Cẩu 400 tấn đưa tàu Cát Linh – Hà Đông lên ray đường sắt?
Nguồn tin của PV Dân trí cho biết, dự kiến 23h đêm nay (19/2), cẩu bánh lốp 400 tấn sẽ thực hiện nhiệm vụ nâng các toa tàu lên ray đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội). Điểm đặt đoàn tàu đầu tiên lên hệ thống dự án sẽ là ga La Khê.
Dự kiến trong đêm nay sẽ đặt các toa tàu lên hệ thống đường ray đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông
Hiện biện công tác kiểm tra biện pháp an toàn đang được triển khai để việc vận chuyển các toa tàu lên hệ thống đường ray được đảm bảo tốt nhất.
Theo nguồn tin, hiện những tính toán lớn nhất đang được phía Tổng thầu Trung Quốc cân nhắc là việc sử dụng loại cẩu bánh xích hay bánh lốp để đưa các toa tàu lên ray, bởi 2 loại cẩu này “vênh” nhau rất lớn về chi phí vận hành.
“Với trọng lượng của toa tàu là 35 tấn thì chỉ cần dùng cẩu bánh xích 150 tấn là phù hợp, chi phí rẻ, nhưng nhược điểm là bánh xích nên nếu di chuyển vào công trường sẽ làm hư hỏng đường. Trong khi đó, cẩu bánh lốp hiện đã có sẵn, nhưng việc vận hành chiếc cẩu 400 tấn để nâng toa tàu 35 tấn sẽ tiêu tốn chí phí vận hành rất lớn. Hiện Tổng thầu Trung Quốc đang băn khoăn về việc sử dụng loại cẩu nào, nhưng khả năng cao sẽ sử dụng cẩu bánh lốp” – nguồn tin cho hay.
Các toa tàu Cát Linh – Hà Đông phải sử dụng loại cẩu đặc chủng khoảng 400 tấn để đưa lên ray đường sắt
Video đang HOT
Cũng theo nguồn tin, việc đưa toa tàu lên đường ray được tính toán kỹ lưỡng về mặt thời gian và phương thức thực hiện. Mỗi toa tàu được chuẩn bị đưa lên ray tới khi hoàn chỉnh trên hệ thống sẽ mất khoảng 1 tiếng 15 phút.
“Hiện công tác chuẩn bị đã hoàn tất, nếu phương án sử dụng cẩu lốp 400 tấn được thống nhất thì khoảng 22h đêm nay sẽ tiến hành phong tỏa đường để phục vụ thi công, đến 23h bắt đầu nâng toa tàu đầu tiên. Dự kiến đến 5h sáng ngày 20/2 sẽ hoàn thành đưa cả đoàn tàu lên ga La Khê. Trường hợp Tổng thầu Trung Quốc chưa thống nhất được việc sử dụng loại cẩu nào trong chiều nay thì công việc này sẽ phải lùi lại sang thời gian khác” – nguồn tin tiết lộ.
Quá trình đưa đoàn tàu lên hệ thống ray do Tổng thầu và thầu phụ chịu trách nhiệm cả về chi phí và phương án kỹ thuật. Tư vấn giám sát sẽ giám sát hoạt động này. Trong khi đó, Ban Quản lý dự án Đường sắt – Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm soát các quy trình liên quan.
Các toa tàu vẫn được bọc kín, chỉ hở ra phần gầm máy
Nói về việc sớm đưa đoàn tàu lên ray đường sắt, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, việc này sẽ tạo động lực đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, thực hiện thử nghiệm hệ thống đường sắt theo quy trình. Đoàn tàu có thể sẽ thực hiện chạy không tải để kiểm tra, đánh giá về mặt kỹ thuật và chất lượng.
Đoàn tàu đầu tiên gồm tổ hợp 2 toa có đầu tàu kết hợp và 2 toa khách được vận chuyển bằng xe chuyên dụng siêu trường, siêu trọng về tới Hà Nội vào rạng sáng 19/2. Hiện đoàn tàu đang được tập kết tạm trên đường Lê Trọng Tấn kéo dài – quận Hà Đông, qua khu đô thị Văn Phú.
Được biết, đoàn tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông (là loại hàng hóa đặc chủng), cùng một số trang thiết bị đo kiểm và vật tư dự phòng đã được miễn thuế nhập khẩu vào Việt Nam.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Đã chi bao nhiêu tiền mua sắm đoàn tàu tuyến Cát Linh-Hà Đông?
Những đầu máy và toa tàu đầu tiên trong số 13 đoàn tàu của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vừa về đến Hà Nội.
Đêm qua, những đầu máy và toa tàu đầu tiên phục vụ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã được vận chuyển về Hà Nội.
Những đầu máy và toa tàu khách đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã được vận chuyển về Hà Nội. Ảnh: Hồng Phú
Ông Vũ Hồng Phương - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, đây là lô hàng đầu tiên thuộc 13 đoàn tàu phục vụ dự án được vận chuyển về Hà Nội.
Trọng lượng mỗi đầu máy 35 tấn, dài 19m, cao 3,8m, rộng ngang 2,8m, toa chở khách nặng 32 tấn, các thông số khác đều giống đầu máy.
Theo Ban QLDA Đường sắt, đến nay việc sản xuất, chế tạo 13 đoàn tàu chuẩn B1 bên Trung Quốc đã hoàn thành. 50 toa tàu chở khách sẽ tiếp tục được vận chuyển về Việt Nam trước thời gian vận hành chạy thử. Đầu máy và toa tàu chở khách là 1 trong 12 hạng mục chuyên ngành của dự án.
Ban QLDA Đường sắt cũng cho biết dự án đã giải ngân vốn ODA được 329,3/419 triệu USD chiếm 78,6%. Trong đó, dự án đã giải ngân 21,15 triệu USD để tạm ứng sản xuất các đoàn tàu.
Bên cạnh 13 đoàn tàu, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông còn có 11 hạng mục thiết bị chuyên ngành khác, bao gồm: Thu soát vé tự động (AFC), thiết bị công nghệ khu Depot, cung cấp điện (9 hồ sơ chuyên ngành con), ray tiếp xúc, thang cuốn thang máy, điều hòa thông gió, cấp thoát nước & PCCC, cảnh báo cháy tự động FAS, điện động lực chiếu sáng, hệ thống thông tin và hệ thống tín hiệu.
"Tổng thầu đang tiến hành mua sắm, đấu thầu cho dự án. Hiện tại, đã lựa chọn được nhà cung cấp thiết bị của một số chuyên ngành như: hệ thống Thông tin, hệ thống tín hiệu, AFC, một số thiết bị thuộc chuyên ngành công nghệ khu Depot và hệ thống ray tiếp xúc, dòng điện rò, tủ đóng cắt 750V DC" - đại diện Ban QLDA Đường sắt, Bộ GTVT cho biết.
Dự kiến ngày 15.3, dự án Cát Linh - Hà Đông sẽ bắt đầu lắp đặt thiết bị và hoàn thành ngày 31.7. Đến ngày 31.3, toàn bộ phần xây lắp trang trí kiến trúc bao gồm cả khu Depot sẽ được hoàn thiện. Ngày 1.9 toàn tuyến sẽ được đóng điện và tiến hành chạy thử liên động toàn hệ thống sau ngày 31.9, thời gian chạy thử là từ 3 - 6 tháng.
Dự án có chiều dài 13,05km đi trên cao từ Cát Linh đến Hà Đông, đường đôi, khổ 1.435mm, khổ giới hạn tĩnh không 7,8m, sử dụng kết cấu dầm hộp dài L = 30 - 40m. Toàn tuyến có 12 nhà ga trên cao (bao gồm 2 ga trung chuyển là Cát Linh và Đại học Quốc gia). Khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông, dự án có 13 đoàn tàu (52 toa), khai thác với tần suất 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến, tốc độ thiết kế tối đa 80km/h, tốc độ khai thác bình quân 35km/h. Tổng mức đầu tư ban đầu 552,86 triệu USD tương đương 8.769 tỷ đồng. Trong đó vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD (gồm 169 triệu USD - tương đương 1,2 tỷ nhân dân tệ vay ưu đãi và 250 triệu USD vay ưu đãi bên mua) cho xây lắp, đoàn tàu, thiết bị, đào tạo, vận hành và tư vấn giám sát; vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD cho giải phóng mặt bằng, thuế, phí/lãi và chi phí khác (thẩm tra, quản lý dự án, bảo hiểm...). Sau đó, tổng mức đầu tư dự án đã được điều chỉnh lên 868,04 triệu USD; trong đó phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD); vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).
Theo Danviet
Tàu Cát Linh-Hà Đông đã về đến Hà Nội trong đêm Hai đầu máy và 2 toa tàu chở khách thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), từ Hải Phòng trên 4 chiếc xe siêu trường siêu trọng đã về đến Hà Nội lúc 1h30 sáng ngày 19/2. Khoảng 1h30 ngày 19/2, đoàn xe siêu trường siêu trọng vận chuyển 2 đầu máy và 2 toa tàu...