Cậu bé có 12 ngón tay: Không xấu hổ, tự hào vì nhiều ngón tay mà chơi game giỏi
Có bàn tay khác người nhưng cậu bé này lại luôn giữ được tinh thần lạc quan, thậm chí còn cảm thấy tự hào vì sự khác thường của mình.
Thông thường, mỗi người sinh ra sẽ có tổng cộng 10 ngón tay, mỗi bàn tay có 5 ngón nhưng cậu bé Faizan Ahmad Najar, 12 tuổi, đến từ ngôi làng Sheeri Baramulla, thuộc bang Jammu và Kashmir, miền bắc Ấn Độ, lại sinh ra với tổng cộng 12 ngón tay, mỗi bàn tay có 6 ngón.
Faizan được chẩn đoán mắc căn bệnh bẩm sinh mang tên Hexadactyly, còn gọi là tình trạng dị tật thừa ngón, ảnh hưởng đến khoảng 1/100 ca sinh trên thế giới. Mỗi bàn tay của cậu bé lại có thêm một ngón tay khác. Ngón tay thừa này sát với ngón cái nhưng có kích thước nhỏ hơn.
Tình trạng này không gây nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống. Thông thường, dị tật này có thể được xử lý bằng cách phẫu thuật cắt bỏ, tuy nhiên bố mẹ của Faizan đã quyết định từ chối phẫu thuật.
Sinh ra với bàn tay khác thường nhưng Faizan hiếm khi cảm thấy mặc cảm và tự ti về bản thân. Ngược lại, cậu bé 12 tuổi luôn giữ được tinh thần lạc quan và vui vẻ. Faizan nói rằng nhờ việc có 6 ngón tay mà em có lợi thế hơn trong việc chơi game và thể thao.
Faizan tận dụng triệt để lợi thế có 12 ngón tay của mình để chiến thắng dễ dàng game “Clash Squat” – trò chơi được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới vào năm 2019. Faizan nói rằng 12 ngón tay cũng giúp cậu bé trèo cây nhanh hơn các bạn và trở nên thành thạo môn bóng gậy, cung là môn thể thao yêu thích nhất của em.
Video đang HOT
Faizan thoải mái chia sẻ: “Cháu cảm thấy tự hào về điều đó. Không có gì phải xấu hổ. Cũng thỉnh thoảng cháu nghĩ: “Tại sao lại là mình?” nhưng điều đó không thường xuyên xảy ra. Cháu có những người bạn tốt trong trường, những người khiến cháu quên đi suy nghĩ đó.
Ông Mushtaq Ahmed, một bác sĩ trong khu vực cho biết, tình trạng của Faizan là một dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ngay cả khi bố mẹ của cậu bé không có bất cứ căn bệnh nào như vậy. Tuy nhiên, Faizan quyết tâm không để khiếm khuyết này kìm hãm cuộc sống và tương lai của mình.
Cậu bé 12 tuổi nói thêm: “Cháu muốn trở thành bác sĩ. Cháu muốn chữa trị cho những bệnh nhân sinh ra đã gặp trục trặc như vậy để không ai có thể bắt nạt hoặc chế giễu họ. May mắn thay, cháu không phải đối mặt với những điều đó khi sống ở nông thôn”.
Gia đình của Faizan cũng tự hào về tình trạng của cậu bé và cách cậu bé vượt qua khó khăn. Mẹ của Faizan, cô Hafeeza cho biết: “Tôi muốn thấy thằng bé đi một chặng đường dài và xuất sắc trong tương lai”.
Cô Hafeeza nói thêm rằng gia đình khá sốc khi thấy tình trạng của Faizan lúc chào đời. Họ cũng từng đề nghị phẫu thuật cho con trai khi cậu bé còn nhỏ để loại bỏ những ngón tay thừa nhưng lại sợ việc này đem đến vận rủi cho cậu bé.
“Khi thằng bé lên 2 tuổi, chúng tôi nghĩ rằng nên tiến hành cuộc phẫu thuật cho con. Tuy nhiên khi chúng tôi hỏi ý kiến một vị thánh về điều đó, ông ấy nói rằng con trai tôi có thể mất thị lực vì cuộc phẫu thuật. Do đó, chúng tôi đã quyết định không làm nữa”, cô Hafeeza nói.
Ngoài Faizan, cô Hafeeza cũng từng hạ sinh thêm một cậu con trai nữa là Farhan, hiện 8 tuổi nhưng may mắn không gặp dị tật giống như anh trai mình.
Hình ảnh bàn tay 12 ngón của cậu bé Faizan, người Ấn Độ hiện đang gây xôn xao dư luận. Nhiều người dân Ấn Độ thậm chí còn tin rằng đây là một điều may mắn, một sự sắp đặt của Chúa trời.
Ngôi chùa 700 tuổi gồng mình giữa nước lũ Trường Giang, người dân tự hào "Mọi năm đều kiên cường chống lũ, năm nay sẽ chiến thắng thôi"
Những ngày gần đây, mưa lũ ở Trung Quốc vẫn đang hoành hành khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn khôn lường.
Ngày 15/7, trang Sina đưa tin, từ ngày 2/7 vừa qua, những cơn mưa lớn ở thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn không ngừng. Cụ thế, vào 22 giờ ngày 14/7, các chuyên gia cảnh báo mực nước ở sông Dương Tử là 26,69m, vượt mức cảnh báo 1,39m, gây ra lũ lụt nặng ở nhiều tỉnh.
Trong đó, Quan Âm Các là ngôi chùa gồm 3 gian cao hai tầng rộng 300 mét vuông, được xây dựng trên một tảng đá khổng lồ giữa dòng Trường Giang từ thời nhà Tống năm 1345. Quan Âm Các là một trong những biểu tượng của thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc đang gồng mình chống chọi với lũ trên sông Trường Giang.
Vào hôm 14/7, một số hình ảnh của Quan Âm Các đã khiến nhiều người không khỏi đau lòng khi bị cơn mưa kéo dài làm mực nước dâng lên tầng 2 của ngôi chùa.
Được biết, Quan Âm Các là ngôi chùa lâu đời ở Trung Quốc với tuổi thọ là 700 tuổi. Đây còn được người dân Ngạc Châu ví như "Vạn Lý Trường Giang Đệ nhất Các", bởi lẽ ngôi chùa là biểu tượng cho sự kiên cường, bởi nó đã chống chọi với vô số trận lũ trong hàng trăm năm qua ở Trung Quốc.
"Cũng như mọi năm, ngôi chùa 700 tuổi của chúng tôi chắc chắn sẽ vượt qua đại hạn này", một người dân Ngạc Châu nói về sự kiên cường dũng mãnh của ngôi chùa.
Hình ảnh Quan Âm Các gồng mình giữa nước lũ Trường Giang.
Tính đến thời điểm hiện tại, mưa lũ khiến miền Nam và miền Trung Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề sau hơn 1 tháng nay, khiến gần 34 triệu người ở 27 tỉnh thiệt hại người và của nghiêm trọng. Có khoảng hai triệu người phải sơ tán, 141 người chết hoặc mất tích, thiệt hại kinh tế hàng tỷ USD.
Giám đốc Đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc cho biết, từ ngày 17-19/7, hầu hết các khu vực thuộc lưu vực sông Trường Giang vẫn có mưa to, có nơi mưa rất to. Bà nói: "Sau ngày 20/7, mưa ở trung hạ lưu sông Trường Giang sẽ chuyển dịch lên phía Bắc, mưa lớn tại đây có thể sẽ kết thúc."
Tìm hiểu bộ tộc miền núi khuyến khích đổi vợ và thỏa mái hôn người lạ Tại đây, đàn ông và phụ nữ được hôn nhau một cách nóng bỏng mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của đối phương, nếu thích họ còn có thể vui vẻ đổi vợ cho nhau. Bộ tộc Drokpa (hay Brogpa) là một bộ tộc nhỏ sinh sống dọc theo sông Indus ở vùng Jammu và Kashmir ở miền bắc...