Cậu bé có những vết bớt to khắp người phải trải qua 30 lần phẫu thuật
Cậu bé 11 tuổi (ở Alaska, Mỹ) có nhiều mảng da đen sậm màu to lớn (thường đen như tóc) trên khắp cơ thể do bé mắc một hội chứng hiếm gặp.
Bé Lucas Starr mắc một hội chứng hiếm gặp làm cho có nhiều mảng da đen sậm màu to lớn trên khắp cơ thể – ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL
Hội chứng này có tên gọi “bớt bẩm sinh khổng lồ”. Tỉ lệ mắc hội chứng này trên thế giới là 1/50.000 trẻ. Những vết bớt này càng lớn càng trở nên hiếm.
“Những vết bớt này có khắp người con”, bé Lucas Starr nói với Daily Mail ngày 18.12.
Hội chứng trên làm cho bé Starr phát triển thêm bệnh tràn dịch não và một rối loạn thần kinh trung ương đã dẫn đến một khối u hình thành trong não.
Đầu năm nay, cậu bé Starr được cấp cứu đưa vào bệnh viện sau khi lên cơn co giật ở nhà. Sau đó, các bác sĩ đã phát hiện ra một khối u trong não và buộc phải phẫu thuật cắt bỏ.
Video đang HOT
May mắn là khối u lành và nhỏ. Đó là ca phẫu thuật lần thứ 30 từ khi cậu bé sinh ra.
Bé Starr chẳng xa lạ gì với bệnh viện vì bệnh tràn dịch não đã làm cho cậu bé phải quay lại kiểm tra định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần, theo Daily Mail.
Ba mẹ bé Starr lần đầu nhìn thấy cậu bé đã cảm nhận được có điều gì đó không bình thường trên cơ thể của bé. Cơ thể bé như “bị bỏng than” khi mới sinh ra.
Sau đó, họ để ý và thấy những vết này càng lan rộng và gây tổn thương lên não và cột sống. Theo các bác sĩ, cậu bé phải được phẫu thuật mặc dù lúc đó bé chỉ mới ba tháng.
Vì có bề ngoài hơi khác các bạn cùng lớp và trường nên bé Starr thường bị các bạn nhìn chằm chằm và trêu chọc mỗi khi thấy. Nhiều lúc, bé chẳng muốn đến trường.
“Con chỉ khác biệt so với các bạn ấy một chút thôi mà”, bé Starr nói thêm với Daily Mail.
Nhưng rồi bé Starr đã dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi bị trêu chọc ở trường và tiếp bước đến trường. Bé quyết tâm làm được tất cả mọi thứ mà các bạn cùng trang lứa khác có thể làm. Bé ước mơ sau này lớn lên có thể trở thành một tay đua xe chuyên nghiệp.
Theo thanhnien
Em bé đầu tiên ra đời từ bà mẹ cấy ghép tử cung của người đã tử vong
Y học thế giới tiếp tục ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực cấy ghép tử cung, giúp phụ nữ có khiếm khuyết về cơ quan sinh sản, có được cơ hội làm mẹ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Tạp chí Y học Lancet của Pháp ngày 4/12 đã công bố thông tin về ca phẫu thuật thành công đầu tiên trên thế giới cấy ghép tử cung từ người hiến tặng đã qua đời.
Ca phẫu thuật cấy ghép đã được thực hiện vào năm 2016 tại Brazil và em bé đầu tiên được sinh ra nhờ phương pháp này là một cô bé cất tiếng khóc chào đời vào tháng 9 cùng năm, tại Sao Paolo.
Mẹ của cô bé này là một phụ nữ có cơ thể bẩm sinh không có tử cung do một hội chứng hiếm gặp. Ở tuổi 32, 4 tháng trước khi thực hiện ca phẫu thật cấy ghép tử cung từ người hiến tặng là một phụ nữ 45 tuổi qua đời sau cơn đột quỵ, mẹ của cô bé đã được lấy trứng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và kết quả có 8 phôi được bảo quản đông lạnh.
Cuộc phẫu thật cấy ghép tử cung đã được hoàn tất sau hơn 10 giờ đồng hồ.
Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ gặp các vấn đề về tử cung như dị tật bẩm sinh, cắt bỏ hoặc viêm nhiễm dẫn đến vô sinh là 1/500.
Do đó, phương pháp cấy ghép tử cung từ hiến tặng đã chết được xem là thành công vượt bậc trong lĩnh vực y học, giúp nhiều phụ nữ có khiếm khuyết về cơ quan sinh sản trên toàn thế giới có cơ hội làm mẹ nhờ phương pháp này, cùng với đó giảm gánh nặng trong việc tìm kiếm người hiến tặng tử cung.
Sinh sản bằng phương pháp cấy ghép tử cung từ người sống lần đầu tiên được được biết đến tại Thụy Điển vào năm 2013.
Đến nay, đã có 10 ca sinh được thực hiện theo phương pháp này tại Mỹ, Séc, Thổ Nhĩ Kỳ... Hạn chế của phương pháp này là nguồn hiến tặng tử cung hạn chế./.
Theo vietnamplus
Người phụ nữ nhiễm chất độc da cam 32 năm chưa thể bước đi Chị Cam Ly đã mổ bỏ chân trái, nay phẫu thuật chân bên phải vì nhiễm trùng khớp. Chân trái đã cắt cụt, chân phải nhiễm trùng, các vết loét tì đè ở vùng mông khiến chị Bùi Thị Cam Ly khó nhọc đau đớn mỗi khi trở mình. Gần một tháng nay, người mẹ 60 tuổi Nguyễn Thị Mười luôn sát cánh...