Cậu ấm, cô chiêu gắn mác du học để ‘quậy’
Kẻ “nướng sạch” 100.000 USD vào sòng bài, kẻ lại phải ngậm ngùi về nước vì trót ăn cắp vặt hoặc lỡ dính bầu… Đối với một số bạn trẻ, du học là mở toang cánh cửa ăn chơi, tiêu xài thỏa thích.
Trượt đại học ta đi du học
Đối với phần lớn thí sinh, trượt đại học chẳng khác nào tiếng sét ngang tai nhưng với Nguyễn Văn Đức (TP HCM), đó lại là tấm vé cho cậu “sổ lồng”.
Gia đình Đức nổi tiếng giàu mấy đời. Thế nên, ngay sau khi Đức trượt đại học (chuyện chẳng nằm ngoài dự đoán), cậu nhanh chóng được bố mẹ lo cho sang Úc du học.
Những chốn ăn chơi ở Sài thành từ lâu đã trở nên nhàm chán với quý tử nhà đại gia này, thế nên xứ sở Kangaroo là miền đất hứa hẹn nhiều thú tiêu khiển hấp dẫn Tuấn. Cậu chẳng hề lo ngại chuyện xa gia đình vì thực ra cậu chỉ xa ba mẹ chứ túi tiền của họ vẫn rót cho cậu đều đều, thậm chí còn nhiều hơn gấp bội so với lúc ở nhà.
Sang Úc mới được 2 tháng, Tuấn “nướng sạch” 100.000 USD vào sòng bài. Không chịu nổi sức phá của cậu ấm, ông bố bay sang Úc lôi cổ Đức về.
Vũ trường, quán bar, sòng bạc là nơi ngốn nhiều tiền nhất của các
quý tử gắn mác du học. (Nguồn internet)
Với quyết tâm được “sổ lồng” lần nữa, Đức không ngớt lời xin lỗi ba mẹ. Sau một thời gian ra vẻ ăn năn, hối lỗi, cậu được cho đi du học ở Nga.
Rút kinh nghiệm, lần này Đức lừa tiền của ba mẹ khôn ngoan hơn. Đầu tiên cậu nói với ba mẹ rằng tình hình an ninh, trật tự trong ký túc xá không tốt nên phải thuê riêng căn hộ với mức giá 1.000 USD. Tuy nhiên, trên thực tế cậu lại vẫn ở ký túc cho rẻ. Tiền dư, cậu “đầu tư” cho những vụ ăn chơi, thác loạn ở vũ trường, quán bar. Trầy trật mấy năm ròng, Đức không lấy nổi tấm bằng. Cuối cùng cậu lại bị bố mẹ lôi về nước. Lần này họ giữ luôn cậu ấm ở nhà và tự nhủ: “Dù lêu lổng loanh quanh đất Sài Gòn cũng còn hơn để cậu ấm ta tung hoành ở ngoại quốc”.
Dính bầu vì… sành điệu
Video đang HOT
Nguyễn Hương Giang (Hà Nội) là tiểu thư của một gia đình thương gia giàu có. Học hết năm thứ nhất ĐH Ngoại ngữ, cô được bố mẹ cho sang Anh du học tự túc với lý do “học ở nước ngoài mới oai”. Giang thích chơi sang. Cô nàng nhất định không chịu ở ký túc mà đòi bố mẹ thuê riêng cho một căn hộ để ở một mình. Bước chân ra khỏi nhà là Giang leo lên taxi chứ không đời nào cô chịu chen chúc trên những phương tiện công cộng.
Cô nàng cũng thể hiện đẳng cấp của mình trong khoản quần áo, giày dép. Giang kể: “Em thấy các bạn sinh viên Việt Nam thường kiếm đồ Tàu để mua cho rẻ. Nhưng em thì ghét hàng Tàu lắm. Em chỉ thích xài hàng hiệu thôi”.
Giang cho biết, chi phí tằn tiện mỗi tháng của các bạn sinh viên đi du học bằng học bổng Nhà nước khoảng từ 150 đến 200 USD. Với cô, riêng tiền tiêu vặt cũng đã lên tới 500 – 700 USD.
Nhờ túi tiền của bố mẹ, cô sớm lọt vào mắt xanh của nhiều anh chàng cũng là du học sinh Việt Nam. Chẳng lâu sau, Giang “vào tròng” của một kẻ đào mỏ. Cô dính bầu khi sự nghiệp học hành vẫn còn dang dở. Vậy là Giang đành phải ngậm ngùi về nước làm đám cưới, rồi sinh con đẻ cái. Chuyện tấm bằng ngoại đành… “để mai tính”.
Bị đuổi về nước vì ăn cắp vặt
Tương tự trường hợp của Giang, học hết năm thứ 2 ở một trường ĐH tại Hà Nội, Mai được bố mẹ chạy điểm cho suất học bổng đi du học Nhật để được bằng bạn bằng bè.
Từ trước khi đi, Mai đã nổi tiếng là dân chơi, sành điệu và rất sĩ diện. Thế nên sang đến nước ngoài, việc đầu tiên mà Mai làm là chơi cho đã. Cô đi du lịch khắp nơi, mua sắm ở hầu hết các siêu thị lớn của Nhật Bản.
Bỗng một ngày, cả trường xôn xao tin đồn Mai bị trường ĐH bên Nhật đuổi về nước vì tội ăn cắp vặt trong siêu thị. Không ai có thể tin nổi vì với tiềm lực giàu có của gia đình, Mai chẳng có lí do gì để làm chuyện đó.
Chỉ đến khi thấy cô về thật thì bạn bè mới ngã ngửa. Hóa ra cũng chỉ vì sĩ diện, muốn sắm nhiều hàng hiệu, lại thấy siêu thị có vẻ “hớ hênh” nên Mai đã cuỗm ít đồ.
Các đại diện của Singapore gặp gỡ các đối tác Việt Nam
để kêu gọi tham gia chương trình du học hè.
Nói về phong trào du học tràn lan hiện nay, ông Nguyễn Văn Nguyên, chuyên viên tư vấn của một trung tâm du học trên đường Cách Mạng Tháng Tám (TP HCM) cho rằng, nhiều phụ huynh nghĩ cho con đi du học là một lối thoát tốt khi con cái họ bị trượt đại học trong nước. Thế nhưng, họ cần phải cân nhắc khả năng cũng như tính cách của con mình liệu có thích nghi và trưởng thành được khi xa rời sự quản lý của cha mẹ hay không. Bởi nếu không cẩn thận thì các cậu ấm cô chiêu sẽ “du” nhiều hơn là học.
Theo Vietnamnet
Nữ sinh tự trở thành 'nô lệ' sau khi... 'ăn trái cấm'
Sau một thời gian yêu đương, nghe lời mật ngọt của bạn trai, 9x này đã trót "nếm trái cấm". Mặc dù đã được người yêu nhắc nhở chuyện phòng bị, nhưng trong một lần sơ sểnh, cô gái trẻ lỡ "dính bầu".
Cho cưới vì thiếu người "nối dõi tông đường"
L.T.O (sinh năm 1991, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) hiện là sinh viên năm đầu của một trường cao đẳng ở Thái Nguyên. Là gia đình trí thức, bố mẹ cô luôn tự hào: "Con tôi ở nhà chỉ biết ăn với học. Cho con đi học xa nhà tôi chẳng phải lo lắng gì".
Kì học đầu tiên diễn ra êm ả, đột ngột tháng 4/2010 vừa rồi cô con gái rượu vác cái bụng vượt mặt về thú thật hết sự tình với bố mẹ. Trong thời gian đi học xa nhà, lại ở trọ một mình, cô đem lòng yêu một anh chàng quê Thanh Hóa hơn cô đến 11 tuổi.
Sau một thời gian yêu đương, nghe lời mật ngọt của bạn trai, 9X này đã trót "nếm trái cấm". Mặc dù đã được người yêu nhắc nhở chuyện phòng bị, nhưng trong một lần sơ sểnh, cô gái trẻ lỡ "dính bầu". Khi bụng đã lùm lùm sau áo, anh người yêu đem chuyện về bàn với gia đình thì bị họ hàng phản đối kịch liệt vì cho rằng cô dâu còn quá trẻ và nghề nghiệp chưa có, cưới về chỉ thêm gánh nặng.
"Đã trót "lỡ" rồi, nếu sau này yêu ai khác liệu người ta có chấp nhận mình nữa không". Nhiều cô gái đã biến mình thành "nô lệ" của tình yêu với suy nghĩ như vậy.
Chỉ đến khi O. đi siêu âm, biết cái thai trong bụng là con trai thì họ nhà trai mới suy nghĩ lại. Bởi, bên nhà anh chàng này không có cháu trai "nối dõi", nên đã chấp nhận cho con trai cưới cô dâu 9X này. Đám cưới vẫn diễn ra linh đình theo đúng phong cách cưới ở quê. Người đến chúc phúc nườm nượp, kẻ đến xem mặt cô dâu búng ra sữa mà bụng đã vượt mặt cũng không ít.
Ngày đưa dâu, cô gái trẻ không khỏi ngậm ngùi khi nghe xì xào: "May mà nó còn cưới cho đấy, nghe nói là nhờ có con trai mới cưới chứ cái thai là con gái thì thành chửa hoang rồi. Bọn trẻ bây giờ ghê thật, biết chúng nó đi học hay là đi "yêu" nữa".
Sau cưới, cô dâu lại tiếp tục về trường học, đồng lương làm thuê của chồng không đủ chi tiêu nên hai vợ chồng luôn trong tình trạng lục đục suốt ngày. Trước đó, nhà trai cũng nói thẳng: "Lấy vợ về là để sinh con chứ không phải lấy về để nhà này thêm gánh nặng". Bụng mang dạ chửa, lại còn là sinh viên, mọi khoản chi tiêu đều phải ngửa tay xin mẹ chồng nên O. chỉ biết chịu đựng: Thôi thì, tại mình trót lỡ...
Biến mình thành nô lệ của chữ "tình"
H.K, cô sinh viên năm cuối tại Học viện Báo Chí Tuyên truyền đã phải lòng một anh sinh viên đồng hương gần 2 năm. Anh chàng mang mác điển trai, lại là "công tử phố núi" khiến K. chết mê chết mệt. Để chứng tỏ tình yêu và cũng để níu chân người yêu, K. đã trao thân cho bạn trai chỉ sau một thời gian ngắn yêu nhau.
Sau đó, thấy người yêu có những biểu hiện lạ như ít liên lạc, hay bận việc..., K. càng lo sợ, càng yêu và càng ra sức chiều chuộng. K bảo: "Đã trót lỡ rồi sau này nếu yêu ai khác liệu người ta có chấp nhận mình nữa không".
Sau buổi học, K. sang phòng trọ người yêu nấu ăn, đi chợ, giặt giũ.... Nhiều hôm, người yêu đi qua đêm không về, K. cũng đành ngậm ngùi chờ đợi. Mỗi khi nghe phong thanh ông "chồng hờ" của mình có tán tỉnh cô này cô kia, K. cũng chỉ biết "ngậm bồ hòn làm ngọt", ra sức phục vụ, chiều chuộng người yêu hơn để mong anh ta suy nghĩ lại.
Bạn bè biết chuyện khuyên bảo, nhưng cô đều cố ngụy biện là anh ta còn rất yêu mình, chỉ lòng cô mới hiểu. Bởi theo suy nghĩ của K., không ít người biết chuyện cô đi phá thai, hay ăn ở như vợ chồng với anh người yêu hiện tại liệu có người con trai nào khác chấp nhận?
Cũng trót lỡ như K., Diệp Anh là một sinh viên tỉnh lẻ lên Hà Nội trọ học. Qua mạng, Anh yêu một anh chàng ở Phú Thọ. Xa nhau nên cuối tuần, anh người yêu lại bắt xe từ Phú Thọ xuống Hà Nội thăm Diệp Anh. Đã trót "ăn trái cấm", mọi nhất cử nhất động của Anh đều phải theo lời người yêu. Được một thời gian "no xôi chán chè", chàng "sở khanh" này trở mặt, lấy lí do bận việc nên từ chối những lần xuống thăm người yêu.
Sợ bị "đá", Diệp Anh lại khăn gói từ Hà Nội lên Phú Thọ ra sức níu kéo chữ tình. Điều đáng nói là anh chàng này luôn ở trong tình trạng "rỗng túi" và thường xuyên than thở với Diệp Anh. Nhà cô cũng không khá giả gì, nên số tiền đi gia sư hàng tháng Anh đều đem cung phụng hết cho người yêu.
Diệp Anh tâm sự: "Có lúc cảm thấy mình chỉ là thứ anh ta cần những lúc ham muốn, mỗi lần anh ấy xuống Hà Nội thăm mình lại đòi hỏi chuyện ấy, mà mình lại ở chung với hai cô bạn gái. Hai đứa đành đi thuê nhà nghỉ, đến lúc thanh toán tiền phòng, anh ấy bảo đi xe xuống đây hết tiền rồi, mình lại phải móc ví ra".
Kiểu "ăn bánh" mà còn được tiền này khiến người yêu Diệp Anh luôn cố gắng rót vào tai cô những lời hứa hẹn, viễn cảnh ra trường sẽ về với nhau. Những lúc cô tỏ ra mệt mỏi, chán nản anh ta lại đe dọa đầy ẩn ý: "Những chuyện thân mật của anh và em thì chỉ mình biết thôi nhé, lỡ lại đến tai bố mẹ, bạn bè em thì không hay đâu".
Trong thực tế, quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay được giới trẻ nhìn nhận thoáng hơn. Nhưng nhiều bạn trẻ nên chấp nhận nó khi tình yêu đã đủ "chín" để tránh rơi vào những "bẫy tình" do chính mình giăng ra.
Theo Vietnamnet
Nữ sinh liều mình nhét phao thi vào 'chỗ hiểm' Do áp lực đỗ đạt với gia đình, họ hàng, nhiều cậu ấm cô chiêu tìm mọi cách để có một chỗ ngồi trên giảng đường đại học, nhiều người không ngại thử vận may với nghìn lẻ một chiêu quay cóp ngày càng tinh vi thách thức cả giám thị. Giấu phao vào chỗ kín Các chiêu thức như dùng điện thoại...