Cậu bé chơi đàn và chuyện trẻ em kiếm tiền
Việc cha mẹ nào để con cái đi kiếm tiền thường xuyên, kể cả kéo đàn chơi nhạc dù núp dưới hình thức từ thiện nào đều coi là phản giáo dục và phạm pháp.
Câu chuyện về cậu bé kéo đàn bị hỏi giấy phép ở phố đi bộ, tới giờ, đúng sai đã rõ, mẹ của bé V.D.H.N đã xin lỗi công an quận Hoàn Kiếm, cho rằng do nóng vội và thương con nên đã đăng thông tin xúc phạm cán bộ.
“Tôi đăng dòng trạng thái này kính gửi lời xin lỗi sâu sắc tới các anh vì sự việc tôi đưa lên Facebook cá nhân tối 28.7. Do nóng vội và thương con một cách mù quáng, tôi đã đăng tải thông tin xúc phạm lực lượng an ninh các anh về sự việc diễn ra khi mà tôi là người không có mặt ở đó. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các anh, làm ảnh hưởng uy tín và danh dự của các anh…Tôi xin được chính thức rút lại lời nói thiếu căn cứ của tôi và xin được xin lỗi các anh. Sau khi đăng tải dòng trạng thái này, tôi sẽ trực tiếp đến gặp các anh để xin lỗi” – mẹ cậu bé viết.
Lời xin lỗi của mẹ cậu bé
Từ sự việc, nhìn rộng ra, ở nước ta do nền kinh tế phát triển chưa cao nên hiện tượng trẻ em phải lao động kiếm tiền, thậm chí tự nuôi mình và giúp cha mẹ đó là một điều xấu hổ và đau lòng. Trẻ em phải có quyền vui chơi, học tập. Để chúng như hôm nay thật xấu hổ!
Các nước phát triển người ta có luật pháp rất rõ ràng bảo vệ trẻ em. Việc vụ em bé kéo đàn sai đúng tôi không muốn nhắc lại trong một sự việc quan hệ dân sự đã được giải quyết sau lá thư xin lỗi chân thành dũng cảm của người mẹ cháu bé (như trên).
Ở đây có một chi tiết cần bàn là mẹ cháu bé rất tự hào việc cháu đi kiếm tiền và muốn con như vậy. Cháu bé cũng nói với công an rằng, cháu nhiều lần làm như thế!
Vậy vấn đề đưa cần bàn là việc nhận thức giáo dục con như thế sai hay đúng?
Phương Tây giáo dục trẻ em ra sao?
Video đang HOT
Tôi sống ở Đức, có con theo học từ bé tới khi học hết 12. Nước Đức rất quan tâm tới việc này.
Ngay từ khi con gái tôi học lớp 3, cháu đã được tham gia tổ chức bán hàng như người lớn.
Các cháu mang tới lớp bánh do ở nhà cùng cha mẹ làm, nước ngọt và đồ chơi tự làm. Cô giáo (thường là có thêm cả sinh viên thực tập hoặc ban phụ Huynh) giúp các cháu bầy bán và bán đúng như quy trình luật buôn bán ờ Đức. Hàng phải có giá, bán đúng giá và chất lượng hàng phải tốt.
Việc buôn bán như người lớn này để có tiền được cô thầy giám sát và có giáo dục một cách bài bản. Nó giúp cho con trẻ hiểu thế giới của người lớn, mang tính giáo dục là chính, rằng, cha mẹ chúng đã vất vả ra sao để có tiền. Rằng, xã hội người lớn với hành vi buôn bán diễn ra ra sao.
Càng lên lớp lớn thì việc giáo dục này sâu sắc hơn để trẻ em sau lễ trưởng thành (16 tuổi, có bang là 15), trẻ em có thể đi thực tập ở các cửa hàng buôn bán chuyên nghiệp và phải lấy giấy chứng nhận về thái độ và ý thức kết quả lao động sau khi thực tập.
Việc để trẻ em ở Đức kiếm tiền như thế, nó mang tính giáo dục hơn là cổ vũ cho sự kiếm tiền dù bất cứ dưới mục đích thiện chí nào.
Việc cha mẹ nào để con cái đi kiếm tiền thường xuyên, kể cả kéo đàn chơi nhạc dù núp dưới hình thức từ thiện nào đều coi là phản giáo dục và phạm pháp.
Hình ảnh con trai chị Hằng kéo đàn trên phố đi bộ.
Người ta quan niệm rằng, nếu cho chúng thường xuyên như thế một là mất đi quyền học hành vui chơi, hai là ở trí óc non nớt của chúng việc tham gia sinh lợi nhuận ấy lợi bất cập hại.
Tôi bán hàng hơn 10 năm ờ Chợ Trời Teltow, trong các phiên Noel cũng thấy trẻ em đi bán đồ chơi, chúng có thể là một lớp nào đó giáo viên đứng ra tổ chức, phải xin phép chủ chợ đàng hoàng và hoạt động này nằm trong Giáo dục ngoại khóa.
Cũng thấy trẻ em đi bán hàng, nhưng phải có cha mẹ đi kèm, bởi luật pháp Đức cấm việc có tính hành nghề của trẻ em dưới vị thành niên, dù là một ngày mà không có cha mẹ.
Và, với người Đức, sự giám sát chúng cũng như để chúng “bán đồ chơi cũ” cũng mang tính giáo dục chứ không có tính lợi nhuận.
Nhận thức sự giáo dục trẻ em ở Đức tôi thấy cách nghĩ và làm là đúng. Đầy trách nhiệm và hiểu rất rõ con người.
Tôi cũng mong Thành phố Hà Nội sớm có quyết định sáng suốt “cấm việc trẻ em đến phố đi bộ thường xuyên làm việc gì đó, kể cả biểu diễn nghệ thuật để kiếm tiền”.
Chúng ta đã tham gia những công ước quốc tế về bảo vệ bà mẹ và trẻ em, thì việc cấm ấy là tuân thủ nghiêm ngặt những điều thế giới quy định về quyền của trẻ.
Trẻ em phải được học hành. Phố đi bộ có thể cho trẻ em ra đấy biểu diễn, nó vừa làm đẹp Hà Nội vừa cho trẻ thực tập cơ hội tiếp xúc với khán giả còn nếu như động viên trẻ ra đường phố kiếm tiền thường xuyên với nghệ thuật là phản giáo dục.
Theo Danviet
Miranda Kerr trả lại trang sức 8,1 triệu USD từ tiền phạm pháp do tình cũ tặng
Siêu mẫu Miranda Kerr vừa bàn giao tất cả trang sức cho Bộ Tư pháp Mỹ.
Miranda Kerr nộp lại trang sức mà Jho Low bị cáo buộc mua bằng tiền biển thủ.
Miranda Kerr từng nhận nhiều trang sức đắt giá từ tỷ phú Jho Low vào năm 2014. Theo kết quả điều tra của các công tố viên Mỹ, tất cả những món quà nữ trang này đều được Jho mua bằng tiền biển thủ từ quỹ phát triển 1MDB do Thủ tướng Malaysia thành lập. Bởi vậy, Bộ đề nghị Miranda Kerr trả lại số quà tặng này.
Sáng 27/6, người phát ngôn của Miranda khẳng định, siêu mẫu đã bàn giao hết số trang sức trị giá 8,1 triệu USD (184 tỷ đồng) cho Bộ Tư pháp Mỹ. "Ngay từ đầu cuộc điều tra, Miranda Kerr đã hợp tác đầy đủ và cam kết sẽ trả lại những món quà trang sức cho chính phủ" - người phát ngôn cho biết - "Cô Kerr sẽ tiếp tục hỗ trợ cuộc điều tra bằng mọi khả năng".
Siêu mẫu đã lục lại những món quà tặng từ một hộp gửi tiền an toàn ở Los Angeles. Trong số đó giá trị nhất là viên kim cương hình trái tim 11,72 carat (quà Valentine 2014) và dây chuyền kim cương Lorraine Schwartz trị giá 3,8 triệu USD.
Siêu mẫu Australia được tặng rất nhiều nữ trang, từ bông tai, vòng cổ, dây chuyền, vòng tay...
Theo trang Pagesix, Miranda và tỷ phú Jho Low đã hẹn hò bí mật trong suốt năm 2014, vài tháng sau khi siêu mẫu ly hôn tài tử Orlando Bloom. Jho Low vốn là một tay chơi nổi tiếng ở Hollywood, từng tiệc tùng với nhiều ngôi sao nổi tiếng như Paris Hilton, Britney Spears, Lindsay Lohan...
Đại gia sinh năm 1982 cũng kết thân với Leonardo DiCaprio, từng cùng Leo đi chu du khắp thế giới chơi bài ở những sòng bạc nổi tiếng và tặng tài tử tranh của Picasso. Sau khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố bản điều tra về hành vi biển thủ tiền công quỹ của Jho Low, Leonardo DiCaprio đã sớm trả lại tất cả các món quà với tổng trị giá 3,2 triệu USD.
Theo VTC
Khéo tay tết thảm chùi chân bằng quần áo cũ (Emdep.vn) - Hôm nay hãy cùng tìm hiểu cách tận dụng các món quần áo hay vải vóc bỏ đi để làm thành những chiếc thảm chùi chân hay thảm trải sàn rực rỡ màu sắc. Tất cả những gì bạn cần chỉ là một cây kéo, một mớ quần áo bỏ đi, kim chỉ hoặc keo dán là xong. Đầu tiên bạn...