CATL sắp triển khai dịch vụ thuê và đổi pin xe điện
CATL, ông vua pin xe điện Trung Quốc, đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai dịch vụ cho thuê và đổi pin xe EV, theo Nikkei Asia.
CATL, ông vua pin xe điện Trung Quốc, đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai dịch vụ cho thuê và đổi pin xe EV, theo Nikkei Asia. Các tài xế theo đó có thể sử dụng dịch vụ cung cấp pin và đổi pin mới chỉ trong vòng 1 phút.
CATL hiện đang đối mặt với một loạt thách thức trong việc hiện thực hóa dịch vụ, chẳng hạn như xây dựng cơ sở vật chất và nhận được sự hợp tác từ các nhà sản xuất xe điện. Song nếu CATL, công ty hiện đang thâu tóm khoảng 50% thị trường pin xe điện tại đại lục có thể đưa ra các tiêu chuẩn dưới sự hợp tác của chính phủ Trung Quốc, ngay cả các nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản, Mỹ và châu Âu cũng sẽ phải thích ứng theo.
Tại Amoy, một thành phố cảng lớn tại tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc, CATL đã bắt đầu triển khai dịch vụ đối với các công ty taxi địa phương hồi tháng 4. Những chiếc xe được nâng hạ bằng cơ học nên có thể thay pin từ bên dưới. Người lái xe thậm chí không cần phải ra ngoài trong suốt quá trình thay pin.
Trước đó, CATL đã công bố kế hoạch cung cấp dịch vụ thay pin dưới thương hiệu Evogo thông qua công ty con Contemporary Amperex Energy Service Technology. Một trạm đổi pin đã được xây dựng hồi tháng 6 ở tỉnh An Huy, miền Trung Trung Quốc. Theo Nikkei Asia, CATL dự kiến xây dựng 30 trạm ở Amoy và 20 trạm ở tỉnh An Huy vào cuối năm 2022, đồng thời cung cấp pin cho 10 thành phố trên cả nước.
Mỗi trạm thay pin tiêu chuẩn sẽ rộng khoảng 40 mét vuông với 48 mẫu pin lithium-ion có hình dạng như thanh socola.
Video đang HOT
Mỗi trạm thay pin tiêu chuẩn như vậy sẽ rộng khoảng 40 mét vuông với 48 mẫu pin lithium-ion có hình dạng như thanh socola. Mỗi mẫu pin có thể cung cấp đủ năng lượng để các tài xế có thể đi quãng đường 200km. Tại Amoy, người dùng phải bỏ ra 399 nhân dân tệ, tức khoảng hơn 58 USD để sử dụng dịch vụ Evogo. Họ cũng sẽ phải trả tiền thay pin và chi phí này tương đương với dịch vụ sạc nhanh.
Theo CATL, loại pin có hình dạng như thanh socola có thể được dùng trong 80% các mẫu xe điện hiện có trên thị trường toàn cầu cũng như toàn bộ các loại xe điện ra mắt trong 3 năm tới. Công ty này hiện đang tổ chức các cuộc đàm phán về hợp tác kinh doanh cho một số mẫu xe EV, với sự tự tin rằng các loại xe tương thích với Evogo sẽ tăng lên nhanh chóng.
CATL đang đặt mục tiêu “giữ vững ngôi vương” trên thị trường cung cấp pin xe điện. Quyết định gia nhập thị trường nhanh chóng được thúc đẩy bởi sự kỳ vọng, rằng dịch vụ này sẽ có thể giải quyết tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng sạc pin ở Trung Quốc do doanh số bán xe điện tăng quá nhanh.
Được biết số lượng xe EV, xe lai hybrid và các phương tiện năng lượng mới khác tại Trung Quốc lần đầu tiên chạm mốc 10 triệu chiếc vào cuối tháng 6. Theo Liên minh xúc tiến cơ sở hạ tầng sạc xe điện Trung Quốc (EVCIPA), hiện đại lục đã có 4 triệu trạm sạc xe vào cuối tháng 6, tăng gấp 2 lần so với một năm trước đó. Tuy nhiên, do 60% trong số đó lại là tài sản tư nhân, tình trạng ùn tắc tại các điểm thu phí sạc nhanh công cộng vào các kỳ nghỉ lễ vẫn thường xuyên được ghi nhận.
“Đứng sau CATL là thị trường xe điện với doanh số hàng triệu chiếc và đang tiếp tục tăng lên”, một nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Trung Quốc cho biết.
Giới chuyên gia kỳ vọng dịch vụ cho thuê và đổi pin xe điện sẽ có thể giải quyết tình trạng thiếu trạm sạc.
Giới chuyên gia kỳ vọng dịch vụ cho thuê và đổi pin xe điện sẽ có thể giải quyết tình trạng thiếu trạm sạc. Chính phủ Trung Quốc năm nay đã công bố kế hoạch đặt ra các tiêu chuẩn cho dịch vụ này, đồng thời thúc đẩy việc xây dựng các trạm sạc pin. Mục tiêu xây dựng 300-400 trạm vào năm 2025 đang được các thành phố lớn thiết lập.
Hồi năm 2020, CATL tuyên bố có thể sản xuất được những chiếc pin với tuổi thọ hơn 16 năm và cung cấp năng lượng cho một chiếc ô tô điện chạy quãng đường gần 2 triệu km. Trong khi đó, lúc bấy giờ, những viên pin được sử dụng trong xe Tesla chỉ có tuổi thọ khoảng 8 năm và chỉ chạy được gần 250.000 km.
FPT cùng tỉnh Thừa Thiên Huế hợp tác phát triển y tế thông minh
Với thỏa thuận hợp tác mới ký kết, FPT IS và Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ cùng triển khai nhiều nội dung, trong đó có việc xem xét tích hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh thông minh vào nền tảng Hue-S.
Ngày 18/8, trong khuôn khổ Tuần lễ chuyển đổi số Huế 2022, FPT đã ký kết hợp tác chuyển đổi số tổng thể toàn diện với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với đó, Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS), một công ty thành viên của FPT cũng ký kết hợp tác đẩy mạnh chuyển đổi số ngành y tế với Sở Y tế tỉnh này.
Thừa Thiên Huế là địa phương thứ 22 trên toàn quốc FPT đồng hành hợp tác đẩy mạnh chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Ông Trần Kiên Hảo, Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế và Nguyễn Hoàng Minh, Tổng giám đốc FPT IS ký kết hợp tác.
Theo nội dung của 2 thỏa thuận hợp tác mới được ký kết, tỉnh Thừa Thiên Huế và FPT, FPT IS sẽ tập trung đẩy mạnh hợp tác trong một số lĩnh vực trọng điểm như tư vấn và triển khai các ứng dụng chuyển đổi số, phát triển hệ thống giáo dục liên cấp chất lượng cao, triển khai y tế thông minh, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt...
Cụ thể, trong lĩnh vực y tế thông minh, 2 bên sẽ xem xét tích hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh thông minh vào ứng dụng Hue-S phục vụ việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận.
Đồng thời, thúc đẩy triển khai dịch vụ khám chữa bệnh thông minh bao gồm bệnh án điện tử, bệnh viện thông minh, bệnh viện không giấy tờ; tích hợp nền tảng AI Chatbot, AI Voicebot phục vụ người dân/người bệnh; triển khai hệ thống quản lý hình ảnh (PACS) dùng chung toàn mạng lưới y tế điều trị của tỉnh; xây dựng kiến trúc y tế điện tử hình thành trục tích hợp thông tin quản lý ngành y tế.
FPT IS đang đồng hành cùng hơn 300 bệnh viện và 20 Sở Y tế trên toàn quốc triển khai các giải pháp chuyển đổi số. (Ảnh giải pháp FPT.CaresBook đang được áp dụng tại Bệnh viện Nhi Trung ương)
Trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, FPT phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán dịch vụ công, dịch vụ tiện ích không dùng tiền mặt hoạt động an toàn, hiện đại, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp công nghệ này còn lên kế hoạch tổ chức các chương trình giúp doanh nghiệp và hộ gia đình bán sản phẩm tại Thừa Thiên Huế, đưa các sản phẩm của Thừa Thiên Huế ra toàn quốc thông qua nền tảng thương mại điện tử Sendo.
Hai đơn vị sẽ phối hợp triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn và chuyên sâu về nâng cao nhận thức chuyển đổi số, trang bị kỹ năng số, sử dụng các sản phẩm chuyển đổi số .... cho các cấp lãnh đạo, cán bộ công chức, cán bộ viên chức, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn.
Thừa Thiên Huế luôn được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong công tác chuyển đổi số. Năm 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế đứng thứ 2/63 tỉnh thành về mức độ chuyển đổi số cấp tỉnh. Nền tảng Hue-S sau 3 năm triển khai đã có gần 900.000 tài khoản, 17 triệu lượt truy cập, gần như đã tiếp cận được với hầu hết công dân.
Địa phương này đặt mục tiêu năm 2025 đạt 100% tiêu chí Chính quyền số, hơn 90% dịch vụ công đạt cấp 4, kinh tế số chiếu 15 - 20% GRDP, 100% cơ quan triển khai Cloud và có hơn 300 doanh nghiệp công nghệ số.
Tại Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022 chủ đề "Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội", FPT còn tham gia nhiều hoạt động khác. Đơn cử như, tại khu vực triển lãm, FPT trình diễn 2 sản phẩm tiêu biểu thuộc nhóm các sản phẩm liên quan đến phát triển đô thị thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt là FPT Camera và Foxpay. Trong đó, FPT Camera là giải pháp camera an ninh cho phép giám sát, lưu trữ, quản lý thiết bị camera, dữ liệu và người dùng trên nền tảng điện toán đám mây. Bộ giải pháp thanh toán số Foxpay là sản phầm dành cho người dùng cuối, doanh nghiệp và chính quyền.
HPE GreenLake - Mang trải nghiệm đám mây tới doanh nghiệp Sức mạnh, tốc độ và tính linh hoạt của đám mây được triển khai dưới dạng dịch vụ trong trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp và được quản lý bởi nền tảng HPE GreenLake. Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được sự cần thiết của việc đầu tư hạ tầng tại chỗ để lưu trữ các dữ liệu...