Cậu bé 6 tuổi tử vong sau khi ăn miếng bánh mì, bác sĩ chỉ phương pháp sơ cứu khi trẻ hóc dị vật ai cũng nên biết
Một cậu bé 6 tuổi đã ăn một miếng bánh mì được bán từ một nhân viên bán hàng, không lâu sau cậu bé bị ngạt thở và cuối cùng tử vong.
Theo báo cáo, 8h tối ngày 14/ 8, tại một cửa hàng ở tầng 1 Wanda Plaza (Hàng Châu, Trung Quốc). Một người cô dẫn các cháu trong đó có Tiểu Mạch (6 tuổi) đến đây để vui chơi, mua sắm. Lúc xảy ra sự việc, người cô của Tiểu Mạch đang chọn quần áo và Tiểu Mạch cùng 2 đứa trẻ khác đang chơi trong cửa hàng.
Người cô của Tiểu Mạch nói rằng đã nhìn thấy nhân viên bán hàng cho cháu trai ăn một miếng bánh, và Tiểu Mạch ăn xong bánh mì rất nhanh.
Tiểu Hoàng, một nhân viên bán hàng khác cho biết: “Bởi vì cậu bé nói muốn ăn bánh mì, đồng nghiệp của chúng tôi cũng tốt bụng, cho cậu bé một miếng. Miếng bánh mì khá to, nhưng cậu bé cho cả miếng bánh mì vào trong miệng và ăn”.
Người cô của Tiểu Mạch nói rằng đã nhìn thấy nhân viên bán hàng cho cháu trai ăn một miếng bánh, và Tiểu Mạch ăn xong bánh mì rất nhanh.
Sau khi đứa trẻ ăn bánh mì, đột nhiên mặt biến sắc, giống như muốn nôn, tay của cậu bé khua múa, đại khái là rất khó chịu, không khiến mọi người động vào. Cô của đưa trẻ nói: “Chưa đầy một phút, Tiểu Mạch ngã xuống đất, đại tiểu tiện không tự chủ, đồng thời còn chảy máu mũi”.
Những người có mặt tại hiện trường đã hoảng sợ và nhanh chóng gọi xe cấp cứu. Cô của đứa trẻ cũng đang hồi sức tim phổi cho Tiểu Mạch theo lệnh từ xa của bác sĩ qua điện thoại nhưng không có tác dụng. Khoảng 20 phút sau, xe cấp cứu đến hiện trường, vừa sơ cứu vừa đưa đứa trẻ đến bệnh viện, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được mạng sống của Tiểu Mạch.
Theo phía bệnh viện, khi đứa trẻ được gửi đi, nhịp tim đã biến mất, bác sĩ đã đặt nội khí quản ngay lập tức. Trong quá trình đặt nội khí quản, thông qua một ống soi thanh quản thấy rằng có một miếng thức ăn bị kẹt bên trên khí quản. Chẩn đoán ban đầu có thể là thức ăn bị chặn lỗ khí quản gây nghẹt thở, và tử vong.
Nắm vững kỹ năng này có thể cứu những người xung quanh bạn
Thao bác sĩ Trần Kiếm Bình, Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương cho biết: Hiện nay có rất nhiều ca hóc dị vật, chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Thời gian tốt nhất để cứu một người bị hóc dị vật là trong vòng 5 phút. Nếu cấp cứu không kịp thời, nghiêm trọng sẽ dẫn đến ngạt thở và tử trong thời gian rất ngắn.
Cách hiệu quả nhất để lấy dị vật đường thở là phương pháp “Sơ cứu Heimich”. Đây cũng là phương pháp giải cứu thành công cao nhất.
Có 4 cách để thực hiện nghiệm pháp Heimlich, tùy thuộc vào tuổi tác và nhu cầu cấp cứu của người bị nghẹt thở. Cơ chế cơ bản với mỗi cách tiếp cận là như nhau: sử dụng lực tại cơ hoành để buộc dị vật tống xuất ra khỏi cổ họng.
1. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
- Đặt bé nằm trên cẳng tay, đảm bảo đầu bé thấp hơn ngực.
- Đặt cẳng tay trên đùi, hỗ trợ đầu của em bé bằng cẳng tay.
- Đảm bảo rằng miệng và mũi em bé không bị che lấp.
- Sử dụng cạnh lòng bàn tay kia đánh vào lưng của em bé giữa hai vai bốn lần. Lặp lại cho đến khi dị vật xuất hiện.
2. Người lớn hoặc trẻ bị bất tỉnh không có ý thức
- Đặt người bị nghẹt thở trên một mặt phẳng cứng
- Ngồi trên đùi người bị nạn, mặt hướng về phía họ
- Đặt tay này lên tay kia, và sau đó đặt cạnh lòng bàn tay lên cơ hoành của họ, ngay dưới xương sườn và phía trên rốn.
- Đẩy tay theo hướng đẩy vào và lên trên, tay này tựa vào tay kia.
- Tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra.
3. Người lớn hoặc trẻ em có ý thức
- Đứng đằng sau người đang nghẹt thở, cánh tay quấn quanh eo của họ.
- Nắm một tay lại. Sau đó đặt vị trí của ngón tay cái vào dạ dày của nạn nhân, bên dưới xương sườn và phía trên rốn. Tại đây bạn có thể cảm nhận thấy cơ hoành.
- Đặt bàn tay kia lên nắm tay và đẩy vào cơ này với một lực mạnh, vào trong và hướng lên trên.
- Tiếp tục đẩy cho đến khi dị vật được tống ra.
4. Thực hiện biện pháp Heimlich lên chính bản thân bạn
Nếu bạn bị nghẹt thở do dị vật trong khi chỉ có một mình, hoặc không có ai để giúp đỡ, hãy làm như sau:
- Nắm một tay lại, và với ngón tay cái hướng vào trong, đặt tại vị trí cơ hoành – dưới xương sườn và phía trên rốn.
- Đẩy theo hướng đi vào và lên trên cho đến khi dị vật bị trục xuất.
- Nếu không thể làm được nghiệm pháp này hoặc không hiệu quả trên một vật thể rắn, như trên bàn hoặc ghế. Đặt tay cạnh bờ cơ hoành để đẩy vào và lên trên. Di chuyển trước sau để tạo ra lực đẩy.
- Lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra ngoài.
Theo afamily
Những ca hóc thạch kinh hoàng: Lời cảnh tỉnh đến các bậc làm cha mẹ khi cho con ăn
Món ăn được trẻ đặc biệt yêu thích này cũng ẩn chứa những nguy cơ đáng sợ như bị hóc, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời, đúng cách.
Nhiều trẻ bị hóc thạch đến nỗi mất mạng, phụ huynh không được chủ quan
Vào mùa hè, nhất là những ngày nắng nóng đỉnh điểm, thạch luôn là món ăn mát lành, giải nhiệt với những sắc màu bắt mắt khác nhau khiến trẻ nhỏ vô cùng thích thú. Tuy nhiên, món ăn được trẻ đặc biệt yêu thích này cũng ẩn chứa những nguy cơ đáng sợ như bị hóc, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời, đúng cách.
Mới vào tháng 2 năm nay, thông tin bé trai 1 tuổi bị tử vong vì hóc thạch rau câu khiến mọi người không khỏi rúng động. Trước đó, bé N.H.Đ (Nghệ An) ăn thạch rau câu thì bị hóc, sau đó nhanh chóng tử vong.
Vào năm 2018, cả nước được một phen chấn động khi xảy ra liên tiếp những vụ trẻ tử vong hóc thạch. Cuối tháng 12 năm 2018, Khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận một bé trai 11 tháng tuổi (Cửa Lò, Nghệ An) bị hóc thạch rau câu. Theo người nhà bệnh nhi, bé đang ăn thạch thì bị sặc và tím tái toàn thân. Người nhà lập tức đưa đến bệnh viện tình trạng hôn mê sâu, ngừng tim, ngừng thở phải hồi sức tim phổi nhưng đồng tử 2 bên đã giãn, không còn phản xạ thần kinh.
Trẻ bị hóc thạch cũng như hóc dị vật nói chung chỉ có thời gian sơ cứu vàng 5-10 phút ngay sau khi bị hóc.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), trẻ bị hóc thạch cũng như hóc dị vật nói chung chỉ có thời gian sơ cứu vàng 5-10 phút ngay sau khi bị hóc. Qua thời gian này, trẻ dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm. Do đó, khi thấy con bị hóc dị vật cần đảm bảo sơ cứu đúng cách, kịp thời.
Một ca cấp cứu trẻ bị hóc thạch được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Chuyên gia hướng dẫn sơ cứu hóc dị vật bằng thủ thuật Heimlich
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi bị hóc dị vật, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich. Đây là mẹo hay chữa bệnh mà bất cứ ai cũng nên dắt túi, đồng thời cũng là kỹ năng sống, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Để sơ cứu khi bị hóc dị vật cho trẻ, bạn cần nắm rõ những bước sơ cứu theo video hướng dẫn dưới đây:
Bác sĩ nhi hướng dẫn tường tận các bước sơ cứu hóc dị vật cho trẻ.
Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực:
- Ngay lập tức phải quay em bé lại và đặt nằm sấp trên tay, nếu bé nặng có thể một tay đỡ cổ còn phần dưới đặt lên chân mình cho đỡ nặng. Lưu ý để đầu bé chúc xuống nhưng cổ thẳng.
- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 - 7 cái vào lưng bé - chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
- Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào vùng thượng vị (chỗ giữa ngực, trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.
- Nếu thấy cháo, sữa, canh... chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.
- Nếu dị vật chưa ra hẳn, ta quay bé lại và dùng tay moi dị vật ra.
Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich)
- Cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang người bé sao cho lưng bé áp sát vào bụng mình, để tay dưới xương ức trẻ, dùng sức mạnh xốc bé lên 5 cái. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.
- Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé vào viện ngay.
Lưu ý: Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.
Theo afamily
Em bé nuốt phải một thứ, đến lúc bác sĩ gắp ra ai nhìn thấy cũng rùng mình kinh sợ Chắc hẳn mọi cha mẹ đều rất bất ngờ khi biết được một chiếc nắp chai nhỏ thôi lại có thể gây nguy hiểm đến vậy. Trẻ con vốn dĩ thường rất hiếu động, nghịch ngợm và không nhận thức được nguy hiểm. Chúng có thể nhặt bất cứ thứ gì và cho mồm mà không cần quan sát xem đấy là gì,...