Cậu bé 5 tuổi ở Hà Nội gây “chấn động” khi chia sẻ chuyện học thêm trên VTV, bố cũng “đứng hình”
Cậu bé Minh Khôi đã có những chia sẻ thật thà về chuyện học thêm.
Mới đây, một cậu bé có tên Minh Khôi xuất hiện trong chương trình Chuyện Đáng Nói cùng bố. Dù chỉ 5 tuổi, nhưng lịch học thêm của Minh Khôi từ môn chính khóa tới ngoại khóa đã kín gần như cả tuần.
Khi được MC hỏi các môn học thêm, cậu bé kể: Tiếng Anh, Toán, đàn, bơi… Anh Thái Hoà, bố Minh Khôi cho biết, 1 tuần con học 2 buổi Piano, 2 buổi Toán, tiếng Việt gia sư, 2 buổi bơi, tổng 6 buổi/tuần. Đây là lịch học 1 năm nay của con.
Minh Khôi (5 tuổi) xuất hiện trong chương trình của VTV cùng bố, chia sẻ về chuyện học thêm thu hút sự chú ý.
Khi bố hỏi có thích học không, cậu bé Minh Khôi trả lời thẳng thắn: “Không”. Cậu bé còn chia sẻ học Toán thấy mệt, học bơi cũng mệt, nhưng học đàn thì vui. Minh Khôi cũng không thích học cả tuần như vậy vì rất mệt.
“Bất đắc dĩ” bố mới cho con đi học thêm
Ông bố này cho biết, đôi lúc anh cũng thấy tuổi thơ của con bị liên quan đến chuyện học nhiều quá. Nhưng nếu không cho con học thì anh cũng không biết làm thế nào, bởi các bạn đã học hết, nếu con mình không theo thì sẽ bị tụt lại phía sau. Khi nào lên cấp 1, vào trường tốt thì bố sẽ “bù” sau.
Ông bố tiết lộ, anh còn có dự định chủ nhật cho con học lớp MC, người mẫu, nhưng sau đó, anh đã quyết định giảm bớt vì sợ con không “tải” nổi.
“Thời đi học, mình đuối hơn so với các bạn ở lớp chọn rồi dần dần thành học sinh cá biệt, chơi bời lêu lỏng. Đến đời của con mình cũng lo khi vào một lớp học tốt, không theo được các bạn thì con cũng sẽ như bố ngày xưa. Vậy nên, mình luôn cố gắng làm sao để con học tốt nhất, không bị tụt lại”, anh nói.
Video đang HOT
Ở giai đoạn con sắp vào lớp 1, anh Thái Hoà cho rằng, anh nghe nhiều bố mẹ đi trước “doạ” nếu không cho con đi học tiền tiểu học thì lên tiểu học sẽ không biết một chữ nào cả, dễ thành “đứa trẻ hư”.
Lựa chọn để bé Minh Khôi 5 tuổi học thêm từ sớm, nhiều lần vợ chồng anh Thái Hòa đã bất hòa, bật khóc… Tất cả cũng chỉ vì mong con không thua thiệt trước bạn bè.
“Giai đoạn 4 đến 5 tuổi là lứa tuổi con phải được chơi. Nhiều lần con nói là con ước nhà mình được đi du lịch như ngày xưa, nhưng bây giờ không làm được như lúc trước nữa”, ông bố này nói. Ông bố dự định sau khi con lên cấp 1 sẽ giảm bớt lịch học thêm của con.
Chia sẻ của ông bố này nhận những ý kiến trái chiều.
Nhiều phụ huynh đồng cảm, cho rằng Minh Khôi không phải là đứa trẻ duy nhất có lịch học bận rộn như thế này. Hầu như hiện nay, đứa trẻ này cũng đều học tiền tiểu học. Hơn nữa, học bơi và đàn là hoạt động rèn luyện thể thao và vui vẻ để phát triển năng khiếu. Việc học Toán, tiếng Việt có phương pháp phù hợp là nên làm với trẻ 5 tuổi để chuẩn bị vào lớp 1, không thì vào tiểu học có thể là ác mộng.
Bên cạnh đó, lại có ý kiến cho rằng, có phải người lớn chúng ta đang lo lắng thái quá về chuyện học của con? Hoặc muốn cho con học thật nhiều để “ra oai” với người ngoài rằng con mình tài, con mình giỏi?
Suy cho cùng, con học lớp 1 với những nét chữ đều đẹp cũng đâu thể trở thành thiên tài? Vậy hà cớ gì chúng ta phải quan trọng hóa chuyện học trước lớp 1 để những đứa trẻ phải khổ sở? Tuổi thơ của con thật ngắn ngủi. Việc học sẽ không bao giờ là muộn cả.
“Con đang độ tuổi phát triển, khám phá, tò mò cái mới và đến trường là cơ hội để con được học hỏi những điều con chưa biết, chứ không phải vì điểm số. Tuy nhiên, điều này cũng tùy quan điểm từng gia đình. Đa số người lớn hay ‘áp đặt’ suy nghĩ và nỗi lo lắng của mình lên đầu trẻ. Riêng tôi, tôi tôn trọng ý kiến của con. Nếu con thấy thích đi học thì sẽ cho con đi, nếu chưa thích thì tôi để chậm chậm”, một phụ huynh nêu ý kiến.
Phụ huynh Hà Nội lặng người khi chứng kiến cảnh tượng con tan ca học lúc 21h tối, loạt biểu hiện sau đó của con càng đáng lo hơn
"Mình thực sự lo lắng cho con", phụ huynh này chia sẻ.
Trong xã hội hiện đại, áp lực học tập ngày càng trở nên nặng nề đối với học sinh. Các em không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong học tập mà còn phải gánh vác kỳ vọng cao từ phía gia đình và xã hội. Ngoài ra, sự xuất hiện của công nghệ và mạng xã hội cũng tạo thêm áp lực về việc duy trì hình ảnh cá nhân và quản lý thời gian giữa việc học và giải trí. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại khiến cho tình trạng căng thẳng và mệt mỏi trong giới học sinh ngày càng trở nên phổ biến.
Mới đây, trong một hội nhóm phụ huynh Hà Nội, một người mẹ đã chia sẻ về những áp lực học tập mà con mình đang gặp phải. Được biết, con vị này đang học lớp 10 tại một trường THPT có tiếng tại Hà Nội. Đặt mục tiêu đạt học bổng toàn phần một trường đại học quốc tế, nên con của vị này quyết tâm học hành chăm chỉ ngay từ đầu, cũng chỉ vì thế mà lịch trình một ngày của em luôn dày đặc.
Cụ thể, mỗi ngày, nữ sinh học sáng đến chiều ở trường, rồi từ trường lại đi học thêm luôn. Mọi thứ cứ như guồng quay như vậy, song mới đây, thầy giáo ở trung tâm có thông báo tới phụ huynh sẽ tăng giờ học đến 21h tối. Điều này đồng nghĩa với việc sắp tới, thời gian từ sáng đến tối của cô bé sẽ có học và học mà không có thời gian dành cho bản thân.
"Mình thực sự lo lắng cho con. Về đến nhà cũng 21h30, ăn cơm tối 1 mình, trông con rất mệt mỏi. Mẹ hỏi chuyện con cũng chẳng buồn trả lời. Con nói con rất mệt, con muốn ăn nhanh rồi nghỉ ngơi. Mẹ lo lắng bảo hay là thôi nghỉ học thêm đi con thì con cũng không chịu, vì con rất mong muốn đạt được học bổng. Con như thế thật tội, bạn ấy mạnh mẽ thì không sao, đằng này trông con mệt mỏi thấy rõ mà mình không biết phải làm sao", người mẹ lo lắng chia sẻ.
Ảnh minh họa
Trước vấn đề này, các bậc phụ huynh khác thi nhau đưa ra quan điểm. Người cho rằng nếu con cái biết đặt quyết tâm cao cho mục tiêu của mình, nên lấy đó là niềm hạnh phúc. Nhiệm vụ của phụ huynh là khuyến khích và bên con nhiều nhất có thể, cũng như chăm sóc bữa ăn giấc ngủ của con chu đáo hơn.
Song song với đó, không ít người cho rằng con đang chịu quá nhiều áp lực học tập, mà bỏ bê sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Việc học tập quan trọng, nhưng sức khỏe và những trải nghiệm thực tế ngoài kia cũng quan trọng không kém. Phụ huynh nên ngồi xuống nói chuyện với con, động viên con không nên cố quá sức vì bố mẹ không đặt áp lực con phải thế này thế kia.
- Con bạn tự tìm thấy động lực để cố gắng, vậy là mừng rồi, mẹ chú ý bồi bổ cho con đủ chất và nhắc con nghỉ ngơi điều độ.
- Cuộc đời này có quả ngọt nào mà đạt được dễ dàng đâu ạ. Con đang rất nỗ lực, mẹ nên động viên và cho con hiểu rằng mình luôn ở bên cạnh con khi con cần. Nói với con rằng cha mẹ luôn ở đây nếu con mệt quá hãy bảo cha mẹ nhé!
- Con có chí vậy tốt quá, mẹ nên động viên và chăm sóc con tốt để con có sức khỏe theo đuổi mục tiêu ạ.
- Mỗi người một quan điểm khác nhau, riêng nhà mình thì không đánh đổi sức khỏe lấy thành tích học tập. Việc học quan trọng nhưng sức khỏe cũng quan trọng không kém mà, đặc biệt là sức khỏe tinh thần ý. Cuộc sống còn nhiều điều thú vị hơn việc cạnh tranh giành giật học bổng này, thành tích kia. Mà có chắc là khi giành được học bổng, vào môi trường mới con sẽ thôi không cật lực "cày bừa" để đạt được những mục tiêu tiếp? Lại 1 guồng quay mới và lại không có thời gian để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp, thật sự mình thấy quá mệt mỏi!
- Tình trạng chung của các bạn học sinh hiện nay thì phải. Nhìn con xót lắm nhưng mà con mình không nỗ lực, không cố gắng, không phấn đấu thì mục tiêu đặt ra sẽ không đạt được, ước mơ của con sẽ không thành. Chỉ biết động viên con về mặt tinh thần, đưa đón con mỗi khi có thể. Về thể lực thì giục con ngủ sớm, ngày nào cũng phải ngủ đủ 7-8 tiếng mặc dù điều này rất khó với các con.Về dinh dưỡng thì cho uống thêm thuốc bổ, xay các loại sữa hạt cho uống, hôm thì nước hoa quả ép... Đó là cách mình đang đồng hành cùng con, xin chia sẻ với bạn.
Phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng giữa học tập và vui chơi, giải trí?
Trong giai đoạn phát triển của trẻ, việc cân bằng giữa học tập và vui chơi là hết sức quan trọng. Phụ huynh có một vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ con cái tạo dựng sự cân bằng này. Để làm được điều đó, đầu tiên, cha mẹ cần phải là những tấm gương về việc quản lý thời gian hiệu quả.
Họ có thể cùng con lập ra một thời gian biểu hợp lý, trong đó phân chia rõ ràng các khoảng thời gian dành cho học tập, vui chơi và nghỉ ngơi. Cần khích lệ trẻ tự quản lý thời gian của mình thông qua việc sử dụng các công cụ hỗ trợ như ứng dụng ghi chú hoặc lịch trình.
Cha mẹ cũng nên tạo điều kiện để trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, thể thao, nghệ thuật, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc tham gia các hoạt động nhóm còn giúp trẻ học được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần khuyến khích con tự do khám phá và theo đuổi đam mê của mình. Tôn trọng sự lựa chọn và quan điểm cá nhân của trẻ, miễn là chúng không gây hại đến sức khỏe và tiến trình học tập. Giao tiếp hai chiều giữa cha mẹ và con cái, lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của trẻ cũng là yếu tố cốt lõi để tạo dựng lòng tin và giúp con có động lực học tập, phát triển.
Vấn đề áp lực học tập cũng là một điểm cần được quan tâm. Phụ huynh không nên đặt nặng áp lực thành tích mà quên mất rằng sự hạnh phúc và sức khỏe tinh thần của trẻ cũng quan trọng không kém. Hãy đặt ra những mục tiêu hợp lý và khả thi, cùng con kiểm tra tiến trình học tập một cách định kỳ và nhìn nhận mọi thành công, dù nhỏ, như những bước tiến tích cực.
Cuối cùng, cha mẹ cần nhớ rằng việc học tập không chỉ diễn ra trong phòng học mà còn thông qua các trải nghiệm thực tế. Cho trẻ cơ hội để khám phá và học hỏi từ chính hoạt động hàng ngày, du lịch, tham gia các sự kiện văn hoá... sẽ mở rộng kiến thức và kỹ năng sống cho trẻ.
Thông qua những bước đi phù hợp và sự hỗ trợ từ phụ huynh, trẻ sẽ học cách tự cân bằng giữa học tập và giải trí, phát triển một cách toàn diện và sẵn sàng cho những thách thức tiếp theo trong cuộc sống.
Phụ huynh tranh luận "Nghề nào vất vả nhất?", câu trả lời của 1 bà mẹ ở Hà Nội gây "bão" Bạn có cảm thấy đây là "nghề" khổ nhất hiện nay? Mới đây, trên một hội nhóm dành cho phụ huynh ở Hà Nội xuất hiện quan điểm thu hút sự chú ý: Nghề vất vả nhất. Theo đó, một phụ huynh đã khẳng định: "Để nói nghề gì vất vả nhất, thời điểm này mình 'vote' cho nghề làm học sinh". Lý...