Cậu ấm cô chiêu Trung Quốc học cách tiêu tiền
Một chương trình kéo dài trong hai năm với học phí 60.000 NDT. Học viên đều là con cái của các triệu phú và tỷ phú Trung Quốc, tuổi từ 7 đến 11.
Một trường học dạy cậu ấm cô chiêu quản lý tiền bạc vừa được mở ra tại Thẩm Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc). Vì học viên chỉ mới ở cấp tiểu học, những người chỉ trích đã gọi đây là “trường kinh doanh cho trẻ em”. Giáo viên của trường không phản đối việc này và giải thích khóa học không chỉ giúp các em biết cách tiêu tiền, mà còn biết kiếm tiền trong tương lai.
Học phí là 30.000 NDT (101,3 triệu đồng) mỗi năm cho ba giờ một tuần. Cả khóa kéo dài trong hai năm. Trường học hiện có hơn 40 học sinh. Tất cả đều là con cái của các triệu phú và tỷ phú, tuổi từ 7 đến 11.
Lớp học kinh doanh cho cậu ấm cô chiêu Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Video đang HOT
Trong một phòng học, bốn bé trai và một bé gái chỉ khoảng 8 tuổi đang rất tập trung. Chủ đề của buổi học là đi mua sắm. Giáo viên hỏi: “Nếu có 50 NDT, và đang ở công viên Happy Valley, các con sẽ làm gì?” Các em bé có rất nhiều câu trả lời, từ phích, nước uống, ba lô đến đá quý. Giáo viên viết tất cả lên bảng và hỏi: “Đây là danh sách của các con. Nhưng có một vài thứ không cần thiết. Đó là cái nào?” Việc này sẽ giúp các em hiểu được khái niệm lên danh sách mua sắm.
Sau đó, giáo viên tổ chức trò săn tìm kho báu. Các em phải quyết định vật nào trong hộp là có giá trị, và vật nào không. Phần lớn học viên ngay lập tức loại bỏ muôi, bàn chải đánh răng, nồi và chỉ giữ lại những đồ vật như trang sức hay vàng. Giáo viên giải thích nếu bị bỏ lại trên hoang đảo, muôi, bàn chải hay nồi sẽ có giá hơn rất nhiều so với vàng. Họ muốn những cậu ấm cô chiêu này hiểu được giá trị chỉ là tương đối.
Ren Shuxiu năm nay 7 tuổi. Bố cô bé làm trong ngành ngoại thương và rất cưng chiều con gái. Ren chưa bao giờ có dưới 1.000 NDT trong ba lô. Lần đần tiên học về “túi tiền”, cô bé được yêu cầu liệt kê những món đồ muốn mua trong khoảng 20 NDT. Và chỗ đồ Ren đưa ra có giá tới gần 1.000 NDT. Mẹ Ren cho biết thay đổi lớn nhất của con gái bây giờ là biết lập danh sách trước khi đi mua sắm. Bà nói: “Giờ nó làm gì cũng có kế hoạch”.
Tuy nhiên, những người chỉ trích thì lại cho rằng học phí là quá cao và các em cũng còn quá nhỏ để nhồi vào đầu những kiến thức như vậy. Tang Lixin – Chủ tịch Trung tâm mua sắm Chengdu Digital Plaza cũng cho rằng ở độ tuổi này, việc dạy tài chính cá nhân cho các em “không có nhiều ý nghĩa”.
Tại Trung Quốc, những khóa học dành cho người thừa kế tài sản triệu đô cũng được lập ra rất nhiều, đầu tiên là ở Ninh Ba năm 2007. Tuy nhiên, các chương trình này chỉ dành cho sinh viên đại học trở lên.
Theo VNE
TQ: 9 nhân viên thức đêm làm bài cho con sếp
Một quan chức cấp cao của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã yêu cầu chín nhân viên cấp dưới của mình làm bài tập về nhà cho con gái của ông, tờ Qiangjiang Evening News đưa tin.
Nguồn tin cho biết, một nhân viên văn phòng ở tỉnh Chiết Giang tiết lộ, anh đã bị giao làm bài tập về nhà cho người con gái của sếp ngay sau ngày nghỉ tết Nguyên Đán vừa qua.
"Chúng tôi đã phải làm bài tập cho cô bé, từ bài tập toán đến bài tập khoa học, hay vẽ mô hình. Toàn bộ bài tập đó đã được nhân viên của sếp làm", nhân viên có tên là Chen cho biết.
Người này còn cho biết thêm: "Yêu cầu của cô giáo đưa ra đối với cô bé là làm một trong bốn bài tập về nhà nhưng cô bé lại bắt chúng tôi phải làm hết cả bốn bài".
Trẻ em Trung Quốc làm bài tập về nhà sau ngày nghỉ Tết Nguyên Đán .
Quan chức này cho biết, gần đây, ông cùng tám đồng nghiệp khác còn phải thực hiện một bài tập thực hành cho con gái của sếp, đó là quay phim, chụp ảnh, viết bài về sự thay đổi của quê hương sau một năm.
Chín nhân viên này đã phải phân công công việc rõ ràng, bốn người quay phim, chụp ảnh và năm người còn lại vẽ tranh và viết bài. Bài tập này đã hoàn thành hôm 26/2 sau hai đêm thức trắng.
"Đây không phải là công việc dễ dàng. Thế nhưng, thỉnh thoảng sếp tôi còn không hài lòng với những hình ảnh mà chúng tôi đã vẽ", anh Chen nói thêm.
Sau khi thông tin này được đăng tải trên báo giới Trung Quốc, một giáo viên nước này cho biết: "Chúng tôi không khuyến khích phương pháp này. Tôi sẽ nói chuyện với các bậc phụ huynh về vấn đề này".
Theo 24h
TQ: Trẻ em khệ nệ mang đồ về quê nghỉ Tết Những ngày này, rất nhiều người Trung Quốc đã lên đường về quê đón Tết Quý Tỵ. Tại các ga tàu, nhiều em bé tuy còn rất nhỏ nhưng đã tham gia trông đồ, xách đồ phụ cha mẹ, trông đáng yêu. Trong dịp này, ngành vận tải Trung Quốc ước tính phải chở tới 3.41 tỷ lượt người trên khắp cả nước,...