Cậu bé 5 tuổi kể chuyện kiếp trước là phụ nữ
Luke Ruehlman, 5 tuổi, đến từ Cincinnati, Ohio đã kể về kiếp trước của cậu cho mẹ nghe. Kiếp trước của cậu là người phụ nữ đến từ Chicago đã chết trong một vụ cháy.
Cậu bé 5 tuổi tin rằng mình từng là một người phụ nữ 30 tuổi tên Pamela Robinson và có một cuộc sống khác ở Chicago. Người phụ nữ đã chết trong một vụ cháy. Cậu bé cho biết mình đã được tái sinh và được cha mẹ đặt tên là Luke.
Cậu bé Luke, 5 tuổi
Mẹ của Luke là Erika cho biết, lúc đầu cậu bé đơn giản chỉ nhớ mình tên Pamela. Sau đó, cậu còn tham khảo thêm tài liệu về vụ cháy và nhớ về cuộc sống kiếp trước của mình để chứng minh cậu bé từng là nữ.
Cậu bé thường nói với mẹ của mình: “Khi con còn là một cô gái, con có mái tóc màu đen”, hay “Con đã từng có một đôi bông tai như thế khi con là con gái”.
Cậu bé Luke 5 tuổi (trái) tin kiếp trước của mình là người phụ nữ tên là Pamela Robinson (phải)
Bà mẹ Erika cho biết thêm, Luke còn kể về quá trình luân hồi kỳ lạ của mình. Từ trên trời, Pamela đã bị đẩy xuống trái đất thành một trẻ sơ sinh.
Luke nói với mẹ: “Vâng, con đã từng là Pamela, nhưng con đã chết. Con đã đi lên trời, nhìn thấy Thiên chúa và ông đã đẩy con xuống đất. Khi con tỉnh dậy, con thấy mình là một em bé và bố mẹ đã đặt tên con là Luke”.
Mẹ của Luke đã tìm một số tin tức cũ về Pamela Robinson, người phụ nữ đã chết trong một vụ cháy tại khách sạn thuộc thành phố Paxton vào năm 1993 và tin vào điều con mình nói.
Mẹ của Luke tin vào câu chuyện của con mình
Luke khi mới sinh
Cuộc điều tra của một chương trình truyền hình về sự huyền bí đã chứng minh được tính xác thực trong câu chuyện của Luke.
Trong cảnh quay cho chương trình “The Ghost Inside My Child”, Luke đã tái hiện lại hình ảnh của người phụ nữ tên Pamela Robinson ở độ tuổi 30.
Khi được hỏi chọn ra bức tranh có hình ảnh của Pamela, cậu bé đã chọn đúng bức tranh đó. Chương trình đã tìm đến gia đình Robinson, họ cho biết, tính cách của Luke rất giống với Pamela.
Theo Ngoisao.vn
Câu chuyện của những người nhớ kiếp trước (kỳ 2)
Một cậu bé người Anh khiến mẹ sửng sốt khi miêu tả chính xác nơi ở của cậu trong kiếp trước. Đó là một ngôi nhà màu trắng nằm trên bờ biển.
Cậu bé luôn mơ thấy vũ khí và tai nạn máy bay
Khi mới 2 tuổi, cậu bé James Leininger ở Mỹ thường nghĩ rằng trước đây cậu là một phi công lái máy bay chiến đấu hải quân trong trong thế chiến II. Leininger không thích chơi với bất kỳ đồ chơi nào khác ngoài máy bay. Sau một thời gian, cậu thường mơ thấy ác mộng về vũ khí và các vụ tai nạn máy bay khủng khiếp.
Ảnh minh họa: pixgood.com
James có thể chỉ cho mẹ vị trí bình chứa xăng của một chiến đấu cơ mặc dù trước đó cậu chỉ xem những chương trình thiếu nhi. Mỗi khi ngồi lên máy bay đồ chơi, Leininger thường đi xung quanh kiểm tra giống như một phi công thực thụ đang kiểm tra chiến đấu cơ trước khi cất cánh. Em kể với cha rằng trước đây em từng cất cánh từ hàng không mẫu hạm Natoma và phi công lái cùng là Jack Larson. Sau khi tìm hiểu, cha cậu phát hiện Natoma là một hàng không mẫu hạm nhỏ thuộc hạm đội Thái Bình Dương, còn Jack Larson là một người đang sống tại Arkansas.
Đứa trẻ kể rằng nó thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay ở Iwo Jima. Người phi công chết trong vụ đó là James M. Huston. Cha mẹ cậu bé vô cùng sửng sốt. Họ liên hệ với người chị gái của Huston để kể về những điều kỳ lạ của con trai. Chị gái của Huston gửi lại một bức tượng bán thân của George Washington và một mô hình máy bay Corsair - hai món tài sản cá nhân của James Huston mà đơn vị của anh gửi về nhà sau chiến tranh.
Nhà nghiên cứu nhớ về cuộc sống từ thế kỷ 19 nhờ thôi miên
Một trong những câu chuyện về đầu thai nổi tiếng nhất thế giới thuộc về Ruth Simmons - một phụ nữ người Mỹ đồng thời là nhà nghiên cứu hiện tượng tái sinh. Năm 1952, Simmons nhờ nhà thôi miên Morey Benstein giúp cô tìm lại tiền kiếp. Trong lúc thôi miên, cô bắt đầu nói chuyện bằng giọng Ireland đặc sệt. Simmons kể rằng kiếp trước cô là Bridey Murphy, một phụ nữ sống ở thành phố Belfast, phía bắc Ireland, vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, người ta không thể xác nhận độ chân thực đối với nhiều thông tin mà cô kể. Cô còn nhớ tên hai người mà trước đây cô thường mua thực phẩm là John Carrigan và Farr cùng tên cửa hàng của họ vào những năm 1865 - 1866. Các câu chuyện của Ruth Simmons đã được chuyển thể thành phim.
Cậu bé kể vanh vách cuộc sống kiếp trước
Cameron Macauley - một người sống tại thành phố Glasgow, Scotland - đã khiến mẹ "dựng tóc gáy" khi kể chi tiết về cuộc sống tiền kiếp. Từ khi mới 2 tuổi, Macauley nói rằng cậu từng sống trong một ngôi nhà màu trắng trên đảo Barra, ngoài khơi phía tây bờ biển Scotland, cách nơi sống hiện tại khoảng 1 giờ bay. Ngôi nhà nhìn ra đường băng. Gia đình cậu nuôi một con chó hai màu đen, trắng và cha cậu tên là Shane Robertson. Ông qua đời trong một tai nạn xe hơi. Macauley thường vẽ về ngôi nhà màu trắng bên bờ biển và than thở rằng cậu nhớ người mẹ trước đây.
Lớn hơn một chút, cậu bé càng tỏ ra buồn rầu, ủ rũ. Gia đình Macauley quyết định đưa cậu tới đảo Barra. Họ thấy một ngôi nhà màu trắng thuộc về gia đình Robertson, hình ảnh về con chó màu đen, trắng và xe hơi giống như loại xe trong ký ức cậu bé trong những bức tranh trên tường. Tuy nhiên, không ai xung quanh đó còn nhớ về người chủ Robertson của ngôi nhà. Macauley đi xung quanh nhà và mọi đặc điểm của nó đều khớp với những hình ảnh xuất hiện trong ký ức của cậu về kiếp trước.
Trở về Glasgow, Macauley ít nhớ về tiền kiếp hơn. Tuy nhiên, cậu nói rằng cái chết chưa hẳn đã kết thúc vì con người còn có thể quay lại thế giới này lần hai.
Macauley luôn nhớ về hình ảnh cuộc sống trước đây, về ngôi nhà màu trắng bên bờ biển và chú chó có bộ lông đen trắng. Ảnh: blogspot.com
Người đàn ông "chết vì uống sữa đông lạnh" trong kiếp trước
Parmod Sharma là một người sinh năm 1944 tại Ấn Độ. Lúc 2 tuổi, Sharma nói rằng mẹ không phải nấu ăn cho cậu nữa bởi vợ cậu ở thành phố Moradabad sẽ làm việc đó. Moradabad là thành phố thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, cách Bisauli - nơi ở hiện tại, 145 km.
Khi lên 3 tuổi rưỡi, Sharma kể về một doanh nghiệp liên doanh bán bánh và đồ uống tên "Anh em Mohan", nơi em và các thành viên gia đình làm việc. Đứa bé khẳng định nó từng có một chuỗi cửa hàng bánh ngọt.
Trong cuộc sống trước đây, Sharma "là một thương gia khá giả" nên cậu bé thường phàn nàn tình hình tài chính ở cuộc sống hiện tại. Sharma khuyên cha, mẹ không nên uống sữa đông lạnh và nói rằng cậu sẽ ốm nếu uống loại sữa đó. Sharma kể rằng trước đây, cậu chết trong bồn tắm và đây cũng là lý do khiến cậu ghét tắm bồn.
Cha mẹ Sharma hứa rằng họ sẽ đưa cậu tới Moradabad khi cậu chăm học. Quả thực, họ phát hiện một gia đình mang họ Mehra từng sở hữu nhà hàng "Anh em Mohan". Người quản lý nhà hàng, Parmanand Mehra, qua đời vào năm 1943 sau khi uống sữa đông lạnh và mắc bệnh đường tiêu hóa. Parmanand phải tắm thuốc để chữa bệnh và ông qua đời trong bồn tắm.
Parmod Sharma nhớ kiếp trước ông là một người làm bánh ngọt. Ảnh: blogspot.com
Theo Zing
Một cô bé Việt Nam nhớ rõ chuyện từ... ba kiếp trước Như Ý từ nhỏ đã nổi tiếng là một hiện tượng "vô tiền khoáng hậu" bởi khả năng thuyết giảng trước đám đông và am hiểu Phật giáo thượng thừa. Khi loạt bài về cô bé Thùy Trang có khả năng sáng tác hàng trăm bài thơ thiền từ năm 4 tuổi khép lại, tòa soạn tiếp tục nhận được thông tin về...