Cậu bé bị mẹ mắng gần 2 tiếng đồng hồ trong quán cafe, khi nghe lý do ai nấy đều tặc lưỡi: Tưởng thương con nhưng hóa ra làm hại con rồi
Cha mẹ nào mà không muốn con mình thành công và hạnh phúc. Nhưng những kỳ vọng mà các bậc phụ huynh đặt lên vai con mình đã vô tình trao cho trẻ những áp lực vô hình.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Câu chuyện được bà mẹ là một dịch giả sách thiếu nhi, đồng thời là cố vấn tâm lý ghi lại trong một quán cafe tại Trung Quốc đang khiến nhiều bậc phụ huynh phải nhìn nhận lại cách dạy con của mình. Chúng tôi xin chia sẻ lại như sau:
Cậu bé bị mẹ mắng gần 2 tiếng đồng hồ
Một buổi chiều tuần trước, tôi mua một ly cà phê và định mở máy tính để viết bản thảo. Gần đây có mấy khóa huấn luyện cho kỳ nghỉ đông nên nhiều người chen chân xuống cửa hàng ở tầng dưới.
Tôi đi vòng quanh và không có chỗ ngồi, vì vậy tôi ngồi xuống quầy bar. Và không mất nhiều thời gian để nghe giọng nói giận dữ của một người phụ nữ vẳng lại.
Cách đó khoảng 5-6m, một người mẹ đang dạy kèm cho con trai mình. Bởi vì giọng nói rất lớn, tôi có thể nghe rõ dù ở xa, và nội dung là một bài giảng tiếng Anh.
Bà mẹ quát mắng khi dạy con học. (Ảnh minh họa)
Trên bàn, sách giáo khoa và vở bài tập được bày ra trên bàn, bà mẹ giận dữ mắng con: “Động từ trong câu của con ở đâu? Nếu con không có động từ thì có phải là một câu không?”.
“Câu hỏi đặc biệt là ở đâu, con có hiểu không? Ở đâu, khi nào, tại sao, cái gì… Đây đều là những từ nghi vấn đặc biệt. Những từ nghi vấn đặc biệt nên đặt ở đâu? Con có biết rằng nó khác với những câu hỏi chung chung không?”.
“Had was là thì quá khứ hoàn thành, có nghĩa là hành động đã xảy ra trong quá khứ. Được dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác và cả hai hành động này đều đã xảy ra trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành, hiểu không?”.
“Bây giờ mẹ nói một câu, con viết đi!” Sau đó người mẹ bắt đầu đọc câu đó bằng tiếng Trung Quốc, mong đợi đứa trẻ dịch câu đó sang tiếng Anh. Cô nhìn đứa trẻ lâu không có động tĩnh liền sốt ruột giục: “Viết đi! Viết đi! Mẹ vừa nói câu đó, con viết như thế nào! Đừng chỉ ngồi nhìn chứ!”.
Cậu bé quả thực đã bị phân tâm. Bé thấy những người xung quanh (bao gồm cả tôi) và thỉnh thoảng nhìn lên mẹ mình. Đôi mắt lang thang của cậu bé bắt gặp ánh nhìn của tôi, rồi nhanh chóng tránh đi một cách ngượng ngùng, và quay trở lại cuốn sách giáo khoa trên bàn. Nhưng rõ ràng, cậu bé không nhìn vào, và cũng không biết viết gì khi cầm bút.
Tôi thở dài trong lòng, có chút khó hiểu. Bây giờ, đứa nhỏ như vậy mà phải học ngữ pháp tiếng Anh một cách trừu tượng. Xét cho cùng, theo chiều cao và ngoại hình, cậu bé chưa chắc đã hơn 8 tuổi.
Theo chiều cao và ngoại hình, cậu bé chưa chắc đã hơn 8 tuổi. (Ảnh minh họa)
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là tôi đã ngồi ở đây gần 2 tiếng đồng hồ, trong suốt thời gian này, mẹ cậu bé đã liên tục dạy kèm tiếng Anh cho con, nhưng vì đứa trẻ luôn mắc lỗi hoặc không trả lời được nên sự la mắng của người mẹ hầu như không dừng lại.
Lúc đầu, cậu bé có thể trả lời câu hỏi của mẹ, sau đó, cậu bé ngừng nói và có vẻ buông xuôi. Người mẹ vỗ tay lên bàn: “Con có nghe thấy mẹ nói không?!”.
Video đang HOT
Mãi đến khi mẹ nhìn đồng hồ và nói: “Hết giờ rồi, sắp đến giờ học rồi, mau thu dọn đồ đạc”. Hai mẹ con mới rời đi.
Tôi nghĩ hai mẹ con tham gia một lớp học nghỉ đông ở gần đây. Mẹ cậu bé không đưa con về nhà giữa hai buổi học mà đến quán cafe để nghỉ ngơi và giành thời gian củng cố lại tiếng Anh.
Nói thật là tôi vẫn rất ngưỡng mộ người mẹ này. Có thể thấy, cô đầu tư cho việc giáo dục là rất lớn, không chỉ đích thân phụ đạo, còn có thể nói ngoại ngữ một cách rành rọt. Tôi nghe nội dung và nghĩ rằng cô ấy là một giáo viên tiếng Anh.
Nhưng vấn đề cũng nằm ở đây:
Cậu bé hình như chưa đến 8 tuổi, nói ngữ pháp trừu tượng, bố mẹ có khó tính đến đâu, hợp lý đến đâu thì đứa trẻ cũng khó có thể hiểu được.
Nếu đứa trẻ không thể hiểu hoặc không nhớ, cha mẹ sẽ tức giận. Cả hai mẹ con họ đang ở nơi công cộng đầy người, đứa trẻ xấu hổ đến mức không tìm được chỗ để trốn. Điều này làm tổn thương lòng tự trọng trong khi kiến thức vẫn chưa được tiếp nhận bao nhiêu.
Nói một cách khách quan, cha mẹ kèm con học quả thực không dễ dàng và điều đó thật đáng thông cảm. Nhưng đây không phải là phòng khách hay phòng làm việc của riêng gia đình. Quán cafe là nơi thư giãn của mọi người, những người xung quanh tôi phát bực vì tiếng ồn ào như vậy (cô gái ngồi cạnh tôi sau đó đã thu dọn đồ đạc và chuyển chỗ ngồi). Dù lý do “học” có chính đáng đến đâu thì đây cũng là cách dạy con không tế nhị.
Những đứa trẻ bị cha mẹ đặt kỳ vọng lên vai mình
Sở dĩ vụ việc này khiến tôi ấn tượng là trong sáu tháng qua, tôi đã tiếp nhận một số trường hợp là thanh thiếu niên trong buổi tư vấn, hầu hết đều liên quan đến áp lực học hành.
Trong đó, ấn tượng nhất là một “học sinh giỏi” đang học ở một trường cấp 2 danh tiếng.
Dấu ngoặc kép không phải để nói rằng em ấy không phải là một học sinh giỏi. Ngược lại, em này học tốt, là thành viên trong lớp tích cực tham gia các hoạt động, dù là cô giáo, phụ huynh hay bạn cùng lớp đều công nhận khả năng của cậu.
Vậy tại sao cậu vẫn đến để được tư vấn? Bởi vì ngay khi trải qua một kỳ thi lớn, điểm của cậu bé không như kỳ vọng. Bình thường khi làm bài trắc nghiệm em không có nhiều câu sai, nhưng đến bài thi chính thức em bị tụt trên 100 điểm.
Đã là lớp sắp tốt nghiệp rồi, nhìn thấy kỳ thi lớn nhất đang từng bước đến gần, phụ huynh không thể không gửi con đến tư vấn. Trên phiếu đăng ký thăm khám, điều đầu tiên phụ huynh bối rối là: “Muốn tìm hiểu xem trẻ có vấn đề gì?”.
Trong phòng tư vấn, đứa trẻ đã khóc mấy lần. Cậu nói, khi nhận được bài kiểm tra, đầu óc mình trở nên trống rỗng.
Tôi nói:
“Cô không nghĩ số điểm trong bài kiểm tra thực sự quan trọng. Một người không nên được định nghĩa bằng điểm số. Ngay cả khi con không thể vào được một trường tốt, con có thể học tốt và có một công việc”.
“Nhưng nếu con trượt kỳ thi, mẹ sẽ thất vọng. Con hy vọng rằng mình sẽ thi tốt, để bố và mẹ có thể tươi cười hãnh diện khi trò chuyện với các phụ huynh khác; cô giáo luôn coi trọng con, và con phải trả ơn. Những học sinh của cô chăm ngoan và tốt nghiệp loại giỏi thì cô mới được tăng lương… “, c ậu bé trả lời.
Các cô bé cậu bé sợ việc học hành không tốt của mình làm tan nát trái tim những người lớn xung quanh. Chúng đặt kỳ vọng của người khác lên vai mình, và chúng đang trên bờ vực sụp đổ.
Trong vài lần trò chuyện, tôi phát hiện ra rằng đây là một đứa trẻ tài năng, biết nhiều về hội họa, piano và thư pháp, đọc hiểu rộng, thậm chí có thể nói về khoa học viễn tưởng.
Tôi khuyến khích cậu bé: “Con có nhiều tài năng quá, kiên trì học hỏi là điều rất tốt. Con còn biết những điều này nữa. Ở tuổi của con là rất hiếm”.
Tôi yêu cầu cậu bé liệt kê một vài ưu điểm của mình, đứa trẻ suy nghĩ rất lâu, nhưng không thể có câu trả lời. Cuối cùng, nó miễn cưỡng trả lời, và ưu điểm đầu tiên theo cậu bé là: “Người khác thường nói rằng con ổn”.
Trong một lần cậu bé vào cùng phụ huynh, tôi hỏi người mẹ: “Trong quá trình lớn lên, ngoài kết quả học tập, chị có bày tỏ sự cảm thông, khen ngợi đối với con không?”. Người mẹ suy nghĩ một hồi rồi lắc đầu: “Rất ít, hầu như không có gì”. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ thường nhân danh “tình yêu” và “vì lợi ích của con”, bày tỏ sự bất bình và trách móc mà hầu như không đặt mình vào vị trí của con và động viên con.
Tôi đã viết nhiều lần trong bài viết trước: Điều thực sự quan trọng là giúp trẻ xây dựng “lòng tự trọng” và “sự tự tin” khi trẻ lớn lên. Nghiên cứu tâm lý đã phát hiện ra rằng phong cách nuôi dạy con cái có liên quan mật thiết đến việc hình thành lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ.
Điều thực sự quan trọng là giúp trẻ xây dựng “lòng tự trọng” và “sự tự tin” khi trẻ lớn lên. (Ảnh minh họa)
Ví dụ, các phương pháp nuôi dạy con có thể giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng lành mạnh hơn, bao gồm: Kiên nhẫn lắng nghe, quan tâm đúng mực một cách lịch sự, công nhận thành tích của trẻ và dạy trẻ thừa nhận hoặc chấp nhận sai lầm hoặc thất bại.
Ngược lại, phương pháp nuôi dạy con cái dễ dẫn đến hình thành một đứa trẻ có lòng tự trọng thấp, bao gồm: Thường xuyên bị chỉ trích nặng nề, trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, bị lạm dụng thể chất, tình dục hoặc tình cảm, hoặc bị chế giễu, và trẻ luôn được coi là “hoàn hảo”.
Nghĩ lại cậu bé kia, người bị chỉ trích nơi công cộng, cảm giác bị sỉ nhục chắc hẳn rất tồi tệ, và nó sẽ ít nhiều làm tổn thương lòng tự trọng của đứa trẻ.
Tôi tin rằng đây chắc chắn không phải là chủ ý của mẹ. Cô ấy có thể dành nhiều thời gian và tâm sức để giúp con làm bài tập về nhà, chắc chắn cô ấy rất yêu con của mình.
Nhưng đây cũng chính là “bài tập về nhà” của mỗi bậc cha mẹ chúng ta – Phải học cách tôn trọng con mình và đừng quá kỳ vọng. “Chỉ cần con lớn lên thành một người bình thường”. Đây là phương châm làm mẹ của tôi.
Người mẹ có con học lớp 3 phải cách ly tại trường: Con khóc rất nhiều nhưng giờ đã vui vẻ, không sợ sệt gì cả
Là một trong số những phụ huynh có con học lớp 3 phải đi cách ly, người mẹ này hiểu và hi vọng "tất cả sẽ cùng đồng lòng chống dịch".
Đêm ngày 30/1, cơ quan chức năng đã tiến hành phong tỏa trường Tiểu học Xuân Phương, nơi con của bệnh nhân đang theo học. Sau đó, 80 giáo viên và học sinh lớp 3E đã được đưa đi cách ly tại trường. Theo dự kiến, cả đoàn sẽ có 2 tuần cách ly tập trung, sau đó là 1 tuần cách ly tại nhà.
Chị Trần Bích Ngọc cũng là một phụ huynh có con đang được đi cách ly tập trung. Trên trang cá nhân, chị đã chia sẻ những dòng trạng thái xúc động khi gia đình biết tin con là F2.
Chị tâm sự: Khi được nghe thông báo 1 phụ huynh trong lớp là F0 thì gia đình đã chuẩn bị tâm lý cách ly. Chị Ngọc cũng đã mua sắm đồ đạc, hướng dẫn con tự bảo vệ bản thân, chia sẻ cho con biết mức độ nguy hiểm của Covid-19 với cộng đồng.
Là một người mẹ, chị không khỏi đau lòng khi biết con sẽ phải xa gia đình dịp Tết này. Tuy nhiên, chị vẫn hiểu tình hình hiện tại và hi vọng "tất cả cùng đồng lòng chống dịch". Chị càng yên tâm phần nào khi biết chồng mình cũng sẽ được đi theo để cách ly cùng con.
Các thầy cô chuẩn bị nơi ở gọn gàng cho người đến cách ly
Trường TH Xuân Phương luôn theo sát tình hình và cập nhật thông tin đến các bậc cha mẹ
Nguyên văn dòng chia sẻ xúc động của chị Trần Bích Ngọc:
Chỉ một tin nhắn thôi cũng đủ làm cho cuộc sống của bạn bị xáo trộn.
Từ tối hôm thứ 6, khi nhận được thông báo từ nhà trường về việc có 1 bạn học sinh trong lớp có bố là F1 - bạn ấy là F2 thì cả nhóm phụ huynh trong lớp đã rất lo lắng. Bản thân mình cũng thế, cả đêm không sao ngủ được.
Sáng thứ 7 nhận được thông báo phụ huynh kia trở thành F0 thì nỗi lo càng lớn. Bạn cùng lớp con thành F1, con thành F2. Không làm được việc gì, không dám rời mắt khỏi cái điện thoại dõi theo tình hình và nhận thông tin chính thức từ nhà trường.
Tất cả phụ huynh trong lớp hồi hộp chờ đợi. Nhưng cũng xác định tư tưởng sẵn sàng rồi các phụ huynh động viên nhau: Thôi không sao, lớp mình trước giờ rất đoàn kết lại có cô chủ nhiệm theo lớp 2 năm nên có phải đi cách ly thì các con vẫn có cô bên cạnh.
Cả bố và mẹ đều động viên con: Đi cách ly không sao cả! Con đi sẽ có các bạn, cô theo con nữa. Rồi cũng nói cho con thêm về mức độ nguy hiểm của con virus đó với cộng đồng.
Con rất vui vẻ, lắng nghe và không sợ sệt gì cả. Bố con bảo: Nếu xin đi cùng được bố sẽ đi cùng con, ăn Tết cùng con.
Bố mẹ cũng chuẩn bị sẵn sàng tâm lý rồi. Bố vui vẻ nấu bữa tối, còn mẹ dọn dẹp nhà cửa. Nhưng thực ra bố mẹ cũng vô cùng lo, cứ nghe thấy tiếng thông báo từ Zalo là lao vào cầm điện thoại và rồi cuối cùng tin nhắn không mong đợi cũng đến: Bạn con trở thành F0, con là F1, kéo theo con số F2 dài. Con và các bạn phải chuẩn bị đồ để đi cách ly ngay trong đêm.
Thực sự lúc đọc tin nhắn, mẹ cũng không mạnh mẽ được, ngồi thụp xuống, chân tay bủn rủn, gọi điện cho bên siêu thị mang ít đồ ăn vặt sang. Gia đình cùng chuẩn bị đồ mang theo trong 21 ngày: Quần áo, khẩu trang, nước rửa tay, đồ ăn vặt và vài quyển truyện bố mới mua con chưa đọc đến.
Chuẩn bị xong cho con, bố mẹ nói chuyện thì con lên giường tầng và khóc rất nhiều. Chắc con sợ vì không có bố mẹ ở bên. Nhưng sau cô Hiệu trưởng lại thông báo có được kèm phụ huynh và cách ly tại trường thì con đã không còn khóc và sợ nữa. Hơn 11h đêm, bạn con, bố con và mẹ bạn đến trường cách ly.
Dịch bệnh ngày càng phức tạp và chúng ta ở thế thụ động: Nay bạn là F2 nhưng có thể ngày mai bạn sẽ là F0. Thế nên hãy luôn bảo vệ bản thân mình, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, ăn uống đầy đủ, khai báo y tế trung thực, nghe thông tin chính thống, tin tưởng vào Chính phủ và luôn lạc quan nhé!
Những hình ảnh bên trong khu cách ly dành cho các em học sinh trường TH Xuân Phương
Bên dưới bài viết đã nhận được rất nhiều bình luận chia sẻ cảm xúc của các bậc phụ huynh lớp 3E và cộng đồng mạng. Hầu hết đều gửi lời động viên đến người mẹ này, đồng thời cảm ơn ý thức tự giác của gia đình chị Ngọc. Nhiều người cũng cho rằng với hành động này, cậu con trai sẽ hiểu và học theo tính tốt từ gia đình.
Phụ huynh Nhâm Đoàn chia sẻ: "Đọc mà rưng rưng nước mắt. May có bố mẹ đi cùng các bé. Mong các con và gia đình luôn mạnh khỏe".
Phụ huynh Thùy Anh cho biết: "Cầu mong tất cả các con bình an. Hãy nghĩ tích cực hơn rằng đây là 1 trải nghiệm của các con, để con lớn lên cũng sống tự giác. Mom làm vậy thì con cái sẽ học tính tốt này đấy. Chúc cả gia đình luôn mạnh khỏe".
Bạn Nhi Nhi bình luận: "Cố gắng lên mom ơi. Ngày trước mẹ em cũng từng đi khu cách ly tận Cà Mau (do bà từ nước ngoài về) nên em hiểu tâm trạng của chị. Nhưng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp lên. Bố mẹ vững vàng cho con trẻ đỡ hoang mang nhé. Các bạn ấy cũng lớp 3 rồi nên sẽ tự lập và hiểu chuyện ở trường. Lại có bố mẹ và cô giáo kèm nữa nên không sao đâu" .
Nguồn: Trần Bích Ngọc
Những bức thư nghẹn ngào trước ngày họp phụ huynh: Cha mẹ đâu phải lúc nào cũng đúng, làm ơn đừng áp đặt nữa! Mỗi lá thư là một câu chuyện chất chứa những tâm tư của những đứa trẻ mới lớn với hàng tá áp lực đến từ chuyện học hành, thi cử. Cứ tưởng là trẻ con chỉ việc lặp đi lặp lại vòng tròn ăn, ngủ rồi đi học liệu có gì mà phải gọi là áp lực. Ấy thế mà cha mẹ lại...