Cậu bé 13 tuổi sáng chế thiết bị bảo vệ tai
Hưởng ứng lời kêu gọi của các bệnh viện, Quinn Callander, 13 tuổi, đã sáng chế thiết bị bảo vệ tai cho y bác sĩ khi phải đeo khẩu trang quá lâu.
Đầu tháng 4, Quinn đọc lời kêu gọi giúp đỡ từ các bệnh viện ở Vancouver, tỉnh bang Bristish Columbia, về việc nhân viên y tế phải chịu nhiều đau đớn khi mang khẩu trang cả ngày. Vốn thành thạo nhiều kỹ năng thiết kế, cậu bé 13 tuổi nhận thấy “cần làm điều gì đó”.
Ngay trong đêm, Quinn lên kế hoạch, thiết kế bản vẽ của thiết bị bảo vệ tai bằng nhựa 3D. Sản phẩm dài khoảng 20 cm, dẹt và có các nấc phù hợp với kích thước mặt từng người, dùng để cài dây của khẩu trang.
Sau khi hoàn thành mô hình, Quinn in thử tại nhà, chi phí được gia đình hỗ trợ. Chỉ trong một tuần, em đã sản xuất được hơn 1.300 sản phẩm, trong đó 1.215 chiếc đã được gửi đến các bệnh viện ở Vancouver và nhận được phản hồi tích cực từ các y bác sĩ.
“Được thấy mọi người đón nhận sản phẩm mình làm ra là một điều tuyệt vời đối với em”, Quinn chia sẻ.
Quinn và các thiết bị bảo vệ tai do mình sáng chế. Ảnh: Heather Roney
Ngày 4/4, Heather Roney, mẹ của Quinn, đã chia sẻ lên Facebook việc làm của con trai, đồng thời kêu gọi thêm tình nguyện viên để vận hành các máy in nhựa 3D và vận chuyển thiết bị bảo vệ tại đến nhiều bệnh viện hơn.
Trong ba ngày, bài đăng của Heather đã thu hút được sự quan tâm với 240.000 lượt thích, 44.000 bình luận và gần 400.000 chia sẻ. “Anh hùng không phải lúc nào cũng mặc áo choàng, cậu bé đã làm một việc thật ý nghĩa”, “Người Vancouver tự hào vì có em”… nhiều bình luận tích cực xuất hiện dưới bài post của Heather. Nhiều người đã gửi tiền quyên góp để Quinn có chi phí tiếp tục sản xuất thiết bị bảo vệ tai với số lượng lớn.
Nhân viên y tế tại Vancouver, Canada sử dụng thiết bị bảo vệ tai của Quinn. Ảnh: Bored Panda
Được đông đảo mọi người ủng hộ, Quinn đã làm thêm video hướng dẫn sử dụng và cách làm sản phẩm này. Em dự định tiếp tục sản xuất thêm 3.300 thiết bị bảo vệ tai để gửi tặng các bệnh viện trong thời gian tới.
Video đang HOT
Thanh Hằng
Tri ân y bác sĩ, cũng đừng quên cô thu ngân, chị thợ may
"Các chiến sĩ áo choàng trắng" - những nhân viên y tế đang chiến đấu với virus corona - là những người đang ở tiền tuyến. Nhưng vẫn còn nhiều người khác, dù không khoác áo choàng trắng cũng xứng đáng được tri ân.
Cảm xúc của các y bác sĩ Tây Ban Nha khi nhận được sự động viên và tri ân từ các bệnh nhân, người dân trước khi tiếp tục cuộc chiến đấu cam go với virus corona - Ảnh: AFP
Trong khi các ngành khác được phép làm việc tại nhà, những chiến sĩ không áo choàng ấy vẫn lẳng lặng đến nơi làm việc như mọi ngày bình thường.
Họ là những người làm trong các lĩnh vực thiết yếu, là cô thu ngân trong siêu thị, là bác công nhân trong xưởng may khẩu trang hay anh công nhân trong nhà máy lắp ráp máy thở. Áp lực có lẽ không bằng các y bác sĩ nhưng nếu không có họ, sẽ có thêm nhiều người nữa ngã xuống vì đại dịch COVID-19.
Tình trạng thiếu hụt khẩu trang, đồ bảo hộ y tế nghiêm trọng tại các nước như Ý và Tây Ban Nha đã khiến hơn 30.000 nhân viên y tế nhiễm bệnh, theo một số liệu được công bố ngày 5-4.
Như tâm sự của một vài bác sĩ nhiễm bệnh, tâm can họ không yên và vô cùng bức rức bởi trong lúc họ đang cách ly, ngoài kia hàng ngàn đồng nghiệp của họ đang làm việc ngày đêm, chạy đua với thời gian và giành giật với tử thần để giữ lại sự sống cho các bệnh nhân.
Tại Indonesia, một nhóm gồm 20 tổ chức phi chính phủ đã kêu gọi chính phủ Indonesia bảo vệ tốt hơn cho những người đang ở tuyến đầu chống đại dịch sau khi ít nhất 18 y bác sĩ qua đời vì nhiễm bệnh.
Rõ ràng, có một sợi dây vô hình giữa các chiến sĩ tiền tuyến và những người ở hậu phương.
"Siêu nhân cũng phải ngước nhìn" - bức tranh lớn ở Ba Lan như một lời cảm ơn dành cho các y bác sĩ, nhân viên cấp cứu đang chiến đấu với virus corona - Ảnh: REUTERS
Bất kể mưa gió, ngày hay đêm, các nhân viên y tế vẫn luôn túc trực và sẵn sàng lao ra ngoài sau mỗi cuộc gọi cấp cứu. Trong ảnh: trong cơn mưa nặng hạt, các nhân viên y tế vẫn thận trọng tiếp nhận một bệnh nhân COVID-19 nặng từ thành phố Metz của Pháp được chuyển tới Mlheim của Đức bằng trực thăng quân sự - Ảnh: AFP
Đại dịch đã tấn công miền đông của nước Pháp và đánh sập hệ thống y tế địa phương. Để chia lửa và giảm tải, chính phủ Pháp quyết định tổ chức các đoàn tàu đặc biệt sơ tán các ca bệnh nặng từ đông sang tây. Trong ảnh: nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân COVID-19 từ vùng thủ đô Paris lên tàu đến Bretagne nằm ở phía tây - Ảnh: REUTERS
Các y bác sĩ tại một bệnh viện ở Madrid - tâm đại dịch của Tây Ban Nha - vỗ tay như một lời cảm ơn những tình cảm, sự động viên của người dân dành cho họ trong mùa dịch. Chấp hành lệnh giới nghiêm những vẫn muốn động viên các y bác sĩ, nhiều người dân đã ra bancông vỗ tay để thể hiện tấm lòng - Ảnh: REUTERS
David "S.I.D." Perez, một nghệ sĩ đường phố ở Thụy Sĩ thì chọn cách vẽ graffiti để cảm ơn các y bác sĩ. Anh hi vọng những bức tranh này không chỉ thể hiện được sự cảm kích của người dân mà còn có thể xua đi bầu không khí ảm đạm bằng sắc màu - Ảnh: REUTERS
Với Perez, ngoài y bác sĩ, những người đang làm trong các lĩnh vực thiết yếu, giúp người khác "có cái ăn và cái che mặt" cũng xứng đáng được tri ân. Trong ảnh: nghệ sĩ Perez vẽ hình ảnh một nhân viên thu ngân, những người đang làm việc tại các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi kể cả khi có lệnh phong tỏa - Ảnh: REUTERS
Một xưởng may quần áo nhỏ ở Ý đã ngừng công việc thường ngày và chuyển sang may khẩu trang với những thông điệp được in trên mặt. Tình trạng thiếu khẩu trang cùng các vật tư y tế khác đã khiến nhiều nhân viên y tế ở Ý nhiễm bệnh - Ảnh: REUTERS
Tại Ấn Độ, đất nước hơn 1,3 tỉ dân, Thủ tướng Narendra Modi đã kêu gọi người dân cùng thắp đèn, nến trong ngày 5-4 để xua tan bầu không khí u ám. Trong ảnh: y bác sĩ tại một bệnh viện ở Kolkata thắp đèn và nến thể hiện sự đoàn kết với các đồng nghiệp trên khắp thế giới cùng lời cầu chúc sức khỏe cho những người bị nhiễm bệnh - Ảnh: REUTERS
Đại kim tự tháp ở Ai Cập được chiếu sáng cùng thông điệp "Hãy cẩn trọng" gởi đến toàn thế giới - Ảnh: AP
Các tòa nhà ở thành phố Phúc Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) được thắp sáng bởi hình ảnh các y bác sĩ được gởi đến Vũ Hán của Hồ Bắc trong những ngày cả Trung Quốc phải căng mình chống đại dịch - Ảnh: AFP
Có những người đã ngã xuống và mãi không về sau cuộc trường chinh đó. Họ không chết, bởi vì họ sẽ sống mãi trong tim những người thân yêu và các bệnh nhân đã được họ cứu sống. Trong ảnh: Người dân Vũ Hán tưởng nhớ những người đã qua đời vì COVID-19, trong đó có các y bác sĩ tuyến đầu - Ảnh: REUTERS
Với các bệnh nhân COVID-19 nặng ở Ý và Tây Ban Nha, các y bác sĩ có thể là những người cuối cùng họ nhìn thấy trên cõi đời. Trong ảnh: Một bác sĩ ở Ý an ủi bệnh nhân đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, một dấu hiệu cho thấy tình trạng đã chuyển biến xấu - Ảnh: AFP
Nhưng, như thông điệp được in trên chiếc khẩu trang này "Andra tutto bene" - Mọi thứ rồi sẽ ổn cả thôi! - Ảnh: REUTERS
BẢO DUY
Hai người Việt tặng 100 suất ăn cho y bác sĩ Mỹ mỗi ngày Đều đặn mỗi ngày, 100 hộp cơm dán kèm lời nhắn: "Chân thành cảm ơn vì bạn đã mang lại sự khác biệt cho cuộc sống của bệnh nhân" được trao đến y bác sĩ đang chống dịch tại Mỹ. Năm 2005, con gái chị Nguyễn Thị Minh Huyền - chủ nhà hàng Phở Hà Nội ở San Jose, California, Mỹ - không...