Cậu bé chỉ có một quả thận, một lá phổi và trái tim lạc chỗ
Như mọi đứa trẻ lên ba, Frankie thích chạy loăng quăng dù trong cơ thể em chỉ có một lá phổi và tiên lượng sống không rõ ràng.
Frankie Shopland là một đứa trẻ đặc biệt: mới 3 tuổi, cậu bé đã phải trải qua hai cuộc phẫu thuật lớn với hơn 800 ngày nằm viện. Trong khoảng 300 ngày khác, bé được điều trị tại nhà riêng 9 tháng.
Bố mẹ của Frankie cho biết, trong lần siêu âm tuần thai thứ 20, bác sĩ phát hiện thấy những khiếm khuyết nội tạng của thai nhi. Họ đề nghị phá thai bởi khả năng đứa trẻ sống sót là rất thấp, tuy nhiên gia đình quyết định giữ đứa trẻ.
“Nếu tim thai vẫn đập khỏe mạnh thì nên cho cháu một cơ hội được sống”, người mẹ Amie nói.
Khoang bụng của bệnh nhi về cơ bản trống rỗng.
Tuần thai thứ 26, Amie bị tiền sản giật. Tuần thứ 29 tình trạng em bé trở nên tồi tệ hơn khiến các bác sĩ buộc phải mổ lấy thai. Frankie chào đời vào tháng 5/2016, chỉ nặng 820 gram, bị dây rốn quấn quanh cổ, không thể ăn uống bình thường, phải thở máy. Ba tháng sau, cậu bé mới được xuất viện.
Video đang HOT
Tháng 11/2016, hai tháng sau khi về nhà, Amie nhận thấy con trai có dấu hiệu da tái xám nên đưa trở lại tới bệnh viện St Thomas Muff điều trị. Các bác sĩ phát hiện bé bị viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Cậu bé không những chỉ có một lá phổi, mà khí quản cũng bị hẹp.
Bé Frankie mang ống thở, cùng cha mẹ.
Frankie đã trải qua hai cuộc phẫu thuật lớn để cấy ghép y cụ nhựa vào cơ thể, một “lá phổi” để chống đỡ phổi thực của em; một giá đỡ hỗ trợ khí quản hẹp. Lần xuất viện gần nhất của Frankie là tháng 5/2019. Do phụ thuộc vào ống trợ thở quá lâu, cậu bé không thể nói hoặc uống nước một cách bình thường.
Các bác sĩ vẫn đang tìm hiểu vì sao Frankie lại rơi vào tình trạng chỉ có một bên nội tạng và tim đi lạc như vậy. Bệnh này quá hiếm gặp, nên họ chưa dám đưa ra tiên lượng gì về sức khỏe của Frankie.
Thúy Quỳnh
Theo The Sun/VNE
Con bị đau bụng không rõ nguyên nhân thì đây chính là điều cha mẹ nên làm luôn và ngay
Trẻ bị đau bụng là vấn đề khá phổ biến nhưng mẹ phải biết cách tìm đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu không nắm rõ, mẹ dễ khiến tình trạng của trẻ nặng hơn hoặc gây nhiều biến chứng lâu dài.
Trẻ bị đau bụng có thể do những nguyên nhân nào?
Trước tiên, tình trạng đau bụng ở trẻ nhỏ có thể do các chứng viêm ở cơ quan trong khoang bụng gây ra, chẳng hạn như viêm dạ dày cấp tính, viêm ruột, viêm tuyến tụy v.v... Những bệnh trạng này thông thường đều sẽ khiến trẻ có cảm giác đau bụng. Ở một số trẻ khác còn có thể kèm theo triệu chứng khó thở, buồn nôn thậm chí là nôn mửa. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị sốt như một tín hiệu từ cơ thể cảnh báo các cơ quan ở khoang bụng đang gặp vấn đề.
Trẻ bị đau bụng còn có thể do sỏi đường tiết niệu, thậm chí là vấn đề kết sỏi ở gan. Không những vậy, nếu trẻ bị nhiễm giun đũa ở gan cũng sẽ có hiện tượng đau bụng. Chính vì vậy, tuy đau bụng ở trẻ là triệu chứng thường gặp nhưng mẹ không nên chủ quan. Chỉ khi tìm đúng nguyên nhân gây đau thì mới có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.
Ảnh minh họa
Tình trạng tiêu hóa không tốt cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến đau bụng thường xuyên ở trẻ. Đặc biệt khi mẹ cho trẻ ăn thức ăn khó tiêu sẽ gây gánh nặng và trở ngại cho chức năng dạ dày, đường ruột. Lúc này, trẻ dễ bị chướng khí kèm đau bụng, dần dần sẽ mất cảm giác thèm ăn. Nếu không kịp thời điều chỉnh cơ cấu thực đơn hằng ngày, trẻ sẽ có xu hướng chán ăn, tiêu hóa kém, hấp thu chậm và suy dinh dưỡng.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị đau bụng?
Dù là hiện tượng phổ biến nhưng sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, đồng thời nguyên nhân gây đau bụng cũng rất nhiều nên tốt nhất là mẹ sớm đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám. Tuy vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ bị đau bụng hay bất cứ vấn đề sức khỏe nào, mẹ cũng cần chú ý cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, không để trẻ chơi đùa hay hoạt động quá mệt.
Nếu vì lý do khách quan mà bạn chưa cho trẻ đến bệnh viện được thì có thể tạm thời massage để giúp trẻ giảm bớt cơn đau. Biện pháp này sẽ đặc biệt hiệu quả hơn nếu trẻ bị đau bụng do tiêu hóa không tốt. Thao tác massage nhẹ nhàng vùng bụng có thể thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu. Từ đó giảm nhẹ cảm giác đau bụng ở trẻ.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, dù là lý do gì thì khi trẻ bị đau bụng, mẹ nên chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ và mỗi bữa ăn không nên cho trẻ ăn quá no để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Tóm lại, khi trẻ bị đau bụng thì bố mẹ vẫn nên bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Bạn không nên cuống cuồng và tỏ ra lo lắng quá mức vì sẽ khiến trẻ càng sợ hãi, cảm giác đau càng nghiêm trọng hơn. Hãy cố gắng giữ ấm phần bụng cho trẻ, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện và tuyệt đối lúc này không cho trẻ ăn hay uống đồ lạnh.
Nguồn: Baby
Đến viện sinh, sản phụ bất ngờ chết trên bàn mổ Sản phụ tử vong tại bệnh viện, người nhà bức xúc cho rằng do bác sĩ chủ quan, không mổ đẻ sớm mà để sản phụ chờ sinh quá lâu nên mất sức, dẫn tới tử vong. Chị Dương Thị Sen, chị dâu của sản phụ Nguyễn Thị Huê (SN 1983, trú xã Thạch Tân, TP Hà Tĩnh) cho biết, khoảng 8h sáng...