Dương thấy cuộc đời quá cay nghiệt và u tối.
Ông Đức nhận hết tội về mình. Nhưng sự cố gắng của ông không thể gỡ tội cho con trai. Phạm tội tuổi vị thành niên, Dương nhận mức án 11 năm tù về tội “Giết người”. Trong khi đó, ông Đức bị án chung thân. Chẳng biết bao giờ mới thấy nhau, Dương nhìn kỹ khuôn mặt bố. Khoảng thời gian bố con bên nhau ngắn lại vì phiên xử diễn ra chóng vánh. Rời tòa, Dương rảo bước cùng bố để tìm lại sự gần gũi giữa hai người. Cậu tự trách mình, quá bồng bột để rồi đẩy bố vào ngõ cụt.
Không phải mọi cánh cửa đều đóng kín!
Số phận cay nghiệt nhưng Trời còn thương mà để cho bố con Dương một “cánh cửa” mở. Dương thụ án tại trại giam Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phúc. Dù chỉ gặp bố qua những lá thư, nhưng Dương cảm thấy bình yên. Qua thư bố dặn, Dương phải thật nghị lực và cải tạo tốt. Dương sớm ra ngày nào, hai bố con có cơ hội tái ngộ sớm ngày đó và quan trọng hơn là đỡ đần mẹ. Lời căn dặn ấy, cậu luôn khắc ghi. Suốt cuộc trò chuyện, ánh mắt của Dương chỉ vui nhắc đến những cuộc thăm hỏi của mẹ. Từ ngày con vào trại, tháng nào bà cũng đến thăm. Mẹ vẫn thế, vẫn yếu đuối và sức khỏe không được tốt. Buồn chuyện Dương, mẹ đổ bệnh. Mẹ cố tỏ ra rắn rỏi, động viên Dương nhưng cậu lo cho mẹ nhiều hơn cho mình. Lần gặp nào, Dương cũng nhắc mẹ quan tâm nhiều hơn đến em trai. Cậu không muốn nó bước vào vết trượt của anh.
Ở trại giam này, đã vài cái tết qua đi. Dương dần tìm được sự thăng bằng trong tâm hồn, cậu chững chạc hơn. Trước đây, rau còn không biết nhặt mà vào trại, Dương lại là “đầu bếp” có tiếng. Bạn tù khen cậu khéo tay, nấu ăn ngon. Ngày 2-9-2011, nghe xướng tên trong danh sách các phạm nhân được đặc xá, tha tù trước thời hạn, niềm vui trong Dương như vỡ òa. Cậu có nhiều mơ ước. Việc đầu tiên Dương muốn làm là thăm bố, sau đó sẽ học nghề. Cậu mong đi làm để hàng tháng có lương gửi me, thay bố làm chỗ dựa cho mẹ, xoa dịu những tổn thương của mẹ. “Để nuôi những ước mơ giản dị này, tôi phải vượt qua chính mình, vượt qua những dè bỉu mà người ta ném vào hai bố con…” – Dương chia sẻ.
Bắt đầu lại cuộc đời ở cái tuổi 21, tương lai của Dương còn rộng mở…
Theo PLXH
Tết Trùng Cửu rúng động ...Trung Quốc
Nhưng năm gân đây, ngươi Trung Quốc lấy ngày Tết Trùng Cửu 9/9 lam ngay "têt cua ngươi gia", đây là dịp mà các bậc hậu bối thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn đến ngươi gia, chuc cac bậc tiền bối manh khoe, sông lâu.
Sáng qua (1/10), nhân dịp Tết Trùng Cửu, dưới sự dẫn dắt của thầy cô, 300 học sinh tiểu học đã tập trung ở sân vận động để rửa chân cho ông bà, cha mẹ nhằm thể hiện niềm tôn kính, quan tâm tới các bậc sinh thành và nuôi dưỡng mình. Khiến nhiều bậc phụ huynh cảm động đến rơi nước mắt vì đây là lần đầu tiên họ được con cháu của mình rửa chân.
Dưới đây là một số hình ảnh cảm động của Tết Trùng Cửu ở Trung Quốc:
Các học sinh đang rửa chân cho ông bà, cha mẹ của mình
Những giọt nước mắt không nói thành lời
Một cháu trai đang rửa chân cho ông của mình
Theo VTC
Kế hoạch cho tuần trăng mật Sự hối hả và nhộn nhịp trong "ngày trọng đại" báo hiệu niềm vui đã thực sự bắt đầu, đó cũng là thời điểm bạn chuẩn bị lên đường đi trăng mật. Tuy nhiên, cũng giống như đám cưới, tuần "mật ngọt" hoàn hảo đòi hỏi hai bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng mọi thứ...