Cậu bé chỉ có 1% cơ hội sống, giờ ‘phát triển như cỏ dại’
Cặp vợ chồng ở Indiana (Mỹ) đang cảm ơn đời vì đã mang đến cho họ một điều kỳ diệu: cậu con trai nhỏ bé vẫn còn sống với họ sau khi các bác sĩ cho biết cơ hội cậu bé sống rất thấp, chỉ 1%.
Cậu bé Rowan lúc mới sinh, nhỏ như bàn tay và nặng chỉ hơn 0,45kg. – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL
Họ đã được các bác sĩ kêu chuẩn bị đám tang cho cậu bé. Cậu bé Rowan được sinh ra trước ngày dự sinh khoảng 3 tháng, theo Fox News.
Vào ngày 11.4.2018, cậu bé chào đời và mắc phải viêm ruột hoại tử. Đây là một bệnh lý đường tiêu hóa nặng.
Jessica Novac, mẹ cậu bé Rowan, nói với Fox News con trai bé nhỏ thật là “một anh hùng” sau khi dũng cảm vượt qua tất cả những gì đã xảy ra.
“Sinh ra không có ruột non, con trai có thể không bao giờ ăn được. Con trai bé bỏng sẽ không bao giờ lớn nổi. Con trai Rowan còn quá nhỏ đến nỗi không thể được phẫu thuật cấy ghép ruột. Đó chính là một án tử cho con trai”, ba cậu bé – Breyts – cho biết thêm.
Chính vì sợ cậu bé không thể sống lâu được với họ nên cả hai vợ chồng đã cố gắng dành hết thời gian của họ cho con trai và luôn miệng xin lỗi cũng như khóc thương tiếc cho con trai.
Tuy nhiên, thay vì tình hình sức khỏe ngày càng tệ thì bé Rowan càng ngày càng khỏe mạnh. Họ chứng kiến cuộc chiến của con trai mỗi ngày.
Cậu bé đã không từ bỏ cơ hội nào để được tiếp sống với ba mẹ. Vì vậy, họ liên hệ Bệnh viện Nhi Riley để xem xét tình trạng của cậu bé và thậm chí hỏi xem liệu cậu bé thích hợp để phẫu thuật ghép ruột chưa.
Bốn ngày sau đó, cậu bé được thực hiện phẫu thuật. Sau đó, cậu bé được đưa vào phòng hồi sức sơ sinh và 7 tháng sau, cậu bé có thể xuất viện trở về nhà.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ba mẹ cậu bé vẫn phải làm thêm nhiều thứ để chăm sóc thêm cho cậu bé tại nhà và quay lại bệnh viện để kiểm tra định kỳ.
Họ cám ơn rất nhiều người đã hỗ trợ vật chất và tinh thần để giúp họ vượt qua. Nhiều người đã quyên tặng tiền để giúp chi trả chi phí bệnh viện cho bé Rowan.
Lúc sinh, cậu bé chỉ nặng hơn 0,45 kg và bằng một bàn tay. Tuy nhiên, đến hôm nay, cậu bé đã nặng hơn 6,5 kg. Cậu bé “phát triển như cỏ dại”.
Theo thanhnien
Cô gái tỉnh dậy sau 20 năm hôn mê tiết lộ 'vẫn nhận biết xung quanh'
Sarah Scantlin, Mỹ, nói rằng trong suốt 20 năm hôn mê, cô vẫn nghe và cảm nhận được tất cả những sự việc diễn ra xung quanh.
Ngày 21/9/1984, cô gái trẻ Sarah Scantlin gặp tai nạn giao thông và hôn mê khi chưa tròn 18 tuổi.
Theo THN, đêm hôm đó Sarah và các bạn đến một quán bar để vui chơi. Lúc qua đường, một tài xế say xỉn phóng xe rất nhanh và đâm vào Sarah. Cô bị hất tung lên trời, lăn qua nóc xe rơi xuống mặt đường và tiếp tục bị một chiếc xe khác cán qua đầu.
Jim và Betsy Scantlin, cha mẹ cô gái nhận được tin báo dường như là điều kinh khủng nhất mà bất cứ phụ huynh nào cũng không muốn nghĩ đến. Jim vẫn nhớ cảm giác đáng sợ khi vợ đánh thức ông dậy và run rẩy nói trong nước mắt: "Chúng ta phải đến bệnh viện ngay, chuyện khủng khiếp đã xảy ra với Sarah".
Dù được bác sĩ thông báo phải chuẩn bị tâm lý nhưng hai vợ chồng đã gục ngã khi nhìn cô con gái toàn thân dập nát. "Chuyện gì đã xảy ra? Tình hình tệ đến mức nào? Con bé có tỉnh lại được không?", Betsy đau đớn hỏi.
Nẹp sắt cắm vào đầu, toàn thân Sarah bầm dập vết thương. Ảnh: BT
Bác sĩ cho biết mặc dù Sarah có thể giữ được mạng sống nhưng bộ não đã tổn hại nghiêm trọng và không thể chữa được. Điều duy nhất Sarah có thể làm là thở.
5 năm, 10 năm rồi 20 năm trôi qua, cha mẹ Sarah dần mất đi hoàn toàn niềm tin vào một phép màu có thể mang con gái trở lại. Đôi lúc họ phải giả vờ rằng Sarah đã chết để có thể cảm thấy nhẹ lòng hơn.
Tưởng như chẳng còn hy vọng, bỗng một ngày y tá riêng của Sarah gọi điện thông báo với gia đình Scatlin rằng có người muốn nói chuyện với họ.
"Con là Sarah đây", giọng nói quen thuộc của cô con gái vang lên từ đầu bên kia khiến người mẹ không tin vào tai mình.
"Hãy nói với y tá con muốn gì", Betsy nói.
Sarah trả lời to và rõ ràng rằng: "Con muốn trang điểm".
Jim nhìn Betsy khóc nấc bên điện thoại và không tin những gì đang xảy ra. Ông vội vàng cầm lấy điện thoại nói chuyện với Sarah sau 20 năm: "Bố đây con".
"Chào bố, con yêu bố". Người cha già nghẹn ngào trước câu nói giản đơn nhưng chân tình của cô con gái.
Cha mẹ Sarah nhanh chóng đến bệnh viện để đoàn tụ với con gái. Ảnh: BT
Bác sĩ đánh giá quá trình hồi phục của Sarah tiến triển chậm nhưng vẫn có thể giao tiếp tỉnh táo. Sau 20 năm hôn mê, cô gái đã tỉnh lại như một điều kỳ diệu. Và kinh ngạc hơn khi Sarah tiết lộ rằng cô vẫn nghe và cảm nhận được tất cả những sự việc diễn ra xung quanh trong suốt quãng thời gian ấy.
"Sarah, 9/11 là ngày gì?", Jim hỏi.
"Tệ lắm. Lửa... máy bay... tòa nhà cao tầng... người bị thương...", Sarah nói.
Khi Jim nhắc đến thành phố Oklahoma, Sarah nói: "Trẻ em... đám cháy... lửa".
Sarah trả lời được tất cả những sự việc xảy ra trong suốt 20 năm hôn mê. Ảnh: BT
Jennifer Trammell, y tá chăm sóc cho Sarah cho biết không cảm thấy bất ngờ khi bệnh nhân có khả năng nhận thức trong lúc đang hôn mê. "Tôi từng bắt gặp đôi mắt của Sarah di chuyển như dõi theo khi tôi làm việc quanh phòng và nói chuyện với cô", Trammell nói.
Khoảng 14 năm sau khi hôn mê, Sarah đã la hét khi mọi người rời phòng. Lúc đó, họ nghĩ rằng chỉ là sự phản xạ vô tình. Bây giờ nghĩ lại, họ tự hỏi phải chăng Sarah đã cố gắng thu hút sự chú ý của mọi người?
Các bác sĩ trên khắp thế giới khi chứng kiến Sarah tỉnh dậy đã thay đổi cách nhìn nhận về sự hôn mê và tổn thương não. Dựa theo những gì nghiên cứu, Sarah không thể ý thức được trong quá trình hôn mê, nhưng họ đã sai.
Những năm tiếp theo, Sarah trải qua nhiều ca phẫu thuật và thực hiện liệu pháp vật lý để phục hồi khả năng vận động. Cô luyện tập nói với một huấn luyện viên để giao tiếp tốt hơn với mọi người.
Hai tuần sau ngày sinh nhật thứ 50, Sarah qua đời. Gia đình Scatlin đau lòng nhưng vẫn cảm thấy vô cùng biết ơn vì được sống cùng với Sarah thêm một lần nữa. "Đó là khoảng thời gian vui vẻ hạnh phúc nhất của chúng tôi", Jim chia sẻ.
Theo VNE
Dị tật đường tiêu hóa ở trẻ cần được xử trí sớm Ngày nay, với kỹ thuật siêu âm và chẩn đoán trước sinh, nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện ngay trong thời kỳ bào thai, giúp cho gia đình bệnh nhân chủ động hơn trong việc chuẩn bị điều trị. Ngày nay, với kỹ thuật siêu âm và chẩn đoán trước sinh, nhiều dị tật bẩm sinhđược phát hiện ngay trong thời...