Cắt u cho bệnh nhân 90 tuổi mắc ung thư tuyến giáp
Bệnh nhân nữ, 90 tuổi phát hiện u vùng cổ nhiều năm nay, gần đây, khối u ở cổ to nhanh gây chèn ép vùng cổ, hạn chế vận động cột sống cổ.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, các xét nghiệm cận lâm sàng đánh giá cho thấy: Bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang phối hợp. Bệnh nhân cũng bị các bệnh nội khoa như tăng huyết áp, hở van động mạch chủ.
Công tác thực hiện đánh giá đo chức năng hô hấp để phục vụ gây mê gặp khó khăn không thực hiện được do khối u bệnh lý quá to và tuổi bệnh nhân đã cao.
Sau khi đánh giá toàn diện tình trạng bệnh nhân, được sự phối hợp chặt chẽ của Khoa Gây mê hồi sức, các phẫu thuật viên Khoa ngoại Thần kinh – Lồng ngực đã phẫu thuật thành công cắt bỏ hoàn toàn khối u, nạo vét hạch. Ca mổ thành công không để xảy ra các biến chứng trong mổ và sau mổ.
Video đang HOT
Hiện tại bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục.
Trong những năm gần đây, ung thư giáp đã được phát hiện sớm nhờ vào sự phát triển của kỹ thuật siêu âm tuyến giáp và chọc hút tế bào chẩn đoán. Do đó, khi bệnh nhân được phát hiện bệnh, các khối u thường có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ nhỏ các khối u có kích thước lớn do bệnh nhân chưa có điều kiện tiếp cận các phương pháp chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.
Đối với các trường hợp đến muộn do nhiều lý do khác nhau, khi đến khám, kích thước của bướu giáp đã rất to, gây khó khăn rất nhiều cho công tác đánh giá tình trạng bệnh, gây mê, phẫu thuật cắt bỏ u. Đặc biệt là những khối u này trên đối tượng người cao tuổi, gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thăm dò chức năng trước mổ.
Người phụ nữ được phát hiện mắc ung thư sau khi thấy nuốt khó
Người phụ nữ ở Hà Nội đến Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp kiểm tra và được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp (Hà Nội) vừa phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp cho bệnh nhân L.T.T. (68 tuổi, trú tại Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội).
Trước đó, bà T. bị nuốt nghẹn nên đến cơ sở y tế này thăm khám. Nữ bệnh nhân được các bác sĩ xét nghiệm, siêu âm. Trên hình ảnh siêu âm tuyến giáp, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư, có chỉ định phẫu thuật.
Ê-kíp phẫu thuật đã cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch vùng cổ cho bệnh nhân. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy 2 thùy tuyến giáp rất nhiều nhân cứng, chắc, dính vào tổ chức xung quanh.
Các bác sĩ cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp bị ung thư. Ảnh: BVCC.
Sau mổ, sức khỏe của bà T. ổn định, không khàn tiếng, tê tay. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân này được xuất viện.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Lâm, khoa Ngoại tổng hợp, cho biết ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính. May mắn, căn bệnh này có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%. Đây được cho là bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất so với các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở vùng cổ phía trước. Nhiệm vụ chính của tuyến giáp là tiết ra hormone đưa vào máu và được vận chuyển tới từng mô. Chúng giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, làm cho não, tim và các cơ quan khác luôn ở trạng thái ổn định...
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ bởi có thể tái phát. Ngoài siêu âm vùng cổ và xét nghiệm máu để theo dõi, bệnh nhân phải dùng thuốc hormone (levothyroxine) sau khi cắt tuyến giáp đến cuối đời. Liều hormone phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.
Theo bác sĩ Lâm, tiên lượng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp rất tốt, đặc biệt ở người dưới 45 tuổi và khối u kích thước nhỏ. Thông thường, thời gian sống thêm của bệnh nhân trong vòng 10 năm có tỷ lệ là 100%. Tỷ lệ tử vong do bệnh này rất thấp. Đối với bệnh nhân trên 45 tuổi, u kích thước lớn và xâm lấn, tiên lượng vẫn khá tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát ở nhóm này cao hơn.
3 người trong gia đình mắc ung thư tuyến giáp dù không có biểu hiện bệnh Tình cờ đi khám sức khỏe, cả ba người trong một gia đình đều được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp thể nhú dù chưa có biểu hiện bệnh. Sự tiến triển của ung thư tuyến giáp thường rất âm thầm, các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu. Ảnh minh họa Ngày 30/9, trao đổi với Dân trí, PGS.TS Phạm Cẩm...