“Cậu ấm” khóa xe, dùng vũ lực “yêu” thiếu nữ trên ôtô?
“ Cậu ấm” ép thiếu nữ vào khách sạn không được nên khóa xe, dùng vũ lực cưỡng dâm thiếu nữ trên ôtô.
Đối tượng là Nguyễn Thanh Tuấn (28 tuổi, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) – con trai chủ một cơ sở dịch vụ du lịch trên địa bàn.
Theo thông tin ban đầu, tối 13/6, Tuấn lái xe 4 chỗ tới rủ Hà (14 tuổi, con chị Ngọc ngụ ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đi uống cà phê.
Thấy Tuấn chở về nhà cậu này, nơi đang có nhiều thanh niên ngồi nhậu, cô gái 14 tuổi đòi về.
Qua Quốc lộ 50, Tuấn định ép Hà vào khách sạn nhưng thiếu nữ phản ứng. Thấy vậy, anh này bị tố là đã khóa cửa xe, dùng vũ lực cưỡng dâm nạn nhân, mặc cô kháng cự quyết liệt.
Lúc sau, Hà mở được cửa xe tháo chạy, nhờ người đưa đến cơ quan công an trình báo. Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang xác nhận, công an có đưa Hà đến khám. Nạn nhân được kết luận “rách màng trinh dấu mới”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Thời gian gần đây xảy ra không ít trường hợp “yêu râu xanh” hiếp dâm bé gái, thiếu nữ.
Đối tượng là Nguyễn Dương Hải Đoàn (ngụ xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng). Khoảng 20 giờ ngày 26/8/2014, Đoàn qua nhà anh Trần Thanh Long để uống rượu.
Do hết thuốc lá nên Đoàn đi về nhà lấy thì gặp béTrần Phương Nhi (gần 6 tuổi, con anh Long) và nảy sinh ý định hiếp dâm.
Đoàn nắm tay rủ bé Nhi về tiệm sửa chữa điện tử của mình cách đó khoảng 10 m và lột đồ mình và của bé Nhi ra định thực hiện hành vi thú tính thì bất ngờ nghe tiếng gọi của mẹ và bác của Nhi nên Đoàn đã mặc quần áo cho bé và mở cửa cho nạn nhân đi về. Đoàn bị bắt khẩn cấp ngay hôm sau.
Tên nạn nhân đã thay đổi
Thu Hà (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Có đối sách, thiếu giải pháp
Với quyết định dùng quân đội để tiêu diệt và vô hiệu hóa những băng đảng tổ chức đưa người từ Bắc Phi nhập cảnh trái phép vào các nước thành viên EU, khối này đã trở nên không còn như trước.
Người nhập cư từ Eritrea (một nước châu Phi) sống trong những túp lều tạm gần một ga tàu điện ngầm ở Paris (Pháp) - Ảnh: Reuters
Lần đầu tiên kể từ khi được thành lập đến nay, EU tiến hành chiến dịch quân sự như thế với nguy cơ sa lầy vào một cuộc phiêu lưu mạo hiểm rất khó có thể tự thoát được ra nổi.
Nói đó là một cuộc chiến tranh thì không sai, bởi quân đội của các nước thành viên EU sẽ phải sử dụng đến súng đạn, sẽ gây chuyện phá hủy và giết chóc như thường thấy ở mọi cuộc chiến tranh lâu nay. Nhưng nói đấy không phải là chiến tranh thì cũng đúng bởi địch thủ của EU trong chuyện này lại chỉ là những băng đảng chưa được xác định danh tính và địa điểm trú ngụ. Cũng chính vì thế mà quyết định mới rồi chỉ có thể là đối sách tình thế chứ chưa thể là giải pháp thích hợp giải thoát EU ra khỏi cuộc khủng hoảng ấy.
Tấn công vào những băng đảng là cách tiếp cận đúng và cần thiết để giải quyết vấn đề người tị nạn, nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ. Chừng nào còn có người tìm cách nhập cảnh trái phép vào EU thì chừng đó sẽ vẫn còn có cơ hội và dư địa cho những băng đảng kia hoạt động.
Để đối sách tình thế này trở thành giải pháp khả thi và hiệu quả thì EU còn phải xử lý vấn đề dòng người tị nạn tận gốc rễ của nó là giúp các nước ở châu Phi phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện giáo dục và đào tạo... EU cũng còn phải mở cửa tiếp nhận người tị nạn chính trị cũng như kinh tế một cách hợp pháp. Ở cả hai điểm này, EU hiện vẫn bất đồng quan điểm sâu sắc trong nội bộ.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
EU nhất trí dùng vũ lực chống nhập cư lậu Theo AFP, các bộ trưởng EU quyết định triển khai sứ mệnh quân sự trên không và trên biển nhằm đối phó làn sóng vượt biên từ hướng Bắc Phi tràn qua châu Âu theo tuyến Địa Trung Hải, và trong trường hợp xấu nhất có thể đánh chìm các con tàu của bọn buôn người. Một chiếc thuyền chở người di cư...