Cậu bé bị cánh quạt công nghiệp chém vào mặt, phải đi 3 bệnh viện
‘Hai vợ chồng đang làm thì nghe mọi người hô lên: Giang ơi, con mày bị gì kìa. Mình chạy ra thì thấy con té nằm dưới đất, đã bị cây quạt ngã xuống, cánh quạt chém qua mặt’, anh Lê Văn Giang bàng hoàng kể lại.
Bệnh nhi đã phục hồi – NGUYÊN MI
Chiều 28.8, bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhi T.V.H (6 tuổi, ngụ Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) trong tình trạng khuôn mặt sưng to, có nhiều vết khâu dài trên mặt do bị cánh quạt công nghiệp chém.
“Hai vợ chồng đang làm thì nghe mọi người hô lên: Giang ơi, con mày bị gì kìa. Mình chạy ra thì thấy con té nằm dưới đất, đã bị cây quạt ngã xuống, cánh quạt chém qua mặt”, anh Lê Văn Giang bàng hoàng kể lại.
Đó là cây quạt công nghiệp (đường kính khoảng 80 cm) dùng để quạt khô gạch. Cánh quạt lại không có lồng bảo vệ bên ngoài.
“Lúc đó, máu trên mặt bé cứ phun lênh láng. Ảnh (ba của bé – PV) sợ quá té xỉu luôn. Còn tui ôm con, nhờ thằng em trong xưởng chở đi cấp cứu. Một tay bế con, một tay níu áo nó. Cũng muốn ngất xỉu nhưng nghĩ phải tỉnh để cứu con”, mẹ của bé chia sẻ.
Mẹ của bé kể thêm, nghỉ hè, cháu chưa đi học lại nên hai vợ chồng phải dắt theo con đến chỗ làm là lò gạch. Lúc đó cháu chạy chơi với một bạn khác và vấp phải sợi dây điện của cây quạt, làm cây quạt ngã xuống nên tai nạn xảy ra.
May là, khi vấp dây điện, phích cắm cây quạt rơi ra nên cánh quạt mới từ từ dừng lại, chứ không, hậu quả chắc nặng nề hơn.
Bệnh nhi được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), rồi chuyển tiếp lên bệnh viện của tỉnh. Qua hai bệnh viện này, bệnh nhi được khâu vết thương.
Tuy nhiên, sau một tuần nằm viện, thể trạng bệnh nhi yếu hơn và khuôn mặt sưng to, vết khâu không lành. Vì vậy, bệnh nhi được chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).
Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, Phó trưởng khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1, đánh giá: Khi nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1, vết thương của bé đã được khâu trước đó chỉ mang tính chất cầm máu. Bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng, ứ dịch trên mặt. Vết khâu cũng không đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt bé sau khi lành.
“Đánh giá vết thương không ổn, các bác sĩ đã quyết định cắt một miếng chỉ nhỏ trên vết thương thì toàn bộ đường may bung ra. Máu và dịch ứ đọng cũng ào ào chảy ra (khoảng hơn 30cc)”, bác sĩ Hằng cho biết.
Qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy, vết chém của cánh quạt vào mặt bên phải của bé cắt toàn bộ mô mềm, sâu đến tận xương hàm, làm tổn thương một phần xương hàm. Rất may là không đứt động mạch cảnh (là động mạch chính ở cổ – PV).
Vì vậy, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đã mở lại vết thương, sát trùng, dẫn lưu dịch máu mũ nhiễm trùng ra ngoài và khâu lại vết thương cho bệnh nhân.
Các bác sĩ đã dùng 6 sợi chỉ (mỗi sợi dài 75 cm) để khâu vết thương cho bé, cố gắng khâu thẩm mỹ lại cho khuôn mặt bé.
Hiện tại tình trạng của bé đã ổn định.
Theo bác sĩ Đẩu, vết thương trên dù đã được xử lý lại tốt hơn nhưng di chứng vẫn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhi. Vết cắt của cánh quạt có thể làm đứt dây thần kinh ở mặt, khiến bệnh nhi cười méo; đứt tuyến nước bọt gây chảy nước bọt liên tục.
Ngoài ra, theo bác sĩ Hằng, bệnh nhi không được chích ngừa uốn ván khi cấp cứu ban đầu nên có nguy cơ bệnh này. Bác sĩ Hằng khuyến cáo, trường hợp bệnh nhân bị các tai nạn tương tự, đơn vị xử lý ban đầu cần chích ngừa uốn ván cho bệnh nhân (trong vòng 24 giờ).
Qua đó, các bác sĩ khuyến cáo, trẻ em rất hiếu động, quý phụ huynh cần trông nom cẩn thận, đặc biệt, đưa trẻ đến chỗ làm (công xưởng, nơi lao động sản xuất) rất nguy hiểm, dễ gặp tai nạn.
Theo thanhnien.vn
Phòng khám tư chẩn đoán nhầm viêm màng não là sốt siêu vi, bé gái 6 tháng tuổi rơi vào nguy kịch
Chẩn đoán nhiễm siêu vi khiến bé được điều trị theo hướng này suốt nhiều ngày. Mãi đến khi người mẹ thấy thóp đầu con căng phồng, sưng to mới đưa đi bệnh viện khám thì tá hỏa khi biết con đã bị viêm màng não mủ nặng.
Ngày 28/6, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, bé T.A.K (6 tháng tuổi, ngụ tại Đức Hòa, Long An) đã may mắn được chữa khỏi bệnh viêm màng não mủ dù phát hiện muộn.
Theo lời người mẹ, trước đó con chị bị sốt, ho, phát ban toàn thân. Chị đưa con đến phòng khám tư điều trị và được bác sĩ tại đây chẩn đoán bị nhiễm siêu vi, điều trị thuốc 3 ngày bé cắt sốt. Nhưng triệu chứng sốt lại tái diễn 2 hôm sau, phát ban toàn thân nhiều. Tiếp tục điều trị tư đến ngày 10 chị thấy thóp trên đỉnh đầu bé căng phồng, đầu sưng to ra, chị lo lắng nên đưa bé đến BV Nhi đồng Thành phố khám.
Bệnh nhi K. nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, đừ người, thóp căng phồng, đầu sưng to đỏ da, khám triệu chứng màng não không xác định được bệnh cảnh rõ ràng.
Bé T.A.K.
Siêu âm và chụp CT đánh giá ban đầu bé có tụ mủ dưới màng cứng 2 bán cầu, theo dõi viêm màng não mủ biến chứng tụ mủ dưới màng cứng. Các bác sĩ hội chẩn ekip Ngoại thần kinh quyết định mổ khẩn tháo rửa và dẫn lưu mủ 2 bên bán cầu cho bé.
Sau phẫu thuật ổn định, các bác sĩ khoa Hồi Sức Tích Cực đã tiến hành chọc dịch màng não tủy. Kết quả dịch não tủy của trẻ đã như nước dừa non, protein tăng cao 3-4 lần, ở trẻ bình thường, bạch cầu lấp đầy dịch não tuỷ...
Bé được sử dụng kháng sinh đặc biệt có thể thấm vào màng não với liều cao hơn so với bình thường, truyền tĩnh mạch dài ngày.
Không phát hiện viêm màng não mủ ngay từ đầu khiến tình trạng bé rất nặng.
Sau gần một tuần điều trị, bệnh nhi không còn sốt, dẫn lưu mủ vết mổ ổn định không ra thêm, bé nhận biết cha mẹ, tay chân hoạt bát. Hiện bé được rút ống dẫn lưu, cai máy thở, tiếp tục chuyển khoa Nhiễm điều trị và theo dõi.
Các bác sĩ cho biết trong quá trình điều trị, bé nhiều lần đối mặt nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng nặng, huyết động không ổn định.
Xác định đây là ca bệnh phát hiện muộn, tỷ lệ di chứng rất cao nhưng bằng mọi cách các bác sĩ cố gắng điều trị tích cực. May mắn là bé hợp thuốc và ca phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ được thực hiện kịp thời nên sau quá trình điều trị, bé qua cơn nguy kịch.
Chị N., mẹ bé xúc động cho biết suốt thời gian bé nằm viện, lúc đầu vợ chồng chị lo lắng khi biết con bị viêm màng não phát hiện quá muộn nhưng nhờ có sự động viên của các bác sĩ nên gia đình cố gắng tin tưởng bác sĩ cùng điều trị cho bé.
Người mẹ xúc động khi con đã dần khỏe lại.
Các bác sĩ cho biết, thời điểm nắng nóng hay lúc chuyển mùa như hiện nay dễ khiến trẻ mắc viêm màng não. Đây là bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân hoặc chậm phát triển tâm thần vận động,...
Đáng chú ý là việc cha mẹ đưa con đi khám muộn, cộng thêm tình trạng sử dụng kháng sinh vô tội vạ khiến bệnh tình ngày một phức tạp hơn.
"Có đến 80-90% trẻ nhập viện đã bị cha mẹ tự ý cho dùng kháng sinh. Đây là điều không thể chấp nhận được, gây nguy hiểm cho trẻ vô cùng, và là nguyên nhân khiến tình trạng kháng thuốc ngày một trầm trọng. Không những thế, biểu hiện ban đầu của bệnh vì thế cũng bị che khuất đi hoặc có thêm những triệu chứng phức tạp khó nhận biết, gây khó khăn cho điều trị, dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác" - bác sĩ phân tích.
Các bác sĩ lưu ý ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần để ý các dấu hiệu sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi... Biểu hiện này rất khó phân biệt với bệnh lý khác, do đó cần theo dõi sát sao và cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không được thầy thuốc chỉ định.
Để phòng bệnh viêm màng não cho trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
- Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
- Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.
- Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Helino
Lắng nghe chuyên gia tư vấn cách chăm sóc răng cho trẻ theo từng độ tuổi Ngay từ nhỏ, các bé đã được bố mẹ tập cho thói quen đánh răng, súc miệng để giữ cho răng luôn chắc khỏe. Tuy nhiên, rất ít bố mẹ hiểu đúng quá trình phát triển răng, sở thích của trẻ để có những lựa chọn, hướng dẫn phù hợp giúp bé yêu thích việc đánh răng. Theo chia sẻ của Tiến sĩ,...