Cậu bé 5 năm bò đến trường

Theo dõi VGT trên

Lầu A Sáng chưa bao giờ được đi dép vì đôi chân dị tật, còn đôi bàn tay chi chít sẹo lớn nhỏ vì bò trên đá.

6 t.uổi tập bò như trẻ 6 tháng

Lầu A Sáng, 13 t.uổi, người dân tộc H’Mông sống ở tiểu khu Pa Khen I, thị trấn Nông trường Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La. Sáng nặng 17 kg, thân hình nhỏ bé như trẻ 6 t.uổi.

Từ lúc sinh ra, Sáng không đi lại được bằng chân vì khối u sau mông. Ở miền núi lạc hậu, nhà lại nghèo, đến năm 6 t.uổi gia đình Sáng mới có điều kiện chạy chữa. Mổ xong, Sáng thoát khỏi bàn tay tử thần nhưng cái chân lúc này đã tóp lại như thân cây cằn cỗi, cong queo, không thể đi lại được nữa. Người già trong bản bảo, thế là cái chân thằng Sáng đã c.hết. Từ ấy, Sáng chỉ có thể ngồi một chỗ.

Khi các bạn trong bản cắp sách tới trường, Sáng ngồi một chỗ nhìn theo mà thèm. Không thể cứ nằm mãi với hai chân như vậy, Sáng bắt đầu tập di chuyển bằng cách… bò. Cậu bé 6 t.uổi học bò như đ.ứa t.rẻ 6 tháng.

Cậu bé 5 năm bò đến trường - Hình 1

Sáng bò bằng tay đến trường trên con đường gập ghềnh đá sỏi.

Những ngày đầu tập di chuyển rất khó nhọc. Cái đầu bảo phải đi nhưng cái tay yếu ớt không nâng nổi cả người, Sáng gắng sức đến vã mồ hôi cũng chẳng ăn thua. Thế nhưng niềm khao khát tự di chuyển được khiến Sáng tập bò cả ngày lẫn đêm, tập hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn lần. Tháng này nối tiếp tháng sau, đến mùa con nước năm sau lại lên thì Sáng đã có thể bò được từ góc nhà này tới góc nhà kia, rồi ra tới ngoài sân.

5 năm bò đến lớp bằng tay

Thấy các bạn cùng trang lứa lên núi bắt chim, cắp sách đến lớp học, rồi nghe chúng nó kể bao nhiêu chuyện hay trên lớp, Sáng thèm lắm. Sáng đòi bố mẹ cho đi học nhưng bố mẹ Sáng bảo mày không đi được thì làm sao mà đến lớp học. Sáng tủi thân nói với bố mẹ: “Nếu bố mẹ không cho con đi học thì bố mẹ bóp c.hết con đi”. Thương con bố mẹ đưa Sáng đến lớp.

Hai chị gái cùng học một trường với Sáng nhưng con gái H’Mông hay xấu hổ nên không chịu cõng em đến lớp. Thế là ngày nào bố đi làm muộn thì bố cõng Sáng đến lớp. Hôm nào bố bận, Sáng phải tự bò gần một cây số đường đá để học chữ.

Cậu bé 5 năm bò đến trường - Hình 2

Sáng bảo: “Bò trên đá đau lắm nhưng không khóc đâu vì được đến trường học với các bạn thích lắm”.

Video đang HOT

Cứ 6 giờ kém 20 phút, cõng cặp trên lưng, Sáng bắt đầu bò đến trường. Quãng đường đến trường Sáng đi hết gần 1 giờ trong khi chúng bạn đi bộ mất 10 phút. Người ta vừa đi vừa đùa còn Sáng mải miết đi nhưng vẫn không theo kịp.

Những ngày đông buốt rét, bàn tay và bàn chân vốn đã nhiều vết thương, càng nứt nẻ rớm m.áu đau buốt đến mất cảm giác. Sáng bảo: “Bò trên đá đau lắm nhưng không khóc đâu vì được đến trường học với các bạn thích lắm”.

Sáng kể: “Hôm nào trời mưa đường lầy lội bố mẹ bảo ở nhà nhưng Sáng sợ nghỉ học thì không biết bài học, ở nhà buồn lắm. Sáng tự bò đến lớp quần áo bê bết bùn đất, đến trường thì hứng nước mưa từ mái ngòi chảy xuống rửa quần áo chân tay. Rửa xong quần áo ướt hết nhưng cứ để gió thổi nó tự khô”.

Ước mơ đi dép

Vào năm học, trẻ con trong bản được bố mẹ dẫn xuống chợ mua quần áo, giày dép mới chuẩn bị cho năm học. Còn Sáng chỉ có hai cái áo mặc từ bé, nay đã cộc đến rốn. “Mua quần áo mới thì mặc vào lại bẩn, bò lê trên đất quần áo mới cũng thành cũ thôi” – Sáng nói. Chưa một lần trong đời Sáng được đi dép. Bàn chân dị tật đi dép vào thì không thể bò được. Bàn tay chi chit sẹo lớn sẹo nhỏ chai sần, không lúc nào không bám đất bẩn đen sì.

Sáng bị bệnh đường tiết niệu nên lúc nào cũng phải đóng bỉm. Dù đôi chân yêu nhưng Sáng có khôi óc, đôi tay, kèm nghị lực kiên cường nên 5 năm qua Sáng đều đạt học lực khá.

Cậu bé 5 năm bò đến trường - Hình 3

5 năm đi học năm nào Sáng cũng đạt học lực khá.

Cô giáo Vũ Thị Nhiên, giáo viên chủ nhiệm lớp tiểu học của Sáng, cho biết: “Sáng rất thông minh, em làm tính rất nhanh. Môn toán của em toàn được điểm 9, 10. Với người H’Mông, tiếng Việt là môn học khó nhưng Sáng là một trong số ít học sinh học tốt và nói rất sõi. Trong những năm học lớp tôi chủ nhiệm, Sáng chỉ nghỉ hai buổi vì bị ốm”.

Cô Nhiên Tâm sự có một lần trong giờ tiếng Việt, Sáng hỏi một câu hỏi khiến cô không biết trả lời sao: “Cô giáo ơi! Sao những bạn khác không bị tàn tật như em lại không thích đi học còn em thích đi học lắm nhưng bố mẹ em bảo bị tàn tật học để làm gì”. Câu hỏi của Sáng khiến cô ứa nước mắt.

Thầy Trần Văn Quản, Hiệu trưởng Trường tiểu học 19/5 thị trấn Nông trường Mộc Châu, chia sẻ: “Gần 30 năm đứng trên bục giảng lần đầu tiên tôi gặp một em học sinh dân tộc ít người, ở miền núi dù bị khuyết tật lại có tinh thần hiếu học như vậy. Học sinh ở đây đi học thường bỏ giữa chừng, thầy cô phải đến tận nhà vận động bố mẹ và học sinh đến lớp”.

Giờ Sáng đang học lớp 6A3 Trường Tiểu học 19/5 thị trấn Nông trường Mộc Châu. Trường học cách nhà 5 km nên Sáng cần người đưa đón. Dù việc đi học của Sáng phụ thuộc vào anh trai nhưng cô Lương Thị Hải giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết: “Em Sáng đi học đầy đủ lắm, còn ít nghỉ hơn nhiều học sinh khác trong lớp”.

“Cái chân không đi được, không lên nương trồng ngô hái bắp với bố mẹ, Sáng chỉ biết mỗi học thôi, muốn học để sau này bố mẹ c.hết còn tự nuôi được mình, nhưng không biết học được đến bao giờ vì trường cấp hai xa lắm” – Sáng nói.

Theo VNE

Gian nan băng rừng tìm chữ

Từ sáng tinh mơ, từng tốp học sinh con em người đồng bào dân tộc thiểu số H'mông buôn Đắk Sar (xã Đắk Nuê, huyện Lắk, Đắk Lắk) gian nan vượt hơn 12 km đường bộ hiểm trở đến điểm trường Đlei (xã Đắk Nuê) học chữ.

Đó là cảnh tượng quen thuộc với những em học sinh (HS) nơi đây suốt hơn 3 năm nay..

"Đường xa, bước hoài cũng đến..."

Khi những con gà gừng đầu tiên cất tiếng gáy "le te...le te" ngân xa giữa núi rừng đại ngàn báo hiệu trời sắp sáng cũng là lúc hơn 50 HS con em người đồng bào ở đây thức dậy chuẩn bị hành trang băng rừng tìm chữ. Đây là số HS con em tại buôn Đắk Sar nằm trong độ t.uổi lớp 2 đến lớp 5 theo học tại điểm trường Đlei (buôn Đlei, xã Đắk Nuê) thuộc điểm Trường chính Tiểu học Lý Tự Trọng (huyện Lắk). Bởi buôn Đắk Sar chỉ có 3 lớp học dành cho HS lớp 1 học tại bản, những HS khác từ lớp 2 trở lên muốn đi học phải ra điểm trường Đlei cách đó hơn 12 km đường rừng. Không quản ngại khó khăn, từ bao năm nay hàng chục em HS người H'mông buôn Đắk Sar thức dậy từ 4 rưỡi sáng miệt mài vượt hơn chục cây số đến điểm trường buôn Đlei.

Gian nan băng rừng tìm chữ - Hình 1

Các em học sinh H'mông tại buôn Đắk Sar băng rừng hơn 12 km đường bộ đến buôn Đlei học chữ.

Chia sẻ với chúng tôi, em Hoàng A Páo (HS lớp 2M) bập bẹ nói tiếng Kinh cho biết: "Đi học lúc 4 giờ sáng kia, cha thức dậy nắm lấy gói xôi lót dạ là đi liền... Đường đi ra buôn Đlei xa nên phải chịu khó thôi, có lúc mưa to cầu Trắng buôn Đắk Sar nước lên đi không được phải nghỉ học...". Em Hoàng A Dầu (HS lớp 4G2) nói thêm: "Xa thì xa nhưng bước hoài cũng đến... trên đường rủ thêm 3, 4 bạn khác vừa đi vừa nói chuyện sẽ nhanh đến hơn...".

Gian nan băng rừng tìm chữ - Hình 2

Cung đường là rừng núi trập trùng.

Gian nan băng rừng tìm chữ - Hình 3

Thoăn thoắt miệt mài băng rừng không mỏi chân.

Vào những hôm thứ 3 hay thứ 6, những HS con em người đồng bào H'mông này cầm trên tay nắm xôi lót trong lá chuối, khệ nệ mang theo chai nước, ít bắp ngô, sắn mì... Trong 2 ngày này các em phải học cả ngày, đường sá xa xôi đành phải mang theo thức ăn tạm ở lại điểm trường học phụ đạo. Buổi trưa trong cái nắng đổ lửa Tây Nguyên chỉ với sắn mì, bắp ngô, xôi nếp nhưng các em nhai ngấu nghiến, ngon lành khiến chúng tôi chạnh lòng thương cảm.

Gian nan băng rừng tìm chữ - Hình 4

Buổi trưa trong cái nắng đổ lửa Tây Nguyên chỉ với sắn mì, bắp ngô, xôi nếp nhưng các em nhai ngấu nghiến, ngon lành.

Điểm trường "3 thiếu..."

Tưởng rằng ra đến điểm trường Đlei điều kiện học tập các em sẽ tốt hơn, ngờ đâu điểm trường thiếu thốn bộn bề. Hiện điểm trường có 2 phòng học kiên cố nhưng có đến 6 lớp học với 102 HS, gồm: 1G2 10 HS 2G2 7 HS 3G2 11 HS 4G2 ­12 HS 5B 25 HS 2M 27 HS. Điểm trường thiếu 2 phòng học phải mượn nhà Văn hóa Cộng đồng buôn Đlei bên cạnh ngăn làm 2 phòng bằng mái tôn để đưa lớp 5Bvà 2M sang đây học tạm. Theo các GV giảng dạy ở đây, năm tới 3 lớp 1 gồm 76 HS tại buôn Đắk Sar cách đó 12 km lên lớp 2 "đổ dồn" ra điểm trường này theo học sẽ làm điểm trường thiếu phòng học nghiêm trọng mặc dù điểm trường đang được xây thêm 2 phòng ốc mới. Đáng nói, hiện điểm trường có 2 lớp học ghép gồm: 1G1 ghép với 2G2 3G2 ghép với 4G2 gây ra sự lộn xộn, giảm chất lượng giáo dục.

"Dạy học ở các lớp ghép thực sự khó khăn, HS phải ngồi ngược nhau, chương trình học đối lập nhau như mỗi bên học Toán - mỗi bên học Tập đọc một bên học Tập làm văn - một bên Tập đọc khiến lớp học lúc nào cũng lộn xộn, mặc dù GV chúng tôi cố gắng hết mình nhưng thú thực không đảm bảo tốt chất lượng dạy học...", thầy Y Măng Rơ Yam (40 t.uổi) - phụ trách lớp ghép 3G2 - 4G2 cho hay.

Điểm trường Đei chính thức xây dựng cách đây 4 năm (2008) kèm theo công trình vệ sinh công cộng nhưng cũng từng đó thời gian, công trình vệ sinh này "đắp chiếu" vì không có nước khiến hơn 100 HS cùng 4 thầy cô giáo giảng dạy tại điểm trường khốn đốn.

Công trình nhà vệ sinh tại điểm trường Đlei "đắp chiếu" hơn 4 năm nay.

"Mỗi lần HS đi ngoài thì phải ra bụi bãi phía sau điểm trường 500 m, cả đi cả về cũng mất hơn 30 phút chứ công trình vệ sinh tại đây không nước, không thể sinh hoạt...", thầy Y Luă (52 t.uổi) giảng dạy tại điểm trường Đlei cho biết. "Bản thân tôi để có nước sinh hoạt hàng ngày từ sáng phải đi bộ gần 20 phút ra khe nước gần suối Bông Sir để lấy nước về dùng...".

Tham gia giảng dạy tại điểm trường buôn Đlei gồm 4 thầy cô giáo hầu hết đều xa nhà nhưng vì điểm trường không có nhà công vụ GV buộc 2 thầy cô sớm đi tối về. Nhà xa 30 km thầy Y Luă phải "biến" phòng sinh hoạt GV kê thêm cái xạp gỗ ở lại qua ngày cô H Oen B. Krông (26 t.uổi) nhà xa 40 Km phải thuê một căn phòng nhỏ của lâm trường buôn Đlei ở tạm mùa mưa.

Gian nan băng rừng tìm chữ - Hình 5

Để có nước sinh hoạt, hàng ngày từ sáng sớm, thầy Y Luă phải đi bộ gần 20 phút ra khe nước gần suối Bông Sir để lấy nước về dự trữ.

Trao đổi với PV Dân trí, thầy La Trọng Chương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, cho biết: "Việc con em người đồng bào H'mông đi bộ hơn 12 km đường rừng để đến điểm trường Đlei học tập hơn 3 năm nay là vì ở buôn Đắk Sar không có trường, chỉ có lớp học dành cho lớp 1 đáng khen dù đường xa nhưng các em chăm chỉ, chịu khó đi sớm về trưa, thậm chí nhiều em xa hơn ở cuối buôn nhưng cũng ít khi nghỉ học. Điểm trường Đlei có 2 lớp học ghép là vì không đủ HS để mở lớp theo quy định, thực sự nhà trường cũng không mong muốn và cũng kiến nghị các cấp lãnh đạo xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ xây thêm phòng ốc phục vụ việc học tập cho các em trong bản công trình nhà vệ sinh cũng cần sửa sang để công tác dạy học đảm bảo chứ Ban giám hiệu nhà trường thực sự không có kinh phí...".

Viết Hảo

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Cha ôm con 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích
    11:15:58 05/07/2024
    2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
    19:31:02 04/07/2024
    Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
    15:19:25 03/07/2024
    Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
    20:14:33 04/07/2024
    Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
    19:11:35 04/07/2024
    Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao
    19:27:39 04/07/2024
    Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội
    22:25:23 04/07/2024
    Xuyên đêm dập tắt đám cháy lớn tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc
    07:25:36 05/07/2024

    Tin đang nóng

    Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
    13:00:39 05/07/2024
    Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
    12:45:21 05/07/2024
    Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
    12:39:09 05/07/2024
    Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
    10:25:46 05/07/2024
    Căng đét: Mẹ Nine Naphat đáp trả khi bị tố là nguyên nhân khiến con trai chia tay Baifern
    14:34:22 05/07/2024
    Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
    12:00:01 05/07/2024
    Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng
    12:57:28 05/07/2024
    Tôi 'mờ mắt' trước công danh, vô tình hai tay 'dâng' chồng cho chính cô bạn thân quý hóa của mình
    11:36:33 05/07/2024

    Tin mới nhất

    Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

    07:37:17 05/07/2024
    Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

    TP Hồ Chí Minh: Mưa lớn, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới 'thất thủ'

    07:29:51 05/07/2024
    Đến 20 giờ cùng ngày, hầm chui vẫn ngập nước lênh láng. Đây không phải là lần đầu hầm chui này bị ngập. Trước đó, hầm chui này đã từng 2 lần bị ngập khi có mưa lớn, lần gần đây nhất là vào chiều ngày 7/5/2024.

    Kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân nước đổi màu, cá c.hết trên sông Nậm Huống

    07:27:52 05/07/2024
    Còn theo ông Hà Đăng Ninh, xóm Chăm Hiêng, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp: Nếu quan sát kỹ bên dưới đáy sông sẽ thấy có kết tủa màu vàng đục.

    Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

    19:33:56 04/07/2024
    Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

    Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

    14:59:07 04/07/2024
    Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

    Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

    13:37:57 04/07/2024
    Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

    Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ

    13:33:54 04/07/2024
    Đồng thời rà soát lại các vị trí xung yếu, các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động các biện pháp sơ tán người dân đến các khu vực an toàn khi có lũ lụt xảy ra; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu vực ngập úng, sạt lở để cảnh báo ...

    Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

    11:41:26 04/07/2024
    Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

    Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

    11:38:52 04/07/2024
    Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

    Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

    19:17:05 03/07/2024
    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

    Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

    16:40:30 03/07/2024
    Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

    Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn

    09:39:22 03/07/2024
    Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội Hải Phòng sau va chạm giao thông, còn tài xế bị thương nặng.

    Có thể bạn quan tâm

    Nhan sắc vợ 4 kém 22 t.uổi của nam NSƯT được mệnh danh "Đệ tam danh hài"

    Sao việt

    15:39:16 05/07/2024
    Dù đã lên chức bà ở t.uổi U60 nhưng bà xã nghệ sĩ Phú Quý vẫn giữ được vóc dáng trẻ trung, xinh đẹp. Vợ 4 của ông dành nhiều thời gian cho yoga để duy trì vóc dáng cũng như sức khỏe.

    Công đảng thắng đảng Bảo thủ, chiếm đa số tại Hạ viện Anh

    Thế giới

    15:38:31 05/07/2024
    Dự kiến, ông Starmer sẽ chuyển đến số 10 Phố Downing trong ngày 5/7 và thành lập nội các cùng ngày với chương trình hành động đưa ra các chính sách nhằm đưa nước Anh thoát khỏi tình trạng tăng trưởng trì trệ.

    Người nhà chánh án bao chiếm đất công, rừng phòng hộ còn đòi bồi thường

    Pháp luật

    15:34:08 05/07/2024
    Mặc dù đã trả lại đất công, rừng phòng hộ bao chiếm của nhà nước trước đó nhưng khi UBND H.Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) lấy đất làm đường thì bà Cúc khiếu nại yêu cầu bồi thường đất mình đã bao chiếm.

    "Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?

    Sao châu á

    15:01:53 05/07/2024
    Nine Naphat cũng đã lên tiếng về loạt câu hỏi liên quan đến nghi vấn có người thứ 3 chen giữa mối quan hệ của anh và Baifern Pimchanok.

    Lịch âm 6/7 - Âm lịch ngày 6 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

    Trắc nghiệm

    14:54:08 05/07/2024
    Xem lịch âm ngày 6/7/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 6/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 6/7/2024.

    Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh tranh thủ thơm Hân mọi lúc

    Phim việt

    14:44:41 05/07/2024
    Sau khi 2 vợ chồng hàn gắn tình cảm, có vẻ như cả Đức Anh và Hân không ngại che đậy việc thể hiện tình cảm với nhau.

    Nhà tắm có nên dán giấy dán tường?

    Sáng tạo

    14:34:29 05/07/2024
    Chất liệu giấy dán tường: Do một số loại giấy và rèm vải thường có đặc điểm hút âm nên khi sử dụng giấy dán tường nhà tắm bạn nên lưu ý sử dụng các loại giấy dán có đặc tính chống ẩm để tăng độ bền cho giấy

    10 kẻ phản diện 'm.áu mặt' của chuỗi hoạt hình bom tấn 'Kẻ cắp mặt trăng' (P2)

    Phim âu mỹ

    14:30:55 05/07/2024
    Chỉ còn vài ngày nữa, biệt đội Minions sẽ xâm chiếm rạp Việt với giao diện cực chất, hứa hẹn sẽ siêu lầy, không quên ăn hại cùng những trò giải trí bất đắc dĩ.

    Hoa vui ca tập 34: Trình chiếu nhiều clip ấn tượng của khán giả nhí

    Tv show

    14:30:22 05/07/2024
    Tập số 34 của chương trình Hoa vui ca phát sóng trên VTV3 lúc 18h50 ngày 4/7 giới thiệu nhiều clip ấn tượng từ các bạn nhỏ gửi về cho chương trình.

    Những thác nước đẹp dưới chân núi Fansipan, Lào Cai

    Du lịch

    14:30:21 05/07/2024
    Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.